Anh Kiều Văn Kiên bên những hiện vật cổ được sưu tầm qua nhiều năm

Anh Kiều Văn Kiên bên những hiện vật cổ được sưu tầm qua nhiều năm

(HBĐT) - Là người dân tộc Kinh, quê ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, cái duyên đưa anh Kiều Văn Kiên đến với hành trình sưu tầm hiện vật cổ dân tộc Thái cũng thật ngẫu nhiên và thú vị.

 

Năm 2004, anh kết hôn với chị Khà Thị Liên, dân tộc Thái ở xã Xăm Khòe, Mai Châu. Mới đầu, anh Kiên muốn tìm hiểu văn hóa Thái để hiểu hơn về vợ và văn hóa gia đình vợ cho hợp lẽ “đối nhân xử thế”. Nhưng càng tìm hiểu, anh càng say mê văn hóa dân tộc Thái từ những nếp nhà sàn, từ những vật dụng rất riêng và đặc trưng của người Thái Mai Châu. Tự bao giờ, niềm say mê tìm hiểu văn hóa Thái chảy trong anh như say thứ rượu ngô say nồng được cất từ bàn tay khéo léo của phụ nữ Thái. Khi nhận thấy văn hóa cổ truyền Thái đang ngày dần mai một cùng với dòng chảy của thời gian và sự thương mại hóa ngay trên vùng đất du lịch Mai Châu, anh cảm thấy đau xót  như máu chảy ra từ trong tim mình. Anh trăn trở và khao khát làm một cái gì đó ý nghĩa để bảo tồn và lưu giữ văn hóa dân tộc Thái. Từ đó ý tưởng sưu tầm cổ vật dân gian Thái  thôi thúc anh bắt đầu hành trình của mình năm 2005. Mỗi hiện vật được mang về xếp vào bộ sưu tập đều gắn với anh một cuộc hành trình và kỷ niệm.

 

Chị Liên, vợ anh tâm sự rằng, chị không còn đếm nổi bao nhiêu lần chồng chị lên đường với chiếc ba lô con cóc đựng 2 bộ quần áo, mì tôm, lương khô, cá khô  và chiếc xe Win cùng anh leo đèo, qua suối. Bởi anh không chỉ kiếm tìm hiện vật trong địa bàn Mai Châu mà còn sang cả những tỉnh Thanh Hóa. Nghe ngóng biết nhà ai có hiện vật cổ, anh đều vội vã lên đường ngay bởi anh lo sợ nếu chậm trễ một chút thì những hiện vật đó có thể rơi vào tay những người buôn đồ cổ hoặc hư hỏng, mai một. Nhiều lần anh cũng bị hiểu lầm là người buôn đồ cổ, bị người dân từ chối. Có những lần anh lặn lội hai ba ngày trời mới đến được gia đình mà anh nghe nói có hiện vật cổ. Nhưng thuyết phục được họ để mua không phải là chuyện dễ dàng. Cũng nhiều lần anh ra về tay trắng. Anh Kiên kể rằng, vài lần anh bị kẹt giữa rừng khi trời đã tối vì xe bị thủng xăm, phải dắt bộ hàng km mới tới được nhà dân để nhờ đèn điện vá xe. Hay nhiều lần gặp mưa bão giữa đường.

 

Anh nhận ra con đường phía trước còn dài lắm vì kho tàng văn hóa Thái rất đa dạng và phong phú. Để tiếp tục hành trình của mình, anh không thể mãi “đơn phương độc mã” mà cần tham gia một một tổ chức có tiếng nói để thuận lợi hơn cho công việc của mình. Năm 2009, anh chính thức trở thành thành viên Câu lạc bộ Unesco - Câu lạc bộ nghiên cứu và bảo tồn cổ vật. Thẻ hội viện Unesco như một tấm vé giúp anh “danh chính ngôn thuận” để thực hiện tâm huyết của mình.

 

Gian nan vất vả là vậy, nhưng niềm vui mỗi khi có được một món đồ cổ trong tay làm anh quên hết nhọc nhằn, tiếp cho anh thêm sức mạnh để tiếp tục cuộc hành trình tiếp theo. Hiện anh đã có trong tay hơn 500 hiện vật cổ theo từng chủ đề, từ những dụng cụ sinh hoạt gia đình cho đến đời sống tâm linh. Nổi bật là bộ đèn: đèn đất, đèn soi, đèn đi tuần của quan lang thời địa chủ. Bộ đồ cúng của thầy Mo: áo làm phép, trống, chiêng, lịch của thầy mo đi cúng. Bộ sưu tập nhạc cụ: Khèn bè, kèn đám ma, chiêng, cồng, trống, chập chóe, lằng khằng trong ma chay, cưới hỏi. Dụng cụ chế biến lương thực như bộ cối xay đá. Dụng cụ săn bắn hái lượm: bẫy, nỏ, súng chi mai, ; đồ trang sức: dây xà tích, vòng bạc, hoa tai. Dụng cụ dùng trong sinh hoạt gia đình: mâm đồng, đồ sôi, ớp, bát đời Lý, đời Trần, giỏ, bát, chum, bầu đựng muối. Trò chơi dân gian… Bên cạnh đó, anh còn tìm gặp những cụ già trong thôn bản, nhờ làm lại các kiểu bẫy, súng dùng trong hoạt động săn bắt ngày xưa. Không chỉ dừng lại ở bộ sưu tập, anh Kiên đang ấp ủ ước mơ mở phòng trưng bày hiện vật cổ để giới thiệu với khách trong và ngoài nước về văn hóa dân tộc Thái ngay tại huyện Mai Châu. Anh chia sẻ với ông Hà Công Tín và được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của ông. Ông Tín cũng đã đồng ý về phụ trách phòng “Tìm hiểu văn hóa Thái” của phòng trưng bày để giới thiệu cho khách đến tham quan, những người muốn tìm hiểu văn hóa Thái.

 

Văn hóa là điểm hẹn chung cho những người say mê tìm hiểu, nghiên cứu. Nếu như ông Hà Công Tín, xóm Mỏ, Chiềng Châu, Mai Châu đã nghiên cứu và nắm giữ một kho tàng văn hóa phi vật thể dân tộc Thái, thì anh Kiều Văn Kiên có trong tay bộ sưu tập hiện vật cổ văn hóa Thái. Hai con người - hai thế hệ - hai dân tộc  hai quan niệm sống khác nhau nhưng đã cùng chung lý tưởng cùng tâm huyết bảo tồn và lưu truyền văn hóa dân tộc Thái Mai Châu nói riêng và dân tộc Thái nói chung cho thế hệ mai sau.

 

                                                                                           Hồng Tú

 

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục