Nghề dệt thổ cẩm được các gia đình người Thái - Mai Châu lưu giữ qua nhiều thế hệ

Nghề dệt thổ cẩm được các gia đình người Thái - Mai Châu lưu giữ qua nhiều thế hệ

(HBĐT) - Văn hoá dân tộc Thái (huyện Mai Châu) gắn liền với những phong tục tập quán mang tính giáo dục trong đời sống sinh hoạt như lễ cơm mới, xên bản, xên mường... Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng với những nét văn hóa Thái độc đáo đã tạo cho Mai Châu có sức hút đặc biệt về du lịch.

 

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, sự du nhập nhiều dòng văn hoá từ du khách quốc tế... thời gian gần đây đã tác động đến đời sống người dân nói chung, văn hoá Thái nói riêng. Trước thực tế đó, việc bảo tồn, phát huy văn hoá Thái truyền thống cần được quan tâm, chú trọng hơn bao giờ hết, bắt đầu từ mỗi cá nhân trong mỗi hộ gia đình.

 

Đến dự lễ cơm mới tại nhà anh Khà Văn Dô - xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, chúng tôi thán phục bởi sự chu tất, cẩn thận trong việc sắp cỗ, mời thầy cúng chuẩn bị cho nghi lễ. Anh Dô cởi mở: Từ đời cha ông mình đã làm như thế, bây giờ mình cũng phải làm đúng theo phong tục cho con cái nó biết, sau này mình không còn, nó cũng biết để làm cho chu đáo. Lúa mới gặt về mà chưa khấn báo tổ tiên thì chưa được ăn.

 

Đối với người Thái Mai Châu, lễ cơm mới có tính chất gia đình, được tiến hành to, nhỏ tùy theo điều kiện. Điều đáng nói là tuy chỉ tồn tại, duy trì ở quy mô gia đình nhưng đây là một nghi lễ truyền thống vẫn được người dân lưu giữ khá trọn vẹn. Cứ sau tháng 8 âm lịch, thu hoạch lúa xong là các hộ gia đình lại lần lượt làm lễ cúng cơm mới với ý nghĩa báo cáo với ông bà tổ tiên mùa màng đã được thu hoạch, xin phép được ăn cơm mới. Trò chuyện với chúng tôi, cụ cao niên Hà Công Sáng, xóm Văn, thị trấn Mai Châu cho biết: Người Thái coi trọng lễ cơm mới. ông bà, bố mẹ chỉ bảo con cái phải làm cúng lễ cho chu đáo bởi ý nghĩa gần gũi nhất của lễ cúng là thể hiện sự báo ơn, hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối với đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên. Cũng qua lễ cúng này, ông bà, cha mẹ sẽ dạy bảo cho con cái về đạo đức, lễ phép, lẽ sống trên dưới ở đời.

 

Cùng với các lễ hội, nhà ở, trang phục, ẩm thực... là những nét văn hóa truyền thống của người Thái đang được mỗi hộ gia đình nơi đây trân trọng, lưu giữ. Bản Văn - thị trấn Mai Châu có 92 hộ thì 100% hộ ở nhà sàn, hơn 70 hộ còn có khung cửi... Chia sẻ với chúng tôi về những con số này, chị Lò Thị Thành, Bí thư chi bộ xóm cho biết: Bây giờ, có nhà xây, có vải công nghiệp rồi nhưng người già vẫn động viên con cháu ở nhà sàn, dệt vải thổ cẩm. Với ý nghĩa giáo dục cao, mỗi gia đình giữ lại khung cửu, mẹ dạy con, bà dạy cháu se tơ, dệt vải và lồng vào đó giáo dục con gái về bổn phận chăm sóc, lo lắng cho gia đình. Người con cũng từ đó hiểu thêm về sự vất vả, chăm chút của cha mẹ bắt đầu từ manh áo, tấm quần. Cứ thế, đời nọ nối tiếp đời kia, giữ gìn văn hóa truyền thống để giáo dục con cháu về đạo đức, không mất đi bản sắc cá nhân và dân tộc giữa sự phát triển, đổi thay nhanh chóng của xã hội.

 

 

 

                                                                                         Dương Liễu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Dạy con từ thuở lên ba

(HBĐT) - Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở lên ba”, ở tuổi này, trẻ em đang tập nói, hay bắt chước người lớn từ câu nói, hành động, việc làm… Nếu trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, tư duy của trẻ sẽ phát triển theo hướng thông minh, lễ phép và ngược lại nếu không được dạy bảo theo nền nếp từ bé, lớn lên khó đưa vào khuôn phép.

Hội họa trẻ 2010: Những chuyển biến mới

Cùng thời điểm đầu tháng 11, hai cuộc triển lãm tại phòng tranh của Trường Đại học Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật TPHCM đang gây được sự chú ý của giới mỹ thuật trẻ thành phố.

Hãy đề cử cho chúng tôi!

Vòng đề cử Giải Mai Vàng lần thứ XVI- 2010 đang vào giai đoạn quyết liệt, các nghệ sĩ đang mong mỏi nhận được từng lá phiếu đề cử của bạn đọc gần xa dành cho họ

Tiếp nhận bia tưởng niệm "Phong trào Đông Du"

Sáng ngày 3-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tiếp nhận bia tưởng niệm “Phong trào Đông Du” do Hiệp hội Asaba Việt Nam tại Nhật Bản và những người Nhật Bản hảo tâm trao tặng Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên - Huế.

Thanh Lam, Mỹ Linh... hát vì miền Trung

Với hai mức 800 ngàn/1 vé tầng 2 và 1 triệu đồng/vé tầng 1 để đổi lấy một đêm nhạc "Là người con đất Việt" đầy ý nghĩa, xúc động diễn ra tối qua 2/11 tại Cung văn hóa Hữu Nghị quả cũng đáng trân trọng.

Một gia đình văn hóa tiêu biểu

(HBĐT) - Nhắc đến gia đình anh Bùi Đức Lợi ở xóm Đạn, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn), bà con xung quanh ai cũng trầm trồ khen ngợi bởi đây là một gia đình văn hóa tiêu biểu trong nhiều năm liền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục