Nghi lễ “cúng dường dâng y” thể hiện lòng biết ơn cha mẹ trong Đại lễ Vu Lan
(HBĐT) - Tích xưa kể lại rằng Đại lễ Vu Lan bắt nguồn khi Đức Phật Bản sư – người đã dạy đạo hiếu và giúp cho Bồ tát Mục Kiều Liên giải thoát mẹ khỏi cảnh ngạ quỷ - đi hành hoá (giáo hóa). Trên đường đi hành hoá, thấy một đống xương khô bên đường, Đức Phật liền đảnh lễ (cúi lạy).
Các đệ tử thấy vậy liền hỏi: “Ngài là thầy của trời và người sao phải đảnh lễ?” Đức Phật liền trả lời các đệ tử của mình: “Đống xương này có thể là tổ tiên, ông bà cha mẹ mình”. Nghe vậy, các đệ tử liền phân loại đống xương thành hai phần và lập mộ chu đáo. Nếu xương đen và nhẹ là phụ nữ, xương trắng và nặng là đàn ông. Sở dĩ xương phụ nữ đen và nhẹ là vì chịu nhiều hao tổn khi mang nặng, đẻ đau, nuôi con khôn lớn. Câu chuyện đã nói lên rằng người là Phật nhưng hiếu đạo của người làm con bao giờ cũng phải đặt lên trên hết. Qua đó ngài đã truyền dạy hiếu đạo làm con cho các đệ tử một cách sâu sắc, thấm thía. Từ tích này, đại lễ Vu Lan ra đời với ý nghĩa giáo dục và nhắc nhở con người về chữ “hiếu”, trong Đạo Phật có câu rằng: “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế” nghĩa là cha mẹ còn như Phật còn.
Mùa Vu Lan còn gọi là “mùa báo hiếu” kéo dài từ mồng 8 – 15 tháng Bảy âm lịch, được nhiều người thành kính đón nhận như một ngày lễ lớn trong năm. Thực tế trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, nhiều người khi cha mẹ đang sống, có thể do làm ăn, do bận bịu… nên đã quên lãng trách nhiệm làm con của mình. Bởi vậy, mùa Vu Lan là ngày nhắc nhở những người con quên lãng bố mẹ trong bao ngày tháng qua nhớ lại bổn phận, hiếu đạo làm con của mình”. Tuy nhiên, người con chỉ thực sự làm tròn chữ “hiếu” khi việc con cái báo hiếu cha mẹ là không kể thời gian, ngày giờ và không kể còn sống hay đã chết. Đó là việc làm thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ của mỗi một con người có cha, có mẹ, có ông bà tổ tiên.
Trao đổi với chúng tôi, Đại Đức Thích Đức Nguyên – Trụ trì chùa Hoà Bình Phật Quang (phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình) cho rằng: “ Ngay từ khi còn sống, dù có đi phương trời góc bể nào, làm gì cũng phải nghĩ đến cha mẹ đầu tiên. Sống tốt, sống sao để cha mẹ vui lòng, đó là một cách báo hiếu, là đạo làm người đầu tiên trong hành trình sống của mỗi con người. Chữ hiếu là đạo lý nằm lòng ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không tôn kính cha mẹ thì không tôn kính người khác được, nếu có thì chỉ là giả dối, lợi dụng nhau. Đạo hiếu không phải là thứ tự sinh ra mà là cả quá trình rèn dũa, giáo dục”. Để truyền dạy lại đạo hiếu cho con cái, cha mẹ cần là những người đi đầu, gương mẫu trong việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Mô hình phổ biến trong xã hội hiện nay là mô hình ba thế hệ ông bà – cha mẹ - con cái cùng chung sống dưới một mái nhà. Đây là điều kiện thuận lợi để cha mẹ giáo dục chữ “hiếu” cho con cái thông qua cách chăm lo, phụng dưỡng cha mẹ mình. Những việc làm đó của cha mẹ sẽ góp phần hình thành nhân cách, đạo đức và sự hiếu thảo trong con cái.
Điều quan trọng nhất trong chữ “hiếu” của người con đối với cha mẹ là không được để cho cha mẹ buồn, cha mẹ khóc. Theo quan điểm của đạo Phật – đó là một sự bất hiếu. Khi cha mẹ phải đau lòng, phải buồn khổ, phải tủi hận nhục nhã vì những hành động sai trái của con thì đó là bất hiếu. Xã hội hiện nay đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng, cứ mua cho cha mẹ một cái nhà thật to, hàng tháng chu cấp số tiền lớn…mà chẳng biết bữa cơm, giấc ngủ cha mẹ ra sao. Chữ “hiếu” chẳng thể mua bằng tiền mà chỉ có thể xuất phát từ chính trái tim, tấm lòng của những người con hướng về cha mẹ.
Cận kề Đại lễ Vu Lan, thành phố Hoà Bình tấp nập dòng người mua sắm vàng mã để đốt cho cha mẹ, ông bà đã khuất. Âu đó cũng là một cách báo hiếu bởi kể cả khi cha mẹ còn sống hay đã chết thì việc dâng cho cha mẹ cái này hay cái khác cũng đều xuất phát từ cái tâm báo hiếu. Nhưng báo hiếu cha mẹ đừng chờ đến khi cha mẹ đã khuất hay đợi ngày lễ Vu Lan mà người biết báo đáp ân đức của cha mẹ là người luôn biết sống trong ý thức thành kính, tận tuỵ phụng dưỡng cha mẹ được an vui cả vật chất và tinh thần lúc cha mẹ còn sống ở bên mình. Mỗi người cần trải tâm rộng lớn yêu thương đến mọi người, biết tương kính lẫn nhau, chia sẻ khổ đau, đem niềm vui đến với mọi người trong ý niệ xây dựng cuộc sống an vui thực tại. Và như thế, dù mỗi chúng ta theo tín ngưỡng nào hay không theo tín ngưỡng nào đi chăng nữa, mùa Vu Lan báo hiếu thực sự là một lễ hội văn hoá, tình người thắp sáng niềm tin và lẽ sống. Con người sẽ thực sự hạnh phúc, giải thoát khi các giá trị tình người được bảo lưu, tuôn chảy trong dòng đời.
Dương Liễu
(HBĐT) - Ông cha ta vẫn có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", câu nói đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Dễ hiểu, dễ thuộc lòng nhưng không phải bất cứ ai và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng thực hiện được đúng như vậy.
Hoà nhạc "Điều còn mãi" 2010 diễn ra vào đúng thời điểm lịch sử của đất nước, khi thủ đô Hà Nội 1000 năm tuổi. Do vậy, chủ đề của chương trình năm nay là Ngàn năm Thăng Long.
Người Việt Nam, ai chẳng có một Hà Nội trong trái tim, dù đó là những người không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Hàng loạt danh hài hai miền Nam, Bắc: Chí Trung, Vân Dung, Quang Thắng, Minh Vũ, Minh Nhí, Thanh Thúy, Đức Thịnh, Thanh Vân... sẽ có mặt trong Thư giãn cuối tuần, phiên bản mới của Gặp nhau cuối tuần, chính thức lên sóng VTV3 vào 21 giờ 10 phút tối thứ bảy hằng tuần từ ngày 28-8.
"Mặc dù giếng cổ ở đây chỉ được đào sâu từ 2-3m, nhưng nước không bao giờ cạn, cho dù các giếng khác quanh vùng có thể cạn trơ đáy. Có thể nói, hệ thống giếng cổ - giếng làng quê ông, nói nôm na đó chính là "nguồn mạch" đã tạo nên "bản sắc" con người vùng đất này" - ông Phan Lý Đại, người làng Cát Thủy (Hà Tĩnh) cho biết.
(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 23 - 25/8, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, Sở VV-TT&DL đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh Hoà Bình năm 2010. Tham dự hội thi lần này có 11 đoàn với gần 200 diễn viên, tuyên truyền viên. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và động viên hội thi.