Một cảnh chiến trận trong Khát vọng Thăng Long

Một cảnh chiến trận trong Khát vọng Thăng Long

Bộ phim thuyết phục người xem qua màu sắc lịch sử toát ra từ bối cảnh, tạo hình nhân vật, tới câu chuyện về nhà Lê đầy những biến cố, tạo nên một tấn bi kịch làm thay đổi cả một triều đại. Bộ phim thể hiện tâm huyết của những nhà làm phim muốn dựng lên một câu chuyện lịch sử gắn liền với một giai đoạn trọng đại của dân tộc Việt, dấu ấn làm nên một kinh thành Thăng Long huyền thoại.

 

Một bộ phim muốn thành công phải là sự kết hợp của nhiều yếu tố từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên tới bối cảnh, đạo cụ, âm nhạc… Tuy nhiên, theo dõi bộ phim có thể nhận thấy, ngay từ khâu kịch bản đã chưa thuyết phục, khả năng diễn xuất của các nhân vật cũng không đều… Những nhân vật làm nên cái hồn của bộ phim như Lý Công Uẩn, Lê Long Đĩnh được thể hiện khá tốt, nhất là vai Lê Long Đĩnh.

Đình Toàn, một gương mặt sân khấu bước qua điện ảnh nhưng được giao ngay một vai lớn, điều này chứng tỏ con mắt tinh đời của đạo diễn. Với nhân vật này, kịch bản đã tạo cơ hội cho Đình Toàn thỏa sức bộc lộ khả năng hóa thân đa dạng của mình. Bản lĩnh của diễn viên được thể hiện qua những cảnh quay cận, đặc tả cảm xúc phức tạp của một nhân vật tham vọng, độc ác, mưu mô. Chỉ tiếc rằng, giá như Đình Toàn tiết chế được “chất sân khấu” đôi lúc hơi quá đà trong động tác diễn thì có thể xem Lê Long Đĩnh là một vai hoàn hảo.

Nhân vật chính Lý Công Uẩn, linh hồn của Khát vọng Thăng Long, cũng là một lựa chọn đúng của đạo diễn. Ấn tượng của nhân vật này chính là mặt tạo hình. Ngọc Ngoan lột tả hình tượng Lý Công Uẩn với đầy đủ bản chất của một đấng anh hùng, trượng nghĩa, một con người có đủ khí chất để trở thành một bậc minh quân sau này.

Ngay từ bé ông đã là nhân vật can đảm, biết bênh vực kẻ yếu, chống lại kẻ xấu. Một cậu bé được nhà sư Vạn Hạnh truyền dạy cho lý tưởng sống cao đẹp và đã đem lý tưởng đó để phò vua, giúp dân, cứu nước. Đó là hình ảnh một bậc trượng phu biết đau lòng, phản kháng trước những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến.

Thêm một nhân vật nữa cũng được đánh giá cao về mặt diễn xuất đó là vua Lê Hoàn do Thạch Kim Long thủ vai. Lê Long Đĩnh hay Lý Công Uẩn còn nhận được hai luồng khen chê trái chiều song Lê Hoàn dù không phải là vai dài hơi nhưng lại chiếm trọn cảm tình của khán giả.

Ngoài 3 nhân vật kể trên, các nhân vật còn lại khá khiên cưỡng. Ca nữ, người được xem là nhân vật nữ chính trong bộ phim, được cả Lê Long Đĩnh lẫn Lý Công Uẩn ưu ái, song lại là nhân vật khiến người xem thất vọng vì không được đẹp đủ để làm say đắm những bậc quân tử. Hơn nữa diễn xuất khá cứng và luôn bị đặt trong những tình huống khiên cưỡng, nhất là đoạn cuối phim nàng bỗng nhiên từ “trên trời rơi xuống” để hứng cho Lý Công Uẩn mũi tên thù địch từ phía Lê Long Đĩnh.

Nhân vật hoàng hậu do Ngô Mỹ Uyên đóng cũng không đạt. Đây là một nhân vật thiếu đồng nhất về mặt tính cách và đóng hơi cương. Hai nhân vật phụ nữa trong phim là cha con người lính cũng vậy. Người xem hiểu rõ ý đồ của nhà làm phim là cố tình tạo điểm nhấn về tình phụ tử để lột tả sự khắc nghiệt của chiến tranh, qua đó tạo nên sự xúc động. Song cả hai nhân vật đều không tạo được cảm xúc đó. Chưa kể chi tiết nàng vũ nữ múa trên cổng thành trước làn tên mũi giáo của kẻ thù khiến người xem liên tưởng đến một bộ phim lịch sử khá nổi tiếng của Trung Quốc!

Một câu chuyện thuyết phục là một câu chuyện với những tình tiết được xây dựng chặt chẽ, logic. Vẫn biết làm phim lịch sử ở Việt Nam là khó bởi những nhà làm phim có quá ít tư liệu, do đó người xem chấp nhận sự hư cấu trong các bộ phim. Tuy nhiên sự hư cấu của Khát vọng Thăng Long vẫn chưa đủ để tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh. Phim không hề lý giải tại sao vua Lê Hoàn có 4 người con trai nhưng lại ưu ái người con trai út nhất. Các chi tiết lịch sử không đủ để khán giả, nhất là lớp trẻ hình dung hết về một triều đại đầy biến cố. Lê Long Đĩnh chết ở cái tuổi 24 một cách đột ngột, không lý do mà không hề có một lời giải thích. Lý Công Uẩn lên ngôi cũng bất ngờ như cái kết dành cho Lê Long Đĩnh. Và Khát vọng Thăng Long, cái tên của bộ phim chỉ thực sự bắt đầu bằng cái kết khá đẹp, khá hoành tráng, đó là Lý Công Uẩn giương buồm rời đô về Thăng Long, mở ra một triều đại mới của dân tộc Việt.

 

                                                                                        Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Gia đình văn hóa với mô hình ít con

(HBĐT) - Cưới nhau được 4 năm, anh chị Thảo - Lý đã cho ra đời hai “cách cách”. Là con trưởng trong dòng họ Nguyễn, chuyện sinh con một bề cũng lắm chuyện phải bàn, nhất là vào ngày giỗ họ.

“Những tiếng nói mới từ Việt Nam” tại Mỹ

Đây là lần đầu tiên, Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ tổ chức chương trình giới thiệu phim Việt Nam với tên gọi “New Voices from Vietnam” (Những tiếng nói mới từ Việt Nam). Chương trình diễn ra từ ngày 5 đến 14-11 tại Hollywood, nhằm vinh danh những phim Việt được đánh giá cao trong thập niên vừa qua (2000-2010).

Đề cử giải Mai Vàng đến hết này 24/11/2010: Vắt kiệt sức cho vai diễn

Các nghệ sĩ sân khấu chia sẻ những cảm xúc và quá trình lao động nghệ thuật của mình về những vai diễn nổi bật của họ trong năm

Triển lãm tranh ảnh ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Tây Ninh

Triển lãm do Hội Mỹ thuật TPHCM phối hợp với Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Tây Ninh phối hợp tổ chức, có chủ đề “Khát vọng sống”, diễn ra tại NVH Thanh Niên từ 12-20.11.

Phim sử thi võ thuật “Kiếm vũ” ra mắt tại Việt Nam

Bộ phim sử thi, võ thuật hoành tráng mới nhất của đạo diễn Ngô Vũ Sâm “Reign of Assassins“ (Kiếm vũ) sẽ ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 12/11.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân thôn Rộc Trụ, xã Khoan Dụ ( Lạc Thuỷ)

(HBĐT) - Ngày 10/11, khu dân cư thôn Rộc Trụ và Khoan Dụ đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh uỷ, Giám đốc Sở NN & PTTN, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, sở VH -TT&DL huyện uỷ Lạc Thuỷ đã đến dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục