Qua 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa – xã hội, đất nước ta đã có nhiều bước đột phá đáng tự hào, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Từ những thành quả đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đưa ra chiến lược phát triển văn hóa – xã hội từ năm 2011 – 2020, có những điểm rất đáng quan tâm. Đặc biệt là phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, hài hòa với phát triển kinh tế.

 

 

Du khách trong và ngoài nước tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TPHCM. Ảnh: MINH AN

Chiến lược phát triển đã nêu rõ: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật. Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

Theo tôi, nếu đi vào chi tiết của từng lĩnh vực văn hóa thì có rất nhiều điều phải làm. Chẳng hạn như bảo tồn, bảo tàng. Hiện nay, hệ thống bảo tàng của chúng ta chưa thật sự hấp dẫn khách tham quan. Chúng ta mới chỉ giới thiệu được những gì chúng ta có, chứ chưa có được những bảo tàng lớn, giới thiệu được nhiều hiện vật, những giá trị văn hóa đặc sắc của nhân loại.

Tôi nghĩ, việc quy hoạch, đầu tư phát triển bảo tàng cho xứng tầm thời đại, xứng tầm với một thành phố được mang tên Bác Hồ kính yêu và để lại cho muôn đời sau, đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược, đồng thời Chính phủ phải đầu tư lớn, chứ một mình TPHCM không thể nào làm nổi. Nếu làm được công trình này, không chỉ phục vụ tốt nhu cầu tham quan, tìm hiểu của người dân trong nước mà còn góp phần tạo nên một điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng rất quan trọng. Nếu như muốn văn hóa, thể thao, du lịch phát triển, đòi hỏi phải có những con người tài năng, được đào tạo bài bản ngay từ đầu. Nếu đầu tư không đúng tầm, các tài năng cũng khó lòng phát huy được tiềm năng của mình. Từ đó sẽ dễ dẫn tới hệ quả lãng phí tài năng không đáng có

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng thành công Đại hội

Cấp mới 2071 thẻ thư viện

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở đã cấp mới được 2071 thẻ thư viện, trong đó, thư viện tỉnh đã cấp mới được 548 thẻ, nâng tổng số thẻ độc giả tại thư viện là 1.400 thẻ, thư viện các huyện cấp mới được 1.523 thẻ, nâng số thẻ độc giả tại thư viện huyện là 2.000 thẻ.

LHPQT VN 2010: Chuyện bi hài trên Thảm đỏ

Cánh phóng viên ảnh "vật vã" tìm chỗ tác nghiệp trong khi ngay cả diễn viên Việt Nam cũng tới xin chụp hình với hai ngôi sao Hong Kong.

Lê Hoàng: Tôi không kỳ vọng điện ảnh VN chuyển biến sau LHP

Đạo diễn Lê Hoàng không chỉ nổi tiếng với các bộ phim mà còn nổi tiếng bởi sự “chua ngoa” trong các phát ngôn của mình. Trong kỳ LHP Quốc tế VN lần thứ 1 này, ông không có phim tham dự nhưng vẫn là một đạo diễn được chú ý mỗi khi xuất hiện ở một nơi nào đó trong các hoạt động của LHP.

Làm phim ca nhạc đâu dễ...

Khá lâu trước đây, khán giả từng xem một bộ phim truyện ca nhạc lấy cảm hứng từ những ca khúc của Trịnh Công Sơn, bộ phim có tên “Em còn nhớ hay em đã quên”. Gần đây nhất, tết 2010, bộ phim “Những nụ hôn rực rỡ” đã tạo nên không khí sôi động tại các rạp bởi những giai điệu trẻ trung, tươi vui, những điệu nhảy sôi động. Phải nói rằng, những bộ phim đề tài ca nhạc ở Việt Nam không nhiều, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trong đó những bộ phim được xem là thành công lại càng ít...

Xuất bản tập thơ Xuân Quỳnh song ngữ Việt-Pháp

Tuyển tập 32 bài thơ của nữ sỹ Xuân Quỳnh (1942-1988) vừa được dịch và in song ngữ Việt-Pháp với một tiêu đề lạ "Nếu ngày mai... Si demain..."

Duy trì hoạt động 2.035 tổ, đội văn nghệ

(HBĐT) - Toàn tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của 2.035 tổ, đội văn nghệ quần chúng tại cơ sở, tổ chức được 6.750 buổi biểu diễn ước phục vụ 1.457.000 lượt người xem.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục