Đánh giá về hoạt động điện ảnh và truyền hình TPHCM trong 5 năm qua, Đại hội Hội Điện ảnh TPHCM cho rằng điện ảnh thành phố đã có nhiều thành tựu. Một thị trường phim ảnh đang hình thành và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.

 

Hình thành thị trường phim ảnh

Về mặt quản lý nhà nước, Luật Điện ảnh được Quốc hội thông qua tháng 6-2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh cũng được Quốc hội thông qua trong tháng 6-2009; thêm vào đó, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị nêu rõ việc tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đã góp phần thúc đẩy hoạt động điện ảnh phát triển. Nhờ đó, hoạt động điện ảnh, thị trường điện ảnh tại TPHCM đã hình thành rõ nét.

Nhiều cụm rạp hiện đại mọc lên, kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt, trong 5 năm qua, mùa tết đã trở thành mùa phim Việt thống lĩnh thị trường. Quá trình phát triển đã từng bước khẳng định vị trí của các hãng phim tư nhân trên thị trường phim ảnh. Việc nhập khẩu và phát hành phim cũng chuyển dần về tay tư nhân. Đáng lưu ý, việc phát hành phim ngoại ở Việt Nam đã cùng thời điểm với thế giới, công này thuộc về các hãng tư nhân. Xã hội hóa điện ảnh tại TPHCM được thực hiện tốt, riêng tại thành phố đang có từ 30-40 hãng phim và cơ sở sản xuất phim tư nhân. Số lượng, chất lượng đầu phim tăng lên mỗi năm tạo cho điện ảnh và truyền hình TP sự đa dạng và đầy màu sắc.

Thế nhưng, sự phát triển của điện ảnh đang bị xem là thiếu đồng bộ. Các hãng phim nhà nước do không cạnh tranh nổi với tư nhân đã trở nên tụt hậu. Những khó khăn vì thiếu kinh phí, bộ máy cồng kềnh… khiến các hãng nhà nước khó bắt kịp với tiến trình phát triển chung. Hoạt động của các hãng nhà nước đang được chuyển đổi sang cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên để thay đổi phương thức hoạt động cho hiệu quả hơn.

Tín hiệu lạc quan về chất lượng phim truyện nhựa của Việt Nam cũng được khẳng định. Đó là nhiều tác phẩm đang tiếp cận với điện ảnh nước ngoài, thể hiện sự tìm tòi, khai phá những cách thể hiện mới của các đạo diễn được khán giả đón nhận như Trăng nơi đáy giếng, Mùa len trâu, Chơi vơi…

Nhiều việc cần làm ngay

Trong tiến trình phát triển, đáng tiếc là chưa có những sự hợp tác giữa tư nhân và đơn vị nhà nước để cùng phát huy thế mạnh. Mối quan hệ giữa điện ảnh và truyền hình cũng cần cân nhắc. TPHCM hiện nay được xem là một trung tâm điện ảnh - truyền hình lớn của cả nước. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, điện ảnh đang gặp nhiều khó khăn, nhất là việc giải quyết đầu ra cho tác phẩm, trong khi đó truyền hình lại có thế mạnh này. Giờ phát sóng truyền hình ngày càng nhiều, đòi hỏi số lượng lớn phim và các chương trình nghe nhìn. Thực tế cũng có những sự hợp tác, nhưng hầu hết chỉ mang tính chất riêng lẻ hoặc không thường xuyên.

Nhắc đến phát triển điện ảnh, không thể không nhắc đến đội ngũ sáng tác, biểu diễn. TPHCM tập trung khá đông nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, tuy nhiên không ít trong số này đã lớn tuổi. Chúng ta cũng có một đội ngũ các nhà làm phim trẻ có năng lực, năng động nhưng lại khá mỏng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu làm phim của thị trường. Bổ sung cho lực lượng sáng tác trong nước cũng cần phải kể đến các đạo diễn Việt kiều. Chỉ trong vài năm, qua một số tác phẩm nổi bật, các nhà làm phim Việt kiều đã khẳng định được vị trí của mình, góp phần làm phong phú diện mạo điện ảnh của TPHCM. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu giải trí, điện ảnh thành phố phải gấp rút chuẩn bị một lực lượng kế thừa trong nay mai.

Về phương diện quản lý nhà nước, hội cũng lưu ý vấn đề cải tiến hệ thống duyệt phim, hội đồng duyệt phim, phổ biến phim nước ngoài trên truyền hình và rạp chiếu. “Dường như đã có khá nhiều những bộ phim bạo lực quá mức được phát sóng, vi phạm điều cấm trong Luật Điện ảnh Việt Nam. Có khá nhiều phim mà Hội đồng duyệt phim quốc gia thống nhất không nên cho phổ biến thì sau đó đã thấy xuất hiện trên màn ảnh nhỏ có phụ đề tiếng Việt…” - bà Dương Cẩm Thúy, người vừa được bầu làm Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM nhận xét.

* Đại hội Hội Điện ảnh TPHCM lần thứ VI đã thống nhất bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ 2010-2015 gồm có: bà Dương Cẩm Thúy (Chủ tịch), ông Quyền Linh và bà Ngô Ngọc Ngũ Long (Phó Chủ tịch), các ủy viên gồm: Nguyễn Tường Phương, Phạm Thùy Nhân, Phan Bích Hà, Xuân Cường, Phước Sang, Lý Quang Trung.

* Tại đại hội, 5 gương mặt đạo diễn, diễn viên trẻ nổi bật của điện ảnh TP với nhiều đóng góp và thành tích đối với điện ảnh đã được khen thưởng gồm các diễn viên: Thạch Kim Long, Trần Ngọc Hùng, Lê Phương, Huỳnh Đông và biên kịch, đạo diễn trẻ Huỳnh Thị Ngọc Tâm.

                                                                                    Theo VNN

Các tin khác

Nhà báo Wilfred Burchett (thứ hai từ trái) và Madeleine Riffaud (thứ ba từ trái) thăm Xưởng phim Giải phóng năm 1965
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tân Lạc: Liên hoan tiếng hát măng non Truyền hình lần thứ III năm 2010

(HBĐT) - Ngày 9/6 , Đài PT - TH huyện Tân Lạc phối hợp với phòng VH-TT và Huyện đoàn tổ chức liên hoan tiếng hát măng non trên sóng phát thanh - truyền hình huyện năm 2010.

Hội ngộ trang phục và âm nhạc phương Đông

Sự hội ngộ diễn ra tại sân trước điện Thái Hòa (Huế) vào các đêm 5 và 7-6, với sự có mặt của sưu tập trang phục tám nước phương Đông gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Mông Cổ, Ấn Độ và nước chủ nhà VN.

Văn học Việt Nam trên đất Mỹ và sứ mệnh hòa giải

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ Việt - Mỹ còn căng thẳng, các nhà ngoại giao, chính khách của hai bên còn chưa đến được đất nước của phía bên kia thì đã có một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam (VN) đặt chân lên nước Mỹ. Cùng với hành trang là những tác phẩm văn chương của VN như Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)..., các nhà văn VN đã đặt những bước chân đầu tiên vào cuộc hành trình xóa bỏ hận thù bằng văn học.

Xã hội hoá sản xuất phim truyền hình: Thiếu đồng bộ, nguy cơ đi vào ngõ cụt

Những bộ phim của các nhà sản xuất phim xã hội hoá ngày càng có nhiều cơ hội phát sóng trên các kênh đài trong cả nước, nhưng với họ đó chỉ mới là “cánh cửa hờ”. Hơn thế, dù chỉ mới bắt đầu nhen nhóm nhưng dòng phim xã hội hoá đã bộc lộ không ít điều đáng lo.

FESTIVAL Huế 2010: Tái hiện Lễ tế Nam Giao

Tối 9-6, tại đàn Nam Giao (TP Huế) đã diễn ra Lễ tế Nam Giao (tế Giao), là một trong những lễ hội lớn tại Festival Huế 2010 với hơn 1.000 người tham gia với đầy đủ đạo cụ, phục trang, nghi trượng, cờ phướn cùng 1.000 chiếc đèn lồng thắp sáng quanh đàn tế, 1.000 bông sen trắng được dâng trên các án thờ...

Dự án âm nhạc về Nghìn năm Thăng Long: Thách thức đưa lại cảm hứng

Vừa hoàn thành phần nhạc phim cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", nhạc sĩ Quốc Trung lại bắt tay vào hai dự án nhạc phim mới mừng đại lễ nghìn năm: "Trần Thủ Độ" - đạo diễn Đào Duy Phúc và "Long thành cầm giả ca" - đạo diễn Đào Bá Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục