Nhiều hộ dân ở TPHB vẫn còn giữ nếp nhà sàn truyền thống

Nhiều hộ dân ở TPHB vẫn còn giữ nếp nhà sàn truyền thống

(HBĐT) - Từng ngày đổi thay, vươn lên phát triển cùng đất nước, thành phố Hoà Bình đã trở thành mảnh đất lành cho 9 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống. Với gần 30% dân số là người Mường, người Dao…thành phố Hoà Bình vẫn còn lưu giữ được các giá trị văn hoá truyền thống khá nguyên vẹn. Tất cả xuất phát từ tình yêu, niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân.

 

Thành phố Hoà Bình có 15 xã, phường, một số địa bàn tập trung đông đồng bào dân tộc sinh sống như: Yên Mông, Thái Thịnh, Hoà Bình, Dân Chủ, Sủ Ngòi…. Mỗi địa phương với những bản sắc riêng, đang cùng nhau trân trọng lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống. Nếu như Thái Thịnh được biết đến với những ngôi nhà sàn cổ truyền thống, Dân Chủ nổi tiếng với dàn cồng chiêng, thì Yên Mông lại được biết đến bởi phong trào hát dân ca sôi nổi. Bao trùm lên những nét riêng nổi bật đấy, mỗi người dân đều tự giác ý thức trách nhiệm bảo tồn văn hoá  dân tộc truyền thống cha ông mà đã để lại.

 

Văn hoá truyền thống biểu hiện sôi nổi nhất trong các dịp lễ hội, đám cưới, đám ma. Chuẩn bị cho ngày hội, mỗi chị em đều sắm cho mình một bộ váy áo trang phục truyền thống, xúng xính xà tích. Bữa cơm, bữa cỗ của người dân bây giờ đã có xu hướng tìm về truyền thống với cỗ lá, xôi nương đồ…. Mỗi xã duy trì thường xuyên hoạt động của 3 – 4 đội cồng chiêng, biểu diễn phục vụ nhân dân trong ngày hội làng. Trong các ngày hội, giao lưu thể thao không thể thiếu bắn nỏ, tung còn, đẩy gậy, kéo co…. Hội diễn văn nghệ thì yêu cầu bắt buộc là phải có 40% số tiết mục là các tiết mục dân ca, múa hát bằng tiếng dân tộc như Mường, Thái, Dao…. Trang phục biểu diễn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là trang phục dân tộc truyền thống. Phong tục ma chay, cưới xin đã có sự giảm lược hủ tục và giữ lại những nét đẹp văn hoá. Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái xin dâu thì nhất thiết phải có đôi gà đẹp nhất chuồng, cô dâu về nhà chồng phải có chăn gối làm quà cho ông bà họ hàng. Và vai trò của bà mối vẫn được đề cao, nhà trai không thể thiếu “khoanh bí” tạ lễ bà mối vì đã có ơn se duyên cho đôi trẻ.

 

Điều đặc biệt là trên địa bàn phường Thái Bình và xã Thống Nhất đã xuất hiện 4 thầy mo dưới 50 tuổi có khả năng mo thành thạo những bài mo truyền thống. Xã Dân Chủ thì có đội cồng chiêng với các cháu học sinh đang học cấp II, III có thể biểu diễn nhuần nhuyễn. Điểm nhấn, điểm đến hội tụ khá đầy đủ biểu hiện văn hoá Mường trên địa bàn thành phố hiện nay là “Không gian văn hoá Mường” ở phường Thái Bình, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008. Nơi đây đã trở thành điểm thăm quan thú vị của du khách trong nước và quốc tế khi muốn tìm hiểu, tiếp cận với văn hoá Mường.

 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, đồng chí Lưu Trung Thép – Phó phòng VH – TT thành phố cho biết: “Việc truyền dạy lại các giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ có ý nghĩa quyết định trong việc bảo tồn văn hóa. Khi con em chúng ta đã yêu thích, đam mê, lúc đó các cháu mới thực sự có ý thức lưu giữ và phát huy. Do đó, phòng VH – TT đã thí điểm mở lớp học đánh cồng chiêng cho trẻ em tại xã Dân Chủ, lớp học hát dân ca tại xã Yên Mông. Lớp học thành công là cơ sở để chúng tôi nhân rộng mô hình này trên địa bàn thành phố”. Cùng với dạy cồng chiêng thì phục dựng “Tết nhảy” người Dao ở xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất là hướng đi rất đúng đắn mà phòng VH – TT đã triển khai. Bắt đầu tiến hành phục dựng từ năm 2007, giờ đây việc tổ chức “Tết nhảy” đã diễn ra khá sôi nổi, bài bản, giản lược nhiều hủ tục rườm rà.

 

Hiện nay, Phòng VH – TT thành phố đang tiếp tục mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá xoay quanh vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời, cử chuyên viên am hiểu và say mê văn hoá xuống các địa bàn dạy đánh cồng chiêng, dân ca. Công tác phục dựng các thiết chế văn hoá cũng được chú trọng, tạo điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh phù hợp với nguyện vọng nhân dân.

                                                                           

  Dương Liễu

 

Các tin khác

Lễ rước Xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ về tôn thờ tại Hoàng thành Thăng Long.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

16 thí sinh Đông Nam Bộ vào chung kết HHTG người Việt

Ngày 28.7, vòng bán kết khi vực miền Đông Nam Bộ cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt đã diễn ra tại Nhạc viện TP.HCM. 26 người đẹp đến từ các tỉnh phía Nam đã trải qua vòng thi áo dài, áo tắm, dạ hội và cả ứng xử để ban giám khảo chọn ra 16 thí sinh (TS) vào vòng chung kết.

Bắt tay nhau cùng bảo tồn âm nhạc truyền thống

Hội nghị có sự tham gia của hơn 70 nhà khoa học đến từ 31 quốc gia và 15 nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Với Hội nghị lần này, Việt Nam không những có cơ hội giới thiệu vốn di sản phong phú về âm nhạc truyền thống mà còn là cơ hội để chính các nhà nghiên cứu và đào tạo âm nhạc truyền thống của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy vốn quý của mình trong bối cảnh hội nhập văn hóa sâu rộng.

Dạy con biết cách sẻ chia

(HBĐT) - Xưa, các cụ đã có câu “ dạy con từ thuở còn thơ…” khi trẻ mới hình thành nhân cách thì mới dễ uốn nắn, bảo ban. Lời khuyên đó vẫn chưa bao giờ cũ. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hiện đại có nhiều bậc làm cha, làm mẹ chỉ quan tâm đến việc chăm sóc, chiều chuộng con mà quên đi việc giáo dục con cách sống, để trẻ có tình cảm tốt, biết chia sẻ tình yêu thương trong gia đình, cộng đồng.

Việt Nam là chủ nhà Liên hoan Xiếc quốc tế lần 3

Với sự tham gia của 14 đơn vị xiếc trong nước và nước ngoài, Liên hoan Xiếc quốc tế lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 11/8/2010 tại Thủ đô Hà Nội.

Hoa hậu sẽ được sở hữu vương miện một tỷ đồng

Theo Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới Người Việt lần thứ 2-2010, thí sinh đoạt ngôi Hoa hậu Thế giới người Việt lần này sẽ được sở hữu vĩnh viễn chiếc vương miện trị giá một tỷ đồng.

Rước long vị vua Lý Thái Tổ về Hoàng thành Thăng Long

Ngày 27-7 (tức 16-6 Âm lịch), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Hà Nội và Bắc Ninh đã tổ chức trang trọng lễ rước long vị vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh đô Thăng Long cùng các vị danh tăng Việt Nam từ đền Đô (Bắc Ninh) về Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Đây là hoạt động mở đầu cho đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (diễn ra từ 27-7 đến 2-8).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục