Công trình nhà văn hoá thiếu nhi huyện Cao Phong đã hoàn thành, nghiệm thu.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tiến hành nghiệm thu công trình Nhà văn hoá thiếu nhi huyện có tổng trị giá đầu tư hơn 5,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện và nguồn thu xổ số kiến thiết.
Công trình được triển khai thi công từ năm 2007 đến nay, chia làm 3 giai đoạn với mức vốn giai đoạn 1 là 1,195 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 1,728 tỷ đồng, giai đoạn 3 là 2,5 tỷ đồng, số vốn điều chỉnh thêm trong giai đoạn 3 là 156 triệu đồng. Nhà văn hoá thiếu nhi huyện có địa chỉ tại số 247, khu II, thị trấn Cao Phong. Tổng diện tích toàn bộ nhà văn hoá là 2.400m2, bao gồm khuôn viên, hệ thống cây xanh, khu nhà trung tâm gồm 3 tầng, bố trí đầy đủ các phòng chức năng như phòng tập thể dục thể hình, phòng truy cập mạng cho thanh, thiếu nhi, phòng học các bộ môn năng khiếu...
Chủ trương của huyện là bàn giao công trình cho huyện Đoàn TN quản lý. Việc chuẩn bị trang thiết bị như máy vi tính tại điểm truy cập mạng, thiết bị trống, kèn, trang phục của đội nghi thức, bàn ghế phục vụ thanh, thiếu nhi học tập đang được huyện kêu gọi đầu tư, hỗ trợ. Dự kiến đến đầu tháng 9, Nhà văn hoá thiếu nhi huyện sẽ chính thức đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, học tập của thanh, thiếu nhi.
Bùi Minh
Thông tin trên đã được đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đưa ra trước các nhà báo trong buổi giao ban báo chí định kỳ chiều ngày 5/7, diễn ra tại Thành ủy Hà Nội.
Tại Hội thảo về điện ảnh Ðông Nam Á thường niên lần thứ 6 ở TP.HCM kết thúc hôm 4-7, bốn đạo diễn Việt kiều là Nguyễn Trọng Khoa, Charlie Nguyễn, Ðoàn Minh Phượng và Victor Vũ đã tỏ ra thẳng thắn khi chia sẻ với hơn 50 đồng nghiệp trong nước và thế giới về kinh nghiệm làm phim ở VN.
Một nhiệm kỳ năm năm là chặng đường không dài so với lịch sử phát triển của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam, nhưng từ đó cũng rút ra nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích trong hoạt động của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội đã tập hợp, động viên, đoàn kết các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ trên các lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu lý luận, biểu diễn và đào tạo, giữ vững định hướng của Ðảng về văn hóa, văn nghệ, đề cao chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân.
Vừa qua, chương trình Con đường âm nhạc của Ðài Truyền hình Việt Nam đã giới thiệu chân dung nhạc sĩ - Ðại tá Ðức Trịnh với chủ đề: "Miền xa thẳm" đã mang lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm trong lòng người yêu nhạc.
Viết văn là công việc vất vả, trầy trật, nhiều người mấy chục năm nhọc nhằn theo nghiệp chữ nghĩa, càng đi lên phía trước càng không thấy bờ, rồi đôi lúc cảm thấy sợ hãi trước biển chữ nghĩa và bế tắc trước cuộc đời. Vậy tại sao vẫn có nhiều người dấn thân theo nghiệp văn chương? Hàng chục người viết trẻ xuất hiện mỗi năm hăm hở cầm bút, cố gắng hội nhập cùng các nhà văn trên văn đàn chứng tỏ điều gì?
(HBĐT) - Lần đầu đến Thành Tuyên và cũng là lần đầu đến với Khu di tích lịch sử - văn hóa Tân Trào, nên bất cứ điều gì liên quan đến “đất và người Tuyên Quang” đều gây ấn tượng với chúng tôi trong chuyến đi này.