Để chuẩn bị thật chu đáo cho Lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam, 5 năm Ngày hội "Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc", một lực lượng đông đảo cán bộ, chiến sỹ, học viên Công an nhân dân, các nghệ sỹ từ mọi miền đất nước đang tụ về Hà Nội, tập luyện công phu, kỹ lưỡng, hoàn tất những màn trình diễn đặc biệt chào mừng ngày đại lễ.
Bắt đầu chương trình nghệ thuật, các nghệ sỹ đến từ Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ mở đầu bằng màn trống hội oai hùng, độc đáo, đầy hào khí, thể hiện rõ khí phách con Lạc cháu Hồng của những người dân nước Việt anh dũng, kiên cường, cần cù lao động...
Lễ mít tinh và chương trình nghệ thuật được truyền hình trực tiếp từ 7h - 9h ngày 17/8 trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. |
Tiếp đó, 4 ca khúc được các nghệ sỹ nổi tiếng lĩnh xướng cùng dàn đại hợp xướng đông đảo, gồm sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, học viên Học viện An ninh nhân dân thể hiện, dưới đũa nhạc chỉ huy của NSƯT Phạm Ngọc Khôi.
Nhiều ngày qua, các nghệ sỹ, sinh viên Nhạc viện và Học viện An ninh đã cần mẫn tập hát, phối bè, ghép nhạc, cốt tạo nên những làn sóng âm thanh sừng sững, có sức lan tỏa, lay động lòng người.
Các học viên Học viện An ninh nhân dân trong buổi hợp luyện xếp chữ, xếp hình (Ảnh: Minh Trí). |
Bài hát "Giai điệu Tổ quốc" (nhạc và lời: Nhạc sỹ Trần Tiến) với những ca từ chứa chan cảm xúc, lâng lâng một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn: "Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi, dịu dàng trong tiếng ru hời, tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi, hùng thiêng trong tiếng đất trời", được ca sỹ Quốc Hưng lĩnh xướng cùng dàn đại hợp xướng, bao phủ không gian mênh mang của sân vận động quốc gia Mỹ Đình, qua làn sóng truyền hình và phát thanh trực tiếp, sẽ tác động vào tâm khảm hàng triệu khán, thính giả khắp dọc dài đất nước.
Trong lễ mít tinh gồm 3 phần. Phần 1: Văn nghệ chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống CAND, 5 năm Ngày hội "Toàn dân bảo vệ ANTQ". Phần 2: Diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng. Phần 3: Lễ mít tinh. Phần văn nghệ chào mừng 65 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (CAND) Việt |
Bài hát "Lời Bác - lời của non sông" (nhạc và lời: Trung tướng - nhà văn Hữu Ước) vốn đã tạo nên những ấn tượng đẹp với công chúng rộng rãi từ Đại lễ hội âm nhạc "Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân" tổ chức tại Quảng trường Ba Đình mùa thu năm 2009, tiếp tục được nghệ sỹ Đăng Thuật và giọng ca "Sao Mai" Bùi Lê Mận thể hiện, chính là tiếng lòng của những người lính trong lực lượng CAND Việt Nam dâng lên Bác Hồ, vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Bài hát bất hủ "Người Hà Nội" (nhạc và lời: nhà văn Nguyễn Đình Thi) được làm mới bằng cách dàn dựng hợp xướng qua giọng lĩnh xướng của cặp song ca Ngọc Khang, Hồng Nhung. Giai điệu hào sảng, tươi vui của khúc ca rộn ràng "Hành khúc Công an nhân dân" (lời: Đại tá - nhà viết kịch Phan Gia Liên, nhạc: Nhạc sỹ Trương Hùng", sẽ kết thúc phần Văn nghệ chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam, 5 năm Ngày hội "Toàn dân bảo vệ ANTQ".
Trong Phần 3 buổi lễ mít tinh, có phần xếp hình của 3.500 học viên, giáo viên Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ tham gia trình diễn màn xếp hình, xếp chữ lộng lẫy, giàu ý nghĩa. Trần mình dưới nắng oi ả suốt mấy chục ngày qua, những học viên trẻ của 2 Học viện phấn chấn vì được chung tay góp sức mình vào sự kiện quan trọng của đất nước, của lực lượng CAND.
7h sáng 17/8, từ sân vận động quốc gia Mỹ Đình, những hình ảnh, âm thanh của lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam, 5 năm Ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" sẽ đến với người dân cả nước. Từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, cùng chia sẻ, chung vui trong những phút giây rạo rực nhất, xúc động nhất, hào hùng nhất cùng lực lượng CAND, những người lính đang ngày đêm giữ yên bình cho cuộc sống của mỗi người dân.
Chúng tôi có mặt tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội lúc 7h sáng 10/8, để chứng kiến buổi hợp luyện đầu tiên. Một phần khán đài C sân vận động quốc gia Mỹ Đình rực lên trong màu cờ đỏ sao vàng, trong sắc thắm rạng ngời của cờ Đảng. Hình ảnh Bác Hồ gần gũi, thiêng liêng cũng được tái hiện, lồng lộng giữa bầu trời trong trẻo của tiết thu Hà Nội. Tất cả những hình ảnh thân thương đó được sắp đặt, dàn dựng của đạo diễn, Đại tá Tạ Hữu Mạnh, Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu, với sự tham gia của gần 3.500 học viên Công an. Đạo diễn, Đại tá Tạ Hữu Mạnh cho biết: "Hôm nay các học viên ra sân vận động quốc gia Mỹ Đình để hợp luyện. 3.500 học viên mỗi người một vị trí, chỉ cần chưa chuẩn điểm nào là được nhắc tận tên sửa ngay. Các em đã lắp ghép khá... chuẩn”. Trong 32 bài tập lắp ghép, quan trọng nhất là hình ảnh Bác Hồ, Công an hiệu, thanh kiếm và lá chắn… Tiếp đó là những dòng chữ "Vì dân phục vụ", "65 năm CAND Việt Nam", "Vì ANTQ, vì hạnh phúc nhân dân, vì bình yên cuộc sống", "Toàn dân bảo vệ ANTQ", "Trung thành với Đảng, với dân"… |
Theo CAND
Cuộc thi sắc đẹp hội tụ nhan sắc Việt từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu đi vào những ngày hoạt động chính thức.
Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM (VHNT) đã và đang diễn ra vào hai ngày 10 và 11-8. Khác với không khí sôi động của đại hội các hội VHNT chuyên ngành, đại hội Liên hiệp các Hội VHNT diễn ra khá trầm lắng, nhưng bên trong nhiều vấn đề đang “sôi sục” chờ đợi thử thách ban chấp hành mới, mà nặng nề nhất vẫn là vai trò của Liên hiệp các Hội VHNT đối với sự phát triển VHNT chung trong thời kỳ mới.
Cho đến thời điểm này, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 đã đi được một chặng dài. Ðã có 37 người đẹp lọt qua các vòng sơ khảo, chung khảo khu vực để tụ hội tại Khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh) và bước vào vòng thi cuối quan trọng nhất vào đêm chung kết 14-8 tới
Chiều 10/8, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với các bên liên quan trước thời điểm chỉ còn 50 ngày tới Đại lễ.
Họa mi núi rừng nhận lời vào vai người đàn bà thật thà, hiền lành trong bộ phim 'Hãy cùng em điệu Sarikakeo' vừa bấm máy tại Sóc Trăng.
(HBĐT) - Năm 2004, UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản, giai đoạn 2005-2010. Đây là một chủ trương lớn, hợp lòng dân, khai thác được tiềm năng, thế mạnh trong nhân dân. Hoạt động xây dựng nhà văn hóa đã trở thành phong trào thi đua ở mỗi huyện, xã, xóm, KDC.