Theo nhà nghiên cứu, tiến sĩ sử học Trần Đình Luyện (Nguyên giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh), loại hình sinh hoạt ca trù vốn là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa xưa ở nhiều làng xã vùng Kinh Bắc, Bắc Ninh.

 

Ca trù đã phát triển ở không gian rộng, đa dạng với nhiều hình thức và có mối quan hệ khá mật thiết với vùng tổ ca trù ở Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Sách “Bắc Ninh dư địa chí“ cho biết Bắc Ninh vào thế kỷ thứ 19 có khá nhiều nơi có phường hát ca trù hay còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu.

Đặc biệt, ở nhiều nơi có không ít dòng họ làm nghề ca công, nhiều làng hát ca trù chuyên nghiệp tiêu biểu còn tồn tại cho đến ngày nay như Thanh Tương (huyện Thuận Thành) và Tiên Du, thị trấn Lim (huyện Tiên Du)...

Hiện tại, số nghệ nhân và ca nương có khả năng hát, kéo đàn đáy, đánh trống trầu còn lại rất ít và có nguy cơ bị mai một dần. Hai năm trở lại đây, ở một số địa phương nhân dân đã tự phát có nhiều hình thức hoạt động để khôi phục và phát triển lại ca trù.

Làng Tiểu Than, xã Vạn Ninh (huyện Gia Bình) người dân tự tìm tòi, học hỏi các nơi, đón các nghệ nhân về làng truyền dạy. Làng Thanh Tương xây dựng câu lạc bộ ca trù, tập hợp hàng chục nghệ nhân, thanh thiếu niên có khả năng ca hát, say mê luyện tập ca trù trở thành một làng tiêu biểu duy trì được sinh hoạt văn hóa ca trù truyền thống...

Tuy nhiên, hiện tại việc khôi phục, gìn giữ ca trù ở tỉnh Bắc Ninh vẫn đang ở trong tình trạng mờ nhạt và kém hiệu quả. Để ca trù không bị mai một, Bắc Ninh rất cần có nhiều giải pháp đồng bộ về giúp đỡ, đầu tư nguồn lực, tiền vốn, xây dựng phong trào ca hát quần chúng ở cơ sở./.

                                                                                Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Văn học Việt Nam trên đất Mỹ và sứ mệnh hòa giải

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ Việt - Mỹ còn căng thẳng, các nhà ngoại giao, chính khách của hai bên còn chưa đến được đất nước của phía bên kia thì đã có một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam (VN) đặt chân lên nước Mỹ. Cùng với hành trang là những tác phẩm văn chương của VN như Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)..., các nhà văn VN đã đặt những bước chân đầu tiên vào cuộc hành trình xóa bỏ hận thù bằng văn học.

Xã hội hoá sản xuất phim truyền hình: Thiếu đồng bộ, nguy cơ đi vào ngõ cụt

Những bộ phim của các nhà sản xuất phim xã hội hoá ngày càng có nhiều cơ hội phát sóng trên các kênh đài trong cả nước, nhưng với họ đó chỉ mới là “cánh cửa hờ”. Hơn thế, dù chỉ mới bắt đầu nhen nhóm nhưng dòng phim xã hội hoá đã bộc lộ không ít điều đáng lo.

FESTIVAL Huế 2010: Tái hiện Lễ tế Nam Giao

Tối 9-6, tại đàn Nam Giao (TP Huế) đã diễn ra Lễ tế Nam Giao (tế Giao), là một trong những lễ hội lớn tại Festival Huế 2010 với hơn 1.000 người tham gia với đầy đủ đạo cụ, phục trang, nghi trượng, cờ phướn cùng 1.000 chiếc đèn lồng thắp sáng quanh đàn tế, 1.000 bông sen trắng được dâng trên các án thờ...

Dự án âm nhạc về Nghìn năm Thăng Long: Thách thức đưa lại cảm hứng

Vừa hoàn thành phần nhạc phim cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", nhạc sĩ Quốc Trung lại bắt tay vào hai dự án nhạc phim mới mừng đại lễ nghìn năm: "Trần Thủ Độ" - đạo diễn Đào Duy Phúc và "Long thành cầm giả ca" - đạo diễn Đào Bá Sơn.

Đồng ý chủ trương thực hiện dự án “Nổi trống lạc hồng”

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - vừa có văn bản đồng ý với đề nghị của Hội Khoa học lịch sử VN về việc thực hiện dự án nói trên.

Những thông điệp về môi trường tại Festival Huế

Một trong những chương trình đặc sắc được chờ đợi, mang tính truyền thống của Festival Huế là lễ hội áo dài đã diễn ra vào tối ngày 8.6. Với chủ đề “Vọng thiên niên” - hướng về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, lễ hội áo dài năm nay diễn ra trên nền nhạc là những bài hát về Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục