Ngày đầu thực hiện nghị định 54/CP, rạp chiếu phim không có đủ nguồn phim Việt để chiếu; nhiều đài truyền hình địa phương không có tiền sản xuất phim

 
Hôm qua, 7-7, Nghị định số 54/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh bắt đầu có hiệu lực nhưng dường như không được mấy ai trong cuộc quan tâm thực hiện. Qua khảo sát tại các rạp chiếu phim và nhiều đài truyền hình trong ngày 7-7 cho thấy mọi thứ vẫn không có gì thay đổi, nghĩa là phim Việt rất hiếm hoi ở rạp và phim ngoại vẫn chiếm tỉ lệ vượt khung trên màn ảnh truyền hình.
 
Phim Anh em nhà bác sĩ phiên bản Việt do đài PTTH Vĩnh Long hợp tác với tư nhân sản xuất, sẽ lên sóng THVL1 vào ngày 11-7. Ảnh: C.T.V
 
Rạp chiếu bất lực
 
Điểm nhấn quan trọng nhất trong Nghị định 54/CP là quy định “phim truyện VN phải đạt ít nhất 20% buổi chiếu so với tổng số buổi chiếu của các rạp”. Quy định này tưởng như tạo một cú hích cho phim Việt phát triển nhưng đó chỉ là lý thuyết. Còn thực tế không giản đơn như vậy.
 
Bà Thúy Vi, quản lý rạp Megastar tại Hà Nội, cho biết: “Khó khăn ở đây không phải từ phía rạp mà từ chính các nhà sản xuất phim, nói cách khác là không có phim VN để chiếu chứ không phải rạp không muốn chiếu.
 
Mỗi năm chỉ có khoảng 7-8 phim VN ra mắt, nguồn phim ít ỏi như vậy thì không thể nào bảo đảm  phim Việt chiếm 20% trong tổng số phim nước ngoài chiếu ở 10 phòng chiếu của Megastar”.
 
Ông Bùi Văn Lựu, Giám đốc cụm rạp Đống Đa-TPHCM, cảm thán: “Nếu phim có khách như Để Mai tính thì đến giờ rạp chúng tôi vẫn chiếu đấy thôi. Còn phim dở thì làm sao chiếu được vì có ai chịu bỏ tiền ra mua vé. Lôi phim cũ ra chiếu lại càng không có người xem. Dẫu biết nếu không bảo đảm  tỉ lệ trên, rạp sẽ bị kiểm tra, xử phạt nhưng nếu phạt cũng đành chịu. Thôi thì tới đâu hay tới đó vậy”.
 
Đánh giá về những quy định mới của NĐ 54/CP, bà Thúy Vi cho rằng quy định này chưa phù hợp với tình hình phát hành hiện tại. “Không lẽ một bộ phim lại chiếu kéo dài để đủ chỉ tiêu 20% buổi chiếu? Đó thực sự không phải là một phương án thông minh của các nhà kinh doanh”.
 
Đồng tình với ý kiến này, ông Bùi Văn Lựu nói: “Chiếu một phim không hay, chỉ có vài người xem thì rất lãng phí vì tốn kém chi phí”. Hiện trung bình mỗi tuần, có hai phim ngoại mới ra rạp, một năm hơn 100 phim. Nếu thực thi đúng nghị định này thì phải có 20 phim VN được sản xuất/năm nhưng thực tế một năm, điện ảnh chỉ sản xuất khoảng phân nửa con số đó.
 
Bắt ép các rạp phải dành rạp cho phim Việt nhưng phim không hay và không đủ phim để chiếu thì chẳng khác nào ép chủ rạp đi vào chỗ phá sản. Vì nếu không tuân thủ thì bị phạt, còn tuân thủ thì thất thu, không có lương trả cho nhân viên vì cơ chế kinh doanh của các rạp là tự chủ tài chính”.
 
Kẻ ăn không hết, người lần không ra
 
Nếu như các chủ rạp lo lắng về việc không biết làm cách nào để bảo đảm  con số 20% phim Việt chiếu ở rạp thì các đài truyền hình lại rơi vào tình trạng “nhà giàu” khá thong dong, còn “nhà nghèo” phải giật gấu vá vai trước quy định thời lượng phim Việt phát sóng phải đạt 30% tổng thời lượng phát sóng phim truyện.
 
Đài Truyền hình VN và Đài Truyền hình TPHCM có thể coi là những “đại gia” sản xuất phim truyền hình Việt, có trong tay vài trăm tập phim mỗi năm, do các hãng phim của đài sản xuất và đặt hàng các hãng phim tư nhân sản xuất theo phương thức xã hội hóa nên quy định này có khi còn thấp hơn mức phim truyện VN mà hai đài này phát sóng theo nhu cầu của khán giả.
 
Ông Vũ Ngọc Minh, Phó Giám đốc Đài PTTH Hà Nội, cũng cho biết tỉ lệ 30% phim VN phát sóng đã được đài thực hiện từ lâu, nếu nâng lên 50% thì phải hơi cố gắng.
 
Cũng theo ông Minh, ngoài phim do đài tự sản xuất, việc ký hợp đồng mua phim hoặc hợp tác sản xuất với các hãng phim tư nhân cũng không đến nỗi khó khăn.
 

Nếu không tuân thủ thì bị phạt; tuân thủ thì thất thu, không có lương trả cho nhân viên.

Những đài lớn có phim mới để chiếu, còn những đài địa phương thuộc hàng có “máu mặt” tìm đến giải pháp mua phim cũ của các đài lớn để chiếu lại.
 
Bà Thu Sương, Phó Giám đốc Đài Truyền hình Đồng Nai, nói: “Trước đây, giá một tập phim bán chỉ 2-3 triệu đồng nhưng hiện nay đã tăng lên 7-8 triệu đồng. Tháng 10 tới, đài sẽ ký hợp đồng sản xuất phim truyền hình với hãng Phước Sang nhằm chủ động có phim mới để phát chứ không mua phim cũ như hiện nay. Lúc đó, đài cũng sẽ mở thêm giờ vàng dành cho phim Việt lúc 20 giờ trên kênh Đồng Nai 1.
 
Tương tự, Đài Truyền hình Vĩnh Long cũng cho biết đã chủ động hợp tác với tư nhân sản xuất để có phim mới phát sóng.
 
Tuy nhiên, đối với những đài truyền hình “nhà nghèo” thì việc thực hiện quy định này không dễ chút nào. Bà Kim Ánh, Phó trưởng Ban Chương trình Đài PTTH  Đà Nẵng, cho biết: “Tỉ  lệ 30% phim Việt phát sóng trên mỗi đài không hẳn là quy định quá khó đối với các đài địa phương nhỏ lẻ vì 2 năm nay chúng tôi cũng bảo đảm được tỉ lệ này. Có điều, phim phát sóng toàn phim cũ, mua lại của các đài lớn. Còn tự làm phim để phát thì chúng tôi không thể làm nổi vì quá tốn kém”.
 
Bà Ánh cho rằng: “Với quy định này, tôi e rồi đây phim truyền hình Việt sẽ được sản xuất ồ ạt chạy theo số lượng, cốt để các đài lấp đầy sóng nên khó bảo đảm chất lượng. Khi đó, phim dở cũng phải mua vì không mua thì lấy gì phát, trong khi đài không tự sản xuất được”.
 
Xem ra, việc thực thi Nghị định 54/CP đối với rạp chiếu phim và nhiều đài truyền hình tỉnh lẻ là nhiệm vụ bất khả thi.
 
 
                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các em thiếu niên, nhi đồng cùng tham gia trò chơi với các thanh niên Singapore.
Công trình nhà văn hoá thiếu nhi huyện Cao Phong đã hoàn thành, nghiệm thu.
Một số đại biểu Đại hội VII (5.2005) trước Nhà hát Lớn TP.Hà Nội.

Quản lý dịch vụ văn hóa công cộng – ngăn ngừa sự “biến thiên”

(HBĐT) - Anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Hoạt động văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh ta không quá sôi động và cũng không đầy đủ các loại hình. Những năm qua, các hoạt động văn hoá công cộng diễn ra tương đối nghiêm túc, tuân thủ theo quy định pháp luật. Ngành văn hoá đã có sự kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa sự “biến thiên” của các hoạt động văn hoá.

Cuộc thi Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010: Thêm 24 người đẹp lọt vào vòng bán kết

Hôm qua 5/7, vòng sơ tuyển Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010 - khu vực phía Nam và TPHCM đã diễn ra rất sôi động, hồi hộp và hấp dẫn với sự góp mặt của hơn 80 gương mặt tham dự, gần như đều có thể hình đẹp, ứng xử thông minh...

Bí mật xác ướp cổ đại được phơi bày

Từ một chiếc quách Ai cập được trang trí tinh xảo tới thi thể còn nguyên vẹn của một con khỉ mặc váy... một cuộc triển lãm mới tại Los Angeles, Mỹ, làm hé lộ những bí ẩn cổ xưa nhất của xác ướp.

10 công trình trọng điểm sẽ hoàn thành trước Đại lễ

Thông tin trên đã được đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đưa ra trước các nhà báo trong buổi giao ban báo chí định kỳ chiều ngày 5/7, diễn ra tại Thành ủy Hà Nội.

Chờ tác phẩm chín muồi hơn

Tại Hội thảo về điện ảnh Ðông Nam Á thường niên lần thứ 6 ở TP.HCM kết thúc hôm 4-7, bốn đạo diễn Việt kiều là Nguyễn Trọng Khoa, Charlie Nguyễn, Ðoàn Minh Phượng và Victor Vũ đã tỏ ra thẳng thắn khi chia sẻ với hơn 50 đồng nghiệp trong nước và thế giới về kinh nghiệm làm phim ở VN.

Xây dựng đời sống âm nhạc lành mạnh, phong phú, hài hòa tính dân tộc và hiện đại

Một nhiệm kỳ năm năm là chặng đường không dài so với lịch sử phát triển của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam, nhưng từ đó cũng rút ra nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích trong hoạt động của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội đã tập hợp, động viên, đoàn kết các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ trên các lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu lý luận, biểu diễn và đào tạo, giữ vững định hướng của Ðảng về văn hóa, văn nghệ, đề cao chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục