Nhiều nghệ sĩ đã bức xúc như vậy khi nói về vai trò của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) trong việc tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm được giải thưởng của Hội. Vì thế những tác phẩm mang tính định hướng trong sáng tác, có sự thẩm định của các nhà chuyên môn không đến được với công chúng. Nhưng cũng phải thừa nhận, bức tranh toàn cảnh âm nhạc VN 5 năm qua đầy sôi động.

Những điều làm được

Theo Chủ tịch Hội – nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, trọng tâm của nhiệm kỳ vừa qua là hướng tới hoạt động của các cơ sở - nơi sinh ra các động lực, các sáng tạo âm nhạc. Thành lập các chi hội mới, phát triển hội viên, liên tục tổ chức các đợt đi thực tế sáng tác, tổ chức tốt các trại sáng tác hàng năm, đặc biệt Hội đã có sáng kiến phối hợp với chi hội cơ sở tổ chức 10 festival vùng miền. Lần đầu tiên, festival âm nhạc khu vực đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức như mở đầu cho sự liên kết hiệu quả giữa tổ chức Hội và các chi hội trong việc hỗ trợ hoạt động của các hội viên.

Chuẩn bị cho Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội đã động viên, khuyến khích các hội viên tham gia vào các chương trình hướng tới ngày lễ trọng đại này. Hội tự hào có 5 tác phẩm lớn viết về 1000 năm Thăng Long. Hội vận động các hội viên tham gia hưởng ứng cuộc vận động sáng tác và quảng bá các tác phẩm âm nhạc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Năm nay, lần đầu tiên Hội NSVN sẽ tổ chức Ngày âm nhạc VN (3/9) – ngày mà có sự kiện Bác Hồ chỉ huy dàn hợp xướng hát bài ca Kết đoàn tại vườn hoa Phủ Chủ tịch.

 Những buổi biểu diễn hiếm hoi của Dàn nhạc giao hưởng.

Những điều chưa làm được

Trong tình hình mà hoạt động âm nhạc phức tạp và nhộn nhạo như hiện nay, ai ai cũng sáng tác, cơ quan nào cũng có thể tự đặt ra các sân chơi, các cuộc thi âm nhạc... mà chờ đợi sự “với tay” của Hội NSVN tới tất cả thì quả là sự kỳ vọng quá lớn. Nhưng về mặt nào đó, trong hoạt động của mình, vai trò của Hội cũng chưa làm thỏa mãn nhạc sĩ và công chúng.

Các tác phẩm được giải thưởng hàng năm của Hội chưa được vang lên, xã hội chưa được hân hoan đón mừng. Vẫn còn những khoảng cách quá lớn giữa dòng nhạc mà Hội NSVN đang chăm sóc với công chúng. Cũng vì lẽ đó mà dòng nhạc chính thống được công chúng yêu mến từ những thập kỷ trước dường như khó hòa nhập được vào dòng chảy âm nhạc hiện nay bởi không đan cài được với dòng nhạc cho giới trẻ đang chiếm lĩnh ưu thế trong thị trường âm nhạc. Cái khoảng cách lớn nhất trong đời sống âm nhạc hiện nay có lẽ là giữa thanh nhạc và khí nhạc. Tất nhiên để một tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là khí nhạc có đời sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ phụ thuộc vào Hội NS, vào nhạc sĩ mà còn phụ thuộc vào xã hội. Nhưng ở một góc độ nào đó, nếu các nhạc sĩ được Hội quan tâm hơn sẽ khuyến khích họ có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Chẳng hạn nâng cao tri thức âm nhạc cho các nhạc sĩ trẻ bằng việc gửi ra nước ngoài đào tạo,  mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, mời các giáo sư nước ngoài và trong nước giảng dạy...

Có người đã đặt câu hỏi một cách gay gắt: Hội NSVN là cơ quan cao nhất trong lĩnh vực âm nhạc, vậy Hội đã làm gì cho sự phát triển của nền âm nhạc VN? Chưa bao giờ đất nước ta nhiều tác giả, nhiều ca khúc như hiện nay, nhưng trong tình trạng loạn nhạc, loạn ca khúc như thế này thì nền âm nhạc lại đang có thiên hướng bị lệch. Dòng âm nhạc bác học để đánh giá nền văn minh của một quốc gia thì lại quá yếu. Âm nhạc thính phòng, opera, giao hưởng từng có thời hưng thịnh thì bây giờ èo uột. Vì thế rất nhiều sinh viên học ở Học viện Âm nhạc quốc gia cũng phải lao vào dòng nhạc thị trường để tồn tại. Hiếm hoi lắm mới có người theo đuổi và đam mê với dòng nhạc cao cấp này, bởi như thế đồng nghĩa với việc họ phải hy sinh rất nhiều thứ. Trong bối cảnh như thế, nền âm nhạc VN chỉ có những tác phẩm nhỏ, thiếu những tác phẩm đồ sộ là lẽ đương nhiên và điều đó cũng ảnh hưởng tới tinh thần và thái độ của xã hội. Cũng có ý kiến cho rằng Hội NSVN nên thành lập một ban nhạc (trong tay Hội, thành phần hội viên rất phong phú) để biểu diễn các tác phẩm của hội viên. Được biết lâu nay, việc phổ biến tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là những tác phẩm được giải thưởng của Hội, trong cơ cấu BCH cũng không cắt đặt ra bộ phận nào làm việc bắc cầu đưa tác phẩm đến công chúng.

... Và hy vọng sẽ làm được

Với chức năng là một tổ chức chính trị, nghề nghiệp, tầm quản lý của Hội NSVN với nền âm nhạc nước nhà là tham vấn với nhà nước, không có tư cách pháp lý, nên sẽ bị giới hạn trong phạm vi hoạt động.

Thế nhưng, được biết trong phương hướng nhiệm kỳ tới, Hội đề cao việc phối hợp với các cơ quan truyền thông để đẩy mạnh việc tuyên truyền hoạt động âm nhạc, tập trung vào việc nâng cao tính chuyên nghiệp gắn với các hoạt động âm nhạc, tham gia vào các chương trình âm nhạc lớn bằng việc trao giải thưởng... Đặc biệt trong Điều lệ mới đã đề ra việc thành lập Phòng kinh tế, chủ động làm kinh tế để có kinh phí đưa tác phẩm vào đời sống. Bên cạnh đó có Đề án xây dựng trung tâm hoạt động âm nhạc cho thiếu nhi – một mảng lâu nay dường như thả nổi; thành lập Câu lạc bộ nhà báo với âm nhạc... Một nền âm nhạc chuyên nghiệp phát triển mạnh sẽ tạo sự cộng hưởng văn hóa đối với xã hội. 

                                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Dân ca dân tộc Mường - nét văn hóa đậm đà bản sắc được tôn vinh trong Lễ hội Khai Hạ Mường Bi
Khách xem triển lãm ảnh “Nỗi đau còn đó”.
Không có hình ảnh

Lấy đâu phim hay để chiếu?

Ngày đầu thực hiện nghị định 54/CP, rạp chiếu phim không có đủ nguồn phim Việt để chiếu; nhiều đài truyền hình địa phương không có tiền sản xuất phim

Vũ hội cổ điển làm từ thiện tại Hà Nội

Giữa tháng 11, vũ hội Vienna Charity Ball với mục đích từ thiện sẽ được tổ chức tại khách sạn Melia Hà Nội, với sự tham gia của 26 vũ công không chuyên đến từ một số trường Đại học và THPT ở Hà Nội. Đây là sáng kiến của Ngài Đại sứ nước CH Áo George Heindl và Phu nhân, bà Neline Koornneef Heindl, nhằm quyên góp và dành toàn bộ tiền vé thu được ủng hộ trẻ em tại làng trẻ Hữu Nghị (Vân Canh, Hà Nội).

60 thanh thiếu nhi tham gia trại hè thiếu nhi Hoà Bình năm 2010

(HBĐT) - Ngày 7/7, Trung tâm Hoạt động TTN tỉnh đã tổ chức khai mạc Trại hè thiếu nhi Hoà Bình năm 2010. Tham gia trại hè có 50 thiếu niên, nhi đồng đến từ các trường tiểu học, THCS của các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, Kỳ Sơn, TPHB và các bạn thiếu nhi đang theo học ở Trung tâm. Trại hè còn có sự tham gia của 9 thanh niên đến từ nước Singapore.

Nhà văn hoá thiếu nhi huyện Cao Phong chuẩn bị đi vào hoạt động

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tiến hành nghiệm thu công trình Nhà văn hoá thiếu nhi huyện có tổng trị giá đầu tư hơn 5,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện và nguồn thu xổ số kiến thiết.

Nhân Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá VIII: Nhiệm kỳ mới và hy vọng mới

Còn như vẹn nguyên cái không khí vui mừng sau đại hội nhiệm kỳ VII vào tháng 8.2005 với sự hiện diện của những thành viên mới trong Ban Chấp hành như NSND Quang Thọ, nhạc sĩ Trọng Đài và cuộc bàn giao "ngoạn mục" vị trí Chủ tịch hội giữa Giáo sư - NSND Trọng Bằng - đại diện thế hệ cha anh với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - đại diện cho thế hệ trẻ hôm nay.

Quản lý dịch vụ văn hóa công cộng – ngăn ngừa sự “biến thiên”

(HBĐT) - Anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Hoạt động văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh ta không quá sôi động và cũng không đầy đủ các loại hình. Những năm qua, các hoạt động văn hoá công cộng diễn ra tương đối nghiêm túc, tuân thủ theo quy định pháp luật. Ngành văn hoá đã có sự kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa sự “biến thiên” của các hoạt động văn hoá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục