Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được đánh giá là một cuộc chơi sang của người làm nghệ thuật sân khấu. Dựng một vở lịch sử đã khó, để có doanh thu bằng vở lịch sử lại càng khó… Tuy nhiên nhìn vào sự hưởng ứng và số lượng khán giả đông đảo các đêm diễn ra tại liên hoan đã cho thấy một khía cạnh khác. Đó là đề tài lịch sử nếu người nghệ sĩ biết làm hay thì vở diễn vẫn có sức hút.

 

Vở “Mỹ nhân và anh hùng” của Nhà hát Kịch Việt Nam, HCV Hội diễn Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009.

Đề tài lịch sử - Hơi thở thời đại

Có những vở diễn đã từng lấy của khán giả biết bao nước mắt, có những vở diễn mà khi xem, con người của hôm nay không khỏi sửng sốt khi soi vào lịch sử có những bài học quý giá về đối nhân xử thế và cả những nhân cách vĩ đại của những vị anh hùng…

Những vở diễn tham dự liên hoan đề tài lịch sử vừa được tổ chức tại nhiều điểm tại Hà Nội đã thực sự mang tới cho giới nghệ sĩ nói riêng, khán giả nói chung những cảm nhận mới mẻ và xúc động.

Đừng nghĩ rằng viết kịch bản về đề tài lịch sử là dễ dàng. Thuận lợi trên một nền câu chuyện và nhân vật có sẵn về cùng một triều đại lịch sử và cùng xoáy vào một nhân vật trung tâm nhưng nếu người viết không tìm ra một cốt truyện hấp dẫn và không bị “đụng hàng” với các tác giả khác lại là một thách thức lớn.

Tính riêng nhân vật Trần Thủ Độ trong vài năm gần đây đã thấy xuất hiện trên hầu khắp các thể loại sân khấu như kịch nói, tuồng, cải lương…

Nhà viết kịch Chu Thơm - tác giả vở “Mỹ nhân và anh hùng” của Nhà hát Kịch Việt Nam, HCV Hội diễn Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009, giải B về kịch bản của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chia sẻ: “Trước đây, chúng ta đã có những tác giả kịch bản thành công ở mảng đề tài này như Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Giao, Nguyễn Đình Thi... Vì vậy, với những người cầm bút sau này, điều quan trọng là phải có cái gì đó của riêng mình. Để câu chuyện cũ thu hút khán giả, người viết phải nhìn câu chuyện ấy bằng nhãn quan của ngày hôm nay, đưa hơi thở của ngày hôm nay vào. Đề tài lịch sử luôn là một thách thức với bất kỳ người cầm bút nào”.

NSƯT Giang Mạnh Hà, đạo diễn vở “Dời đô” của Đoàn Cải lương Đồng Nai, vở diễn giành HCV Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2009 chia sẻ: “Lịch sử Việt Nam là một kho báu để sân khấu cũng như các ngành nghệ thuật khai thác. Điều quan trọng nhất với tôi khi bắt tay vào dàn dựng một vở lịch sử đó là cảm xúc của mình với giai đoạn lịch sử đó, với nhân vật đó. Với một câu chuyện cũ, nhưng đạo diễn chúng tôi phải có cách kể mới và một thông điệp mang hơi thở thời đại mới cho khán giả”.

Đầu tư thế nào cho phải

Tuy nhiên, không phải trong tổng số 13 vở tham dự liên hoan đều đạt tới thành công, vẫn có một số vở bộc lộ những yếu điểm như kịch bản rơi vào mô phỏng lịch sử, hình thức dàn dựng không mới, tiết tấu vở quá chậm... Có vở gây phản cảm vì hình thức trang trí và trang phục biểu diễn của nhân vật quá rườm rà, không phù hợp với cốt truyện và nhân vật. Có vở diễn mà người nghệ sĩ chưa biết thổi hồn để nhân vật của mình được sống động, gần với thời đại.

Có thể thấy rất rõ các vở diễn tại liên hoan đã mang tới một quan niệm rất rõ: Không phải cứ vở diễn đề tài lịch sử là phải được dàn dựng hoành tráng, đầu tư đông người. Đầu tư thế nào cho thích đáng, nói vấn đề của lịch sử mà thấy được quan điểm của con người thời đại hôm nay là vấn đề mà các đơn vị nghệ thuật sân khấu cần quan tâm.

Nhiều đồng nghiệp sân khấu thấy tiếc khi liên hoan không có sự hiện diện của hai đơn vị sân khấu kịch xã hội hóa đã rất thành công tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp 2009: Nhà hát Kịch Phú Nhuận với vở “Nỏ thần” và Sân khấu kịch IDECAF với vở “Ngàn năm tình sử”.

Ghi nhận lớn nhất tại liên hoan lần này đó là các nghệ sĩ sân khấu đã không hề thờ ơ với đề tài lịch sử, bằng lăng kính sáng tạo nghệ thuật, họ đã giúp cho khán giả hiểu hơn, yêu hơn và trân trọng hơn các nhân vật lịch sử của dân tộc.

Tuổi thọ của một vở lịch sử thường ngắn hơn một vở hiện đại, một vở bi kịch thường khó trụ bằng một vở hài kịch là điều thường thấy đối với sân khấu. Đây là lý do mà đồng nghiệp cảm thấy trân trọng các đơn vị đã chọn dựng mảng đề tài lịch sử, một món ăn tinh thần không phải tầng lớp khán giả nào cũng ưa thích.

 

                                                                                        Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nghi lễ “cúng dường dâng y” thể hiện lòng biết ơn cha mẹ trong Đại lễ Vu Lan

Chương trình Âm nhạc của tôi tháng 8: Mùa lá bay

Với chủ đề: Mùa lá bay, chương trình “Âm nhạc của tôi” tháng 8 sẽ là cuộc hội ngộ của những giọng ca đang được yêu thích hiện nay, cùng những tình khúc làm say đắm lòng người.

Xã hội hóa biểu diễn tới đâu?

Phải nhìn nhận làm nghệ thuật không thể không theo hướng thị trường vì thị trường chính là vấn đề cốt lõi trong chủ trương xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn

Làm phim độc lập: Tay không bắt giặc

Làm phim độc lập gần như giống với tay không bắt giặc. Từ xuất phát điểm là số không để có được thành công và quan trọng hơn hết là để phim của mình được công nhận.

Triển lãm ảnh mừng tuổi 20 của CLB nhiếp ảnh nữ Hải Âu

CLB nhiếp ảnh nữ Hải Âu vừa khai mạc triển lãm ảnh mừng tuổi 20 của mình tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mang tên “Hà Nội - Những góc nhìn”. Đây cũng là hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long của CLB Hải Âu.

 Ứng xử trong gia đình - khi sự im lặng không có nghĩa là "đồng ý"

(HBĐT) - Ông cha ta vẫn có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", câu nói đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Dễ hiểu, dễ thuộc lòng nhưng không phải bất cứ ai và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng thực hiện được đúng như vậy.

'Điều còn mãi' 2010: Những hồi ức về Thăng Long-Hà Nội

Hoà nhạc "Điều còn mãi" 2010 diễn ra vào đúng thời điểm lịch sử của đất nước, khi thủ đô Hà Nội 1000 năm tuổi. Do vậy, chủ đề của chương trình năm nay là Ngàn năm Thăng Long.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục