Trình diễn các món ăn kiểu Nhật Bản.

Trình diễn các món ăn kiểu Nhật Bản.

Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Đô thị cổ Hội An từ ngày 21 đến ngày 23-8-2010. Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An (Quảng Nam), đơn vị tổ chức thông báo với PV Báo Nhân Dân, năm nay là lần thứ 8 diễn ra sự kiện này, với các chương trình mang đậm nét văn hóa và thi đấu giao hữu thể thao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản như: Biểu diễn đàn Koto, trà đạo, thư pháp, áo kimono, áo Yukata, lớp học nấu ăn Nhật Bản...

 
Đặc biệt, năm nay còn có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản như: Đoàn nghệ thuật ca múa cung đình Iwamikagura, đoàn nghệ thuật trống Daisuwataiko, đoàn nghệ thuật múa Lân của đền thờ Thần Tsukisu thành phố Sakai.
 
Ông Võ Phùng cho biết, các hoạt động của thành phố Hội An sẽ có chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: Múa dân gian, trình tấu nhạc cụ, múa rồng, hội hoa đăng trên sông, trò chơi dân gian, triển lãm ảnh đường phố về các kỳ lễ hội; các hoạt động ẩm thực...
 
Bên cạnh đó còn diễn ra các hoạt động thi đấu giao hữu thể thao giữa Hội An, Nhật Bản và du khách như: Đua thuyền ngang, đẩy gậy, đá bóng bolling v.v… Vào đêm 21-8, tại khu vực Vườn tượng An Hội sẽ diễn ra lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.
 

Biểu diễn trống truyền thống của các nghệ sĩ Nhật Bản
tại Hội An năm 2009.
 

Chương trình giao lưu bế mạc sẽ diễn ra vào đêm 22-8 với nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng như múa Bon, Trống cơm...đặc biệt là chương trình diễu hành trên đường phố với đội hình múa Lân, múa rồng, trình diễn trống Daisuwataiko trên xích lô... Đêm 23-8 sẽ tiếp nối bằng hoạt động “Đêm phố cổ Hội An” theo định kỳ hằng tháng.
 
Bắt đầu từ năm 2003 đến nay, hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nhật là sự kiện định kỳ hằng năm tại Hội An, nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời quảng bá di sản văn hóa thế giới Hội An trong nước và quốc tế, thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch đến từ Nhật Bản.
 
Đô thị cổ Hội An từ khi mới hình thành (thế kỷ XVI) đã có rất nhiều thương nhân Bồ Đào Nha, Anh, Pháp... mà đặc biệt là người Nhật Bản đến đây buôn bán, lập nghiệp, kết hôn với người bản xứ và hình thành nên khu phố người Nhật. Biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới Hội An - Cầu Nhật Bản (Nihonbashi) cũng chính là một biểu tượng đẹp của sự giao thoa văn hóa giữa hai vùng đất.

 Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay, các tổ chức từ Nhật Bản, các chuyên gia và tình nguyện viên của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đến Hội An hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ, trực tiếp giám sát trùng tu một số di tích trong quần thể kiến trúc đô thị cổ.

 

                                                           Theo Báo ND

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục