Một điểm karaoke trên đường Chi Lang, TPHB (gần trường THPT Công Nghiệp) theo quy chế phải chuyển địa điểm
(HBĐT) - Anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Hoạt động văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh ta không quá sôi động và cũng không đầy đủ các loại hình. Những năm qua, các hoạt động văn hoá công cộng diễn ra tương đối nghiêm túc, tuân thủ theo quy định pháp luật. Ngành văn hoá đã có sự kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa sự “biến thiên” của các hoạt động văn hoá.
Đời sống KT-XH phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần tất yếu cũng nâng lên đa dạng và phong phú. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật nở rộ, trò chơi điện tử, dịch vụ karaoke, kinh doanh băng đĩa phát triển, nhiều lễ hội được khôi phục… Ngành Văn hóa vừa nỗ lực đổi mới phương thức tổ chức các loại hình văn hóa, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu hưởng thụ trong nhân dân. Đồng thời, quản lý chặt chẽ không để xuất hiện mặt trái làm ảnh hưởng, tác động đến đời sống xã hội. Sự thay đổi rõ nét nhất có thể nhận thấy ở loại hình dịch vụ karaoke. Nguyên nghĩa đây là một loại hình văn hoá nghệ thuật lành mạnh. Nhưng có thời điểm karaoke phát triển rầm rộ và có sự “biến thiên” mạnh mẽ. Gắn với karaoke là vấn đề tệ nạn xã hội, các cửa hàng karaoke trá hình mọc lên khắp nơi. Cùng với sự ra quân quyết liệt của các cơ quan chức năng và sự tự đào thải của chính loại hình dịch vụ trá hình này, hoạt động karaoke hiện nay có thể nói là loại hình giải trí “sạch”. Năm 1998 được cho là năm “bùng nổ” dịch vụ karaoke ở tỉnh ta với 180 điểm trên toàn tỉnh. Tuy nhiên sau đó có sự giảm dần, năm 2000 là 83 điểm, năm 2005 có 38 điểm. Thời điểm này có 2 huyện là Yên Thuỷ, Lạc Sơn không có điểm karaoke nào. Khoảng 2 năm trở lại đây, dịch vụ karaoke có xu hướng phát triển, hoạt động lành mạnh theo đúng nghĩa giải trí thông thường. Hiện nay, toàn tỉnh có 121 điểm, riêng thành phố Hoà Bình có 33 điểm karaoke. Những vi phạm được phát hiện chủ yếu là vi phạm kỹ thuật như tiêu chuẩn phòng ốc, địa điểm, vẫn còn tồn tại việc bán rượu tại các điểm karaoke. Sở VH-TT&DL hiện đang xây dựng quy hoạch nhà hàng, karaoke, vũ trường giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm siết chặt quản lý, hướng tới đưa các loại hình dịch vụ này hoạt động theo đúng quy định pháp luật, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá giải trí của nhân dân.
Quản lý hoạt động lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu là một lĩnh vực có nhiều khó khăn. Theo anh Bùi Tú Cao, vấn đề nổi cộm hiện nay là tình trạng bán băng đĩa trôi nổi, ngoài luồng rất khó kiểm soát. Băng đĩa được bán tràn lan tại các chợ, trên các xe đẩy không có sự quản lý, kiểm tra. Trên thị trường hiện nay, tỷ lệ băng đĩa in sao chiếm tới 50%, với công nghệ in sao rất đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần có máy tính, đầu đọc ghi thì chỉ trong vài chục phút có thể in ra một đĩa. Đầu tư không lớn nhưng lại có lãi, vì lợi nhuận nên các chủ cửa hàng kinh doanh băng đĩa đã không “ngại ngần” vi phạm. Mặc dù vậy, việc xử lý vi phạm lại không hề đơn giản bởi việc thẩm định nội dung vi phạm khó khăn, mất nhiều thời gian, công tác thanh, kiểm tra không thực hiện được thường xuyên mà thường tổ chức theo các đợt thanh tra liên ngành hay khi làm chiến dịch. Vì vậy khi có thông tin thanh, kiểm tra, các đại lý thường trá hình trưng bày băng đĩa có tem nhãn, cất giấu băng đĩa in sao lậu. Quá trình xử lý vi phạm không trực tiếp phạt được ngay tại thời điểm kiểm tra mà chỉ lập biên bản, thu giữ băng đĩa, sau quá trình thẩm định nội dung vi phạm mới tiến hành các biện pháp xử phạt cụ thể. Nhiều trường hợp chủ cửa hàng bỏ hàng hoá không đến cơ quan chức năng để giải quyết. Qua theo dõi cho thấy, tình trạng vi phạm trong kinh doanh băng đĩa hiện nay chủ yếu là vi phạm về bản quyền tác giả.
Bên cạnh đó, thời gian qua, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn ca múa nhạc tại các hội chợ diễn ra khá phổ biến, trong đó không tránh khỏi những trường hợp chưa mang tính phục vụ, nặng về hình thức kinh doanh, gây bức xúc trong nhân dân. Với sự chi phối của các kênh thông tin, truyền hình kỹ thuật số, internet… việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá công cộng trong tình hình hiện nay là một việc khó khăn và phức tạp của ngành chuyên môn. Ngành văn hoá đã thường xuyên theo sát để làm tốt công tác quản lý, ngăn ngừa sự “biến thiên” trong nội dung hoạt động, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
Thu Hà
Một nhiệm kỳ năm năm là chặng đường không dài so với lịch sử phát triển của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam, nhưng từ đó cũng rút ra nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích trong hoạt động của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội đã tập hợp, động viên, đoàn kết các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ trên các lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu lý luận, biểu diễn và đào tạo, giữ vững định hướng của Ðảng về văn hóa, văn nghệ, đề cao chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân.
Vừa qua, chương trình Con đường âm nhạc của Ðài Truyền hình Việt Nam đã giới thiệu chân dung nhạc sĩ - Ðại tá Ðức Trịnh với chủ đề: "Miền xa thẳm" đã mang lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm trong lòng người yêu nhạc.
Viết văn là công việc vất vả, trầy trật, nhiều người mấy chục năm nhọc nhằn theo nghiệp chữ nghĩa, càng đi lên phía trước càng không thấy bờ, rồi đôi lúc cảm thấy sợ hãi trước biển chữ nghĩa và bế tắc trước cuộc đời. Vậy tại sao vẫn có nhiều người dấn thân theo nghiệp văn chương? Hàng chục người viết trẻ xuất hiện mỗi năm hăm hở cầm bút, cố gắng hội nhập cùng các nhà văn trên văn đàn chứng tỏ điều gì?
(HBĐT) - Lần đầu đến Thành Tuyên và cũng là lần đầu đến với Khu di tích lịch sử - văn hóa Tân Trào, nên bất cứ điều gì liên quan đến “đất và người Tuyên Quang” đều gây ấn tượng với chúng tôi trong chuyến đi này.
Ông Phùng Hữu Phú - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh các chương trình giới thiệu, quảng bá, trình diễn, sáng tác về Thăng Long-Hà Nội cần được đẩy mạnh hơn nữa, tạo sự lan truyền, cảm hóa mạnh mẽ để mọi người nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
Lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 ghi dấu ấn nhiều người lính-nghệ sĩ, trong số đó Nguyễn Thi (tên thật Nguyễn Hoàng Ca, bút danh Nguyễn Ngọc Tấn) là một trường hợp đặc biệt. Ông trưởng thành trong vai trò một chiến sĩ cảm tử, thành danh trong cương vị một nhà văn và hy sinh trong vị trí một người lính đang chiến đấu với khẩu súng trong tay.