Ảnh Internet
(HBĐT) - Ông cha ta vẫn có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", câu nói đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Dễ hiểu, dễ thuộc lòng nhưng không phải bất cứ ai và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng thực hiện được đúng như vậy.
Đặc biệt là trong những gia đình có nhiều thế hệ với nhiều suy nghĩ, quan niệm sống khác nhau. Có nhiều người vì không muốn đối thoại mà chọn cho mình cách ứng xử im lặng, nhưng không có nghĩa là đồng ý. Và đó là dấu hiệu của một cuộc sống ngột ngạt thiếu vắng những tiếng cười, cuộc sống mà không một ai mong đợi.
Thấy cô con dâu đang trong thời kỳ mang bầu mà ít nói, ít cười, có dấu hiệu trầm uất, bà T than thở: Nhà đông người mà lúc nào cũng vắng ngắt như chùa "Bà Đanh" thật chán quá!
Thực tế M, cô con dâu của bà T không phải là người ít nói mà chỉ là bị đưa vào hoàn cảnh không muốn nói. Cậy thế mẹ chồng, chuyện lớn, chuyện nhỏ trong gia đình, bà T đều "xía vô" nhắc nhở. Từ chuyện cơm nước, giặt giũ, đi lại trong nhà đến chuyện chào hỏi xã giao khi có khách đến thăm... đều được bà giám sát chặt chẽ và buông lời dạy dỗ. Bà dạy những điều mà ngay cả những đứa trẻ đang học Tiểu học cũng đã có thể nhận thức được và cứ lặp đi lặp lại mãi. Trong khi cô con dâu lại là dân trí thức, cô ít khi nói những câu thừa và càng không thể nghe những câu mà bất cứ ai nghe cũng phải kêu gào “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Có điều cô không dám cãi lời mẹ bởi cho rằng sự thật bao giờ cũng dẫn đến mất lòng. Lắm lời, nhiều nhẽ, nhưng bà T lại là người bảo thủ ít khi nghe ý kiến góp ý của ai, nhất là con cái. Bởi vậy, tất cả những thành viên trong gia đình hiểu tính bà đều không muốn tranh luận, đồng nghĩa với việc hạn chế đối thoại. Đặc biệt là nàng dâu vì quá mệt mỏi với sự giám sát của mẹ chồng, lại không muốn đụng độ, nên ngày ngày cô chỉ sử dụng nhiều nhất 4 từ: dạ, vâng, không và có. Vì không có được tiếng nói chung nên cuộc sống lúc nào cũng ngột ngạt, căng thẳng.
Vợ chồng anh L, chị P sống với nhau đã có 2 mặt con. Cuộc sống không đến nỗi tệ, đặc biệt là ít khi hàng xóm thấy họ to tiếng. Nhưng có một điều mà chỉ những người có mối quan hệ gần gũi với gia đình anh chị mới thấu hiểu rằng họ luôn có “bão” ở trong lòng. Hai lý tưởng, hai quan niệm sống khác nhau , mỗi khi bàn bạc, tranh luận một việc gì đó là lại rơi trạng thái “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Chị không đồng ý với thói quen ăn mặc quá tuềnh toàng, hay cách nói chuyện bỗ bã của anh mỗi khi tiếp chuyện với bạn bè, người thân, nhưng góp ý dăm bảy lần vẫn không lại chị đành phó mặc. Mỗi lần nhìn thấy anh lặp lại hình ảnh như vậy chị rất khó chịu, nỗi bức xúc được thể hiện trong từng cử chỉ, nét mặt nhưng tuyệt nhiên chị không sử dụng lời nói. Còn chồng chị vốn quen với cách sống đơn giản “từ trong ra ngoài” nên anh lại cảm thấy khó chịu với cái sự cẩn thận, chỉn chu, cầu toàn quá mức của vợ. Nhưng xét về mặt nào đó anh thấy những điều chị nói và làm cũng đáng để anh phải nể, mặc dù với tính cách của mình anh khó có thể thực hiện theo. Vậy là mỗi khi chị lên lớp anh cũng kiên nhẫn ngồi nghe, nhưng là nghe cho xong chuyện và để tạo điều kiện cho chị được xả stress là chính, còn không hẳn anh đã tiếp thu, lĩnh hội tất cả những điều chị nói.
Trong gia đình truyền thống của người Việt, người ta thường khuyên nhau các câu như: “một điều nhịn là chín điều lành”, hay “cơm xôi bớt lửa”… để cho cuộc sống gia đình được êm ấm, thuận hoà. Nhưng khi sự “nhịn” chuyển sang trạng thái nhẫn nhục chịu đựng mà người phải nhịn phản ứng bằng cách hỏi không nói, gọi không thưa và im lặng không có nghĩa là đồng ý thì đó là điều thật đáng buồn.
Bùi Thuý
(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 23 - 25/8, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, Sở VV-TT&DL đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh Hoà Bình năm 2010. Tham dự hội thi lần này có 11 đoàn với gần 200 diễn viên, tuyên truyền viên. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và động viên hội thi.
Là điểm nhấn trong các sự kiện chào mừng Ðại hội thi đua yêu nước Thủ đô, 65 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chương trình nghệ thuật Tự hào hai tiếng Việt Nam sẽ diễn ra tại sân khấu Ðền Bà Kiệu bên hồ Hoàn Kiếm vào tối 2-9 tới. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tập đoàn Tân Hiệp Phát và Công ty Vision One tổ chức với sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng cùng hàng trăm diễn viên của nhiều đơn vị nghệ thuật trong cả nước.
Hoa hậu Mai Phương Thúy và Tân Hoa hậu Đặng Thị Ngọc Hân sẽ cùng trình diễn trang phục áo cưới tại Dạ tiệc Wedding Gala nhằm gây quỹ cho Chi hội từ thiện “Hiểu về trái tim” vào tối ngày 28/8 tới đây.
14h30 ngày 25/8, Hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương và Á hậu Nguyễn Ngọc Kiều Khanh trò chuyện cùng độc giả VnExpress về cuộc sống, việc học tập và trải nghiệm có được qua cuộc thi nhan sắc Việt
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 đã kết thúc song có lẽ, dư vị ngọt ngào của nó sẽ còn đọng mãi trong lòng công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế. Thành công của Cuộc thi đã được đánh giá là có ý nghĩa lớn về giá trị kết nối cộng đồng người Việt trên toàn thế giới; tôn vinh và quảng bá hình ảnh Việt Nam hội nhập…
(HBĐT) - Hiện nay, Mai Châu đã xây dựng được 82 nhà văn hoá trên tổng số 137 xóm bản, đạt tỷ lệ 59,85%. So với mặt bằng chung của toàn tỉnh là trên 70% thôn bản có nhà văn hoá thì đây là một tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên, với diện tích trung bình mỗi nhà văn hoá thôn bản trên 100m2; giá trị nhà thấp nhất xấp xỉ 100 triệu đồng, nhà cao nhất hơn 300 triệu đồng, Mai Châu đang đứng đầu toàn tỉnh về chất lượng nhà văn hoá.