Chiều 28/7, tại Hoàng thành Thăng Long, triển lãm cổ vật Phật giáo đã được khai mạc. Xung quanh sự kiện này, nhà sử học Lê Cường – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có đôi điều tâm sự về cổ vật Phật giáo.

 

Qua nhiều năm nghiên cứu, ông thấy thực trạng bảo tồn cổ vật Phật giáo hiện nay như thế nào?

Mô tả ảnh.
Nhà sử học Lê Cường

- Ở đây có những cổ vật chúng ta giữ được, cũng có những cổ vật do giao lưu văn hóa giữa các nước mà chúng ta có. Đất nước ta có những giai đoạn hiểu nhầm về quy luật phát triển, cứ cũ là phải phá để xây mới. Vì vậy, chúng ta phá đình, chùa và phá những pho tượng cổ có giá trị hàng trăm, thậm chí nghìn năm. Điều đó nằm trong quy luật của Đức Phật Thích Ca đã nói từ lâu, đại ý rằng: Sẽ đến một thời kỳ mạt pháp, có nghĩa là sẽ có một thời kỳ mà đình chùa bị phá, sau thời kỳ mạt pháp là thời kỳ hưng thịnh. Chính hiện nay là thời kỳ hưng thịnh, vì vậy chúng ta mới có cuộc triển lãm này.

Qua những cổ vật này, chúng ta có thể nhận biết được sự phát triển đạo Phật ở nước ta và các nước khác trong khu vực. Đạo Phật đóng vai trò thế nào trong sự phát triển của một quốc gia ?

- Trí giả của hành tinh đã từng ca ngợi đạo Phật. Ví dụ nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein từng nói: Tất cả những sự phát minh của loài người ở thế kỷ 20 đều nằm trong quy luật của đạo Phật. Cũng như ông đã từng nói loài người của thế kỷ 21 và những thế kỷ tương lai là sự kết hợp giữa khoa học và tôn giáo.

Phật giáo du nhập từ Ấn Độ vào Đông Nam Á và ở nước ta  đạo Phật đã tiếp nhận một cách có chọn lọc. Theo ông, những cổ vật Phật giáo của Việt Nam có đặc trưng gì so với các cổ vật cùng chủng loại của các nước Thái Lan, Mianma hay Lào?

- Mỗi một vùng văn hóa, mỗi quốc gia khi tiếp nhận đạo Phật  đều thấm đẫm vào dân tộc mình và lúc đó được các nhà điêu khắc thể hiện bằng tượng, chuông.... Mỗi một tượng phật đều mang giá trị pháp lý, tinh thần, tư tưởng của đạo Phật.

Tuy nhiên, tính đa dạng cũng rất rộng, rất lớn. Vẫn là pho tượng Quan Âm, tượng Thích Ca, nhưng ta vẫn thấy muôn hình vạn trạng được thể hiện. Nhưng cái gốc phật tại tâm vẫn là cái cốt lõi.

Thói quen hưởng thụ văn hóa mỗi vùng khác nhau nên khi nhìn vào các pho tượng thì chúng ta biết pho tượng nào của Việt Nam, pho nào của Ấn Độ. Nhưng hình dạng, sắc tướng, hoa văn mỗi tượng có khác nhau đôi chút. Tượng ở Việt Nam có hoa thị, hoa sen và một số loài hoa khác để tạo hoa văn nhưng Ấn Độ, hoa sen trong tượng Phật có dáng dấp khác.

Hiện nay, công việc trùng tu lại chùa đang làm mất đi những cổ vật, hiện vật của Phật giáo rất quý hiếm, ông nghĩ sao về điều này?.

- Bảo tồn cổ vật Phật giáo, chúng ta vẫn thua các cụ. Chất liệu của các cụ ngày xưa dùng tạc tượng phật đã được suy nghĩ là sẽ bảo tồn nghìn năm sau, đó là chất liệu như đồng, vàng… Gần đây, có những nhà phật học đã tìm đến ngọc hoặc đá quý vì giá trị của nó trường tồn với thời gian.

Hiện nay, một số địa phương tu bổ đền, chùa nhưng lại xóa bỏ cái cổ, xây cái mới. Đó là quy luật phát triển ở trình độ thấp. Chúng ta đổi mới thì sự quản lý chưa cập nhật được với sự biến đổi của thời cuộc nên hàng nghìn ngôi chùa bị tu sửa mới, mà người dân không biết bị mất đi cái cổ. Họ chỉ biết ngôi chùa mới đó to đẹp hơn thôi.

Khi tu sửa chùa chiền, họ dùng những nguyên liệu hết sức thô sơ, phản cảm. Có những pho tượng mà sơn son thiếp vàng thì mất hết linh khí của pho tượng ấy.

Mô tả ảnh.
Nhà sưu tầm Dương Phú Hiến cho biết: “Triển lãm trưng bày hơn 300 hiện vật, trong đó có hơn 100 hiện vật của Việt Nam, số còn lại đến từ các nước trong khu vực do giao lưu văn hóa mà có”.
Mô tả ảnh.
Tương Phật tổ nhập niết bàn, thế kỷ 12 – 13 đời nhà Lý.
Mô tả ảnh.
Chiều cùng ngày, triển lãm Nhiếp ảnh Phật giáo  diễn ra tại 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Triển lãm trưng bày 130 bức ảnh màu và đen trắng của câu lạc bộ Nhiếp ảnh Viên Minh – đạo tràng Chân tịnh Hà Nội và một số nghệ sĩ nhiếp ảnh khác.

 

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ảnh minh họa

Việt Nam là chủ nhà Liên hoan Xiếc quốc tế lần 3

Với sự tham gia của 14 đơn vị xiếc trong nước và nước ngoài, Liên hoan Xiếc quốc tế lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 11/8/2010 tại Thủ đô Hà Nội.

Hoa hậu sẽ được sở hữu vương miện một tỷ đồng

Theo Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới Người Việt lần thứ 2-2010, thí sinh đoạt ngôi Hoa hậu Thế giới người Việt lần này sẽ được sở hữu vĩnh viễn chiếc vương miện trị giá một tỷ đồng.

Rước long vị vua Lý Thái Tổ về Hoàng thành Thăng Long

Ngày 27-7 (tức 16-6 Âm lịch), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Hà Nội và Bắc Ninh đã tổ chức trang trọng lễ rước long vị vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh đô Thăng Long cùng các vị danh tăng Việt Nam từ đền Đô (Bắc Ninh) về Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Đây là hoạt động mở đầu cho đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (diễn ra từ 27-7 đến 2-8).

Viết cho thiếu nhi: Thách thức của nhà văn hiện nay

Nước ta hiện nay có gần 86 triệu người, tổng số học sinh phổ thông trên 15 triệu, trong đó gần 7 triệu học sinh tiểu học, trên 5,5 triệu học sinh trung học cơ sở và gần 3 triệu học sinh trung học phổ thông. Thế nhưng, cho đến thời điểm năm 2010, số lượng các nhà văn viết cho thiếu nhi còn đủ sức khỏe sáng tác và có tác phẩm mới công bố chắc chỉ còn ở hai chữ số.

Giám khảo Vietnam Idol 2010 'tự kiểm"

"Qua những sự cố vừa rồi, chúng tôi sẽ phải rút kinh nghiệm, không nên quá nhiệt tình hoặc có những nhận xét mang tính quá thân tình với các thí sinh. Bởi nếu các em không hiểu được thiện ý của mình có thể sẽ có phản ứng, đó là điều rất không nên..." - giám khảo Siu Black nói.

Lật tẩy 'quái chiêu' làm phim truyền hình

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, nổi tiếng với hàng loạt bộ phim "nóng" về đề tài nông thôn như: Đất và người, Ma làng, Gió làng Kình..., mổ xẻ nguyên nhân suy giảm chất lượng phim truyền hình hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục