Nhà báo Wilfred Burchett (thứ hai từ trái) và Madeleine Riffaud (thứ ba từ trái) thăm Xưởng phim Giải phóng năm 1965
Với thực tiễn công việc của một người tham gia những phim về lịch sử và truyền thống dân tộc, nhiều năm liền tôi trăn trở về những thước phim tư liệu, mà những nhà làm phim tiền bối đã thực hiện từ chiến trường đẫm máu và nóng bỏng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ.
Nhiều người làm phim đã ngã xuống, những thước phim của họ được mang về các cơ quan tuyên huấn, đến thủ đô Hà Nội, còn vương dấu máu. Hầu hết họ hy sinh ở tuổi còn rất trẻ, với mơ ước sâu thẳm, mong những thước phim tư liệu mà họ đổi bằng máu được trường tồn, được nhiều người biết đến.
Và thật vậy, lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam nói chung và Nam bộ nói riêng, đã ghi nhận những bộ phim tư liệu, tài liệu quý báu của một thời giữ nước. Với những máy quay cũ kỹ, cách tráng và dựng phim rất sáng tạo, độc đáo; những kỳ công, lòng dũng cảm khi tiếp cận chiến trận, các nhà làm phim thời ấy đã làm nên những tác phẩm điện ảnh được xem là “Những kỳ tích và huyền thoại có thật”, góp phần to lớn vào sự nghiệp chung của dân tộc.
Những phim tư liệu lịch sử thời ấy thực sự là những báu vật cho đời sau. Từ “Trận Mộc Hóa” - bộ phim chiến sự đầu tiên của Khu 8, các nhà làm phim Mai Lộc, Khương Mễ, Vũ Sơn đã ghi lại những hình ảnh độc đáo của cuộc kháng chiến Nam bộ. Nếu không có họ, làm sao chúng ta tận mắt chứng kiến những đợt xung phong anh dũng của những người lính vệ quốc đầu tiên, viên đồn trưởng Bertrand đầu hàng trong trận Mộc Hóa…
Để có được “chiến công” làm nức lòng quân dân, khiến bà con ào ào đi xem phim “Trận Mộc Hóa” trên bờ kênh Dương Văn Dương và tiếp theo những kỳ tích khác, tổ Nhiếp - Điện ảnh Nam bộ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy.
Để đối phó với sự rình rập, tiêu diệt của kẻ thù, những nhà làm phim đã phải chôn đồ nghề xuống bùn, đã tráng phim ngay trong lòng địch, vượt qua đồn bót địch chở nước đá về phục vụ việc in tráng phim bằng guồng inox trong thùng gỗ có chèn nước đá, tráng phim không cần điện, nhiều phim được in bằng đèn măng xông… Chiếc ghe buồng tối của đạo diễn Khương Mễ đã phải luồn lách tránh tầm bom na-pan của địch.
Họ đã làm nên diện mạo độc đáo của điện ảnh cách mạng Nam bộ. Máy quay ngày ấy cồng kềnh, nên khi tác nghiệp, những nhà quay phim là mục tiêu tiêu diệt hàng đầu của kẻ thù. Vì lẽ đó, hàng trăm nhà quay phim của Xưởng phim Giải phóng Nam bộ, của Điện ảnh Quân giải phóng miền Nam, Điện ảnh Giải phóng miền Trung…, được gọi chung là “Điện ảnh cách mạng Nam bộ” đã ngã xuống trên đường làm nhiệm vụ. Đó không chỉ là những đạo diễn, quay phim nổi tiếng đã góp phần làm nên những bông sen rực rỡ mà còn là những con người làm công việc chuyên môn thầm lặng trong một góc rừng, đã ngã xuống vì bom pháo, biệt kích, rắn độc, sốt rét…
Thế hệ chúng tôi lớn lên sau chiến tranh, khi thực hiện những bộ phim lịch sử gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm lại, mua lại những phim tư liệu quý báu ấy. Hầu hết đó là phim nhựa, nằm trong các viện lưu trữ phim, Xưởng phim tài liệu Trung ương, Xưởng phim Quân đội…
Đại hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh mở ra nhiều cơ hội, thách thức cho những người hoạt động điện ảnh, nhiều kế hoạch sáng tác, đối ngoại, đầu tư vật chất cho nền điện ảnh đầy triển vọng, lạc quan. Nhưng với lòng yêu mến những thước phim lịch sử thấm máu bao chiến sĩ, mong rằng Nhà nước, những người làm công tác điện ảnh có kế hoạch cứu lấy những thước phim tài liệu này, bởi thời gian có sức công phá dữ dội. Và khi làm phim tài liệu về đề tài lịch sử, chiến tranh, làm sao để việc tra cứu tư liệu, mua phim được dễ dàng.
Tôi ao ước một ngày những phim nhựa ấy dễ dàng chuyển qua đĩa, phổ biến sâu rộng vào trường học, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, giáo dục cho thế hệ trẻ, bởi những hình ảnh ấy tự thân đã có sức thuyết phục mạnh mẽ trái tim con người.
Theo SGGP
Sự hội ngộ diễn ra tại sân trước điện Thái Hòa (Huế) vào các đêm 5 và 7-6, với sự có mặt của sưu tập trang phục tám nước phương Đông gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Mông Cổ, Ấn Độ và nước chủ nhà VN.
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ Việt - Mỹ còn căng thẳng, các nhà ngoại giao, chính khách của hai bên còn chưa đến được đất nước của phía bên kia thì đã có một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam (VN) đặt chân lên nước Mỹ. Cùng với hành trang là những tác phẩm văn chương của VN như Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)..., các nhà văn VN đã đặt những bước chân đầu tiên vào cuộc hành trình xóa bỏ hận thù bằng văn học.
Những bộ phim của các nhà sản xuất phim xã hội hoá ngày càng có nhiều cơ hội phát sóng trên các kênh đài trong cả nước, nhưng với họ đó chỉ mới là “cánh cửa hờ”. Hơn thế, dù chỉ mới bắt đầu nhen nhóm nhưng dòng phim xã hội hoá đã bộc lộ không ít điều đáng lo.
Tối 9-6, tại đàn Nam Giao (TP Huế) đã diễn ra Lễ tế Nam Giao (tế Giao), là một trong những lễ hội lớn tại Festival Huế 2010 với hơn 1.000 người tham gia với đầy đủ đạo cụ, phục trang, nghi trượng, cờ phướn cùng 1.000 chiếc đèn lồng thắp sáng quanh đàn tế, 1.000 bông sen trắng được dâng trên các án thờ...
Vừa hoàn thành phần nhạc phim cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", nhạc sĩ Quốc Trung lại bắt tay vào hai dự án nhạc phim mới mừng đại lễ nghìn năm: "Trần Thủ Độ" - đạo diễn Đào Duy Phúc và "Long thành cầm giả ca" - đạo diễn Đào Bá Sơn.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - vừa có văn bản đồng ý với đề nghị của Hội Khoa học lịch sử VN về việc thực hiện dự án nói trên.