Dạy chữ cho học sinh Khmer
Chưa bao giờ tiếng dân tộc được đề cao, tôn trọng như vậy, nhiều vị cao niên dân tộc Khmer nhận xét.
Đa dạng loại hình giáo dục
Ngôi Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) Hậu Giang được đầu tư trên 50 tỷ đồng nằm cặp lộ (ngã ba Vĩnh Tường - Long Mỹ) có không gian rộng rãi khang trang và được trang bị khá hiện đại với hệ thống máy tính, bảng tương tác thông minh… “Năm học này 3 khối lớp có 242 em, chủ yếu là con em đồng bào Khmer nghèo, vùng sâu vùng xa. Năm ngoái tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 85,3%”, thầy Hiệu trưởng Phan Ngọc Thuần giới thiệu.
Ngoài nội dung chương trình như các trường khác, ở đây còn dạy tiếng Khmer 3 tiết/tuần, nhiều em khi tốt nghiệp nói được 3 thứ tiếng (Anh, Việt, Khmer). Từ ngôi trường này nhiều em đã bước vào giảng đường đại học.
Đến nay, toàn vùng có 9 trường DTNT cấp tỉnh và 15 trường cấp huyện. Hàng năm có trên 6.400 học sinh Khmer theo học. Giáo viên dạy chữ Khmer được hưởng phụ cấp thêm 50% lương, học sinh dân tộc Khmer được miễn học phí, hưởng chế độ chính sách ưu đãi, được cấp dụng cụ học tập và mượn sách giáo khoa, riêng học sinh trong hệ thống trường DTNT được nhà nước chăm lo toàn bộ từ học hành, ăn, ở và các chế độ khác…
Ngoài hệ thống trường văn hóa, con em người Khmer còn theo học tại trường Phật giáo. Trường Bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam bộ tại Sóc Trăng đã đào tạo được 16 khóa với hơn 800 tăng sinh. Ngoài ra, nhiều chư tăng còn theo học các trường đại học tại TPHCM, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành tin học, kế toán, du lịch, Anh văn; trên 50 vị đang du học tại các trường đại học Phật giáo ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ.
Nhiều vị cao niên người Khmer trong vùng cùng nhận định chưa bao giờ tiếng dân tộc được đề cao, tôn trọng như vậy.
Còn cần nhiều nỗ lực
Bây giờ bà con Khmer gặp nhau hay hỏi con anh học lớp mấy, ra nghề chưa, thay vì hỏi con anh đi tu chưa như ngày trước. “Đó là sự thay đổi lớn về nhận thức”, Phó ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh Kim Hồng Danh khẳng định. Trước kia cả chục người mới có 1 người đi học nay đã khác hẳn.
Trà Vinh hiện có trên 1.000 sinh viên đại học người Khmer. Có cả thạc sĩ tu nghiệp nước ngoài. Trình độ dân trí của bà con ngày càng cao, “bùng nổ” đội ngũ trí thức người Khmer cống hiến trên rất nhiều lĩnh vực xã hội.
* Đến nay, so với năm 1991, số lượng học sinh Khmer tăng gấp 2 lần, giáo viên Khmer tăng 2,04 lần. Sinh viên đại học tăng về số lượng và chất lượng (trung bình có khoảng 2.200 sinh viên/năm). |
Thượng tọa Lý Hùng, Ủy viên DK Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP Cần Thơ phân tích: “Đất nước ta đang trên đà tiến lên CNH - HĐH và người dân Khmer Nam bộ cũng không nằm ngoài bước chuyển đó. Bà con không chỉ cắm cúi với thửa ruộng nữa mà đã thấy rõ cái chữ sẽ thay đổi cuộc đời. Đảng - Nhà nước nhất quán chính sách nâng cao dân trí cho toàn dân và quan tâm ưu đãi cho con em dân tộc Khmer, nên xu hướng học tập ngày càng phát triển, mở rộng”.
Chùa Pitu Khôsa Răngsây, nơi thượng tọa đang trụ trì, đã vận động phật tử đóng góp hơn 2 tỷ đồng cho quỹ khuyến học, Tiếp sức mùa thi, mở lớp học miễn phí… cho con em người Khmer nghèo.
Giữ gìn, phát huy tiếng dân tộc cũng chính là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đó. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ nhưng do tập quán bà con Khmer thường sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, dịch vụ; thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cuộc sống còn khó khăn, trình độ dân trí thấp. Điều này khiến việc tiếp nhận chủ trương, chính sách, ứng dụng KHKT, tiếp nhận thông tin… chưa tương xứng với nỗ lực đầu tư và đóng góp của xã hội.
Có một thực tế là khá nhiều học sinh Khmer nói, hiểu được nhưng viết chữ Khmer rất khó khăn. Trường DTNT Hậu Giang có 173 em tham gia học tiếng Khmer thì 51 em chưa nói được, 114 em học quyển 1, 54 em học quyển 2 của chương trình tiểu học (từ vỡ lòng trở lên có 7 quyển, do NXB Giáo dục ấn hành).
Các ngôi chùa Khmer không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là trường học chữ, truyền dạy nhân cách, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng – Nhà nước. Tỷ lệ 70% sư sãi chỉ có trình độ phổ thông cơ sở, 10% số sư không biết chữ quốc ngữ, số sư có trình độ trung cấp Phật học còn khiêm tốn chắc sẽ khiến nhiều người quan tâm, suy nghĩ?
Theo SGGP
Đất nước mở cửa, song song với sự phát triển về kinh tế là những giao thoa văn hóa. Các trào lưu, làn sóng văn hóa của thế giới cũng theo sự mở cửa tràn vào nước ta. Và như một quy luật tất yếu, bên cạnh những tinh hoa văn hóa cũng đi kèm không ít những dạng văn hóa xa lạ với truyền thống dân tộc, thậm chí đôi khi còn phi văn hóa, đồi trụy…
Ngày 27/10, các nguồn thạo tin cho biết cảnh sát Pháp đã tìm thấy chiếc đĩa vàng thuộc kho báu Lava nổi tiếng thế giới, nhưng bị thất lạc cách đây 25 năm.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác song phương giữa hai thủ đô Hà Nội và Paris, đồng thời kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND TP Hà Nội và Vùng Ile-de-France phối hợp tổ chức đêm thời trang Pháp - Việt đặc biệt vào tối 3-11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 28/10, huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” và 10 năm thực hiện CVĐ “Ngày vì người nghèo”.
(HBĐT) - “Không phải mẹ chồng khó tính, chỉ có con dâu không biết đối xử với mẹ chồng…”, đó là điều chia sẻ của chị Phương, phường Tân Hoà (TPHB).
Đó là tên triển lãm tranh đang diễn ra tại phòng trưng bày 16 Lê Thái Tổ (Hà Nội).