Chiều 15/11, Bộ VH, TT&DL đã tổ chức họp báo, giới thiệu về Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam sẽ diễn ra từ 20 đến 24/11 tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam, Hà Nội. Đây là hoạt động tiếp nối chuỗi sự kiện kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về di sản văn hóa dân tộc.

 

Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 2010 mang chủ đề "Dấu ấn Thăng Long - Hà Nội và Tuổi trẻ với Di sản văn hoá Việt Nam", do Bộ VH, TT&DL, UBND TP Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Những nét đặc sắc của Di sản văn hóa Việt Nam sẽ được giới thiệu qua các hoạt động phong phú: Khu trưng bày Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ giới thiệu tổng quát về Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hoá thế giới qua hệ thống các loại hình kiến trúc còn lại trên mặt đất và quần thể các dấu tích nền móng cung điện, các loại hình di vật độc đáo được phát hiện dưới lòng đất tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; những khám phá quan trọng của khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu với quần thể di tích kiến trúc phong phú, đa dạng cùng hàng triệu di vật thuộc nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX), Đinh, Tiền Lê (thế kỷ X), Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Lê sơ (1428-1527), Mạc (1527- 1592), Lê Trung Hưng (1593- 1789) và Nguyễn (1802- 1945)…; những giá trị nổi bật toàn cầu khi là nơi diễn ra sự giao thoa các giá trị văn hoá của phương Đông và thế giới, là trung tâm chính trị, văn hoá, trung tâm quyền lực quốc gia suốt từ đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.

Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội - Di sản văn hóa thế giới, niềm tự hào của Việt Nam.

Trong những Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, sẽ có triển lãm 500 cổ vật Thăng Long, do Trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn cổ vật Thăng Long thực hiện sẽ giới thiệu, trong đó, có nhiều cổ vật lần đầu được trưng bày: Cổ vật Đông Sơn, Cổ vật 10 thế kỷ đầu công nguyên, Cổ vật Đinh, Lê, Lý, Trần (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV), Cổ vật thời Lê (từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVIII) và Cổ vật thời Nguyễn.

Tại đây còn giới thiệu các hình ảnh, ấn phẩm sách Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, với 200 tư liệu quý hiếm đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia, giới thiệu phong tục tập quán, của ngon vật lạ, thủ công mỹ nghệ của người Hà Nội vv…

Di sản tư liệu thế giới Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 tấm bia Tiến sỹ sẽ được giới thiệu qua phần trưng bày "Văn Miếu - Quốc Tử Giám và học hành thi cử nho học".

Triển lãm gồm 80 bức ảnh tư liệu ảnh chụp từ năm 1913 - 1925, 20 bản đồ Thăng Long thời Lê, bản đồ Hà Nội thời Nguyễn, những sách học và đồ dùng học tập của nho sinh và những hiện vật khai quật từ dưới lòng đất của khu trường Giám xưa, giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đặc biệt, phần trưng bày sẽ giới thiệu khá sâu giá trị lịch sử, văn hoá, mỹ thuật của 82 tấm bia Tiến sỹ - Di sản tư liệu thế giới.

Cũng trong những ngày này, BTC sẽ giới thiệu tinh hoa thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội với các sản phẩm tinh xảo, độc đáo; văn hoá ẩm thực Hà Nội với các món ăn ngon: phở, bún ốc, bún thang, bánh tụm, bánh đúc, bánh phu thê… BTC còn giới thiệu lễ rước và nghi thức dâng hương tổ nghề, dâng hương Thành Hoàng làng Triều Khúc theo đúng nghi lễ dân gian; trình diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, thao diễn tay nghề, nét đẹp văn hoá lễ hội, phong tục tập quán, giao tiếp ứng xử với sự tham gia của các gia đình tam - tứ đại đồng đường, lễ mừng thọ cho 30 người cao tuổi.

Ngày di sản năm nay còn có hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội", đề cập tới nhiều khía cạnh liên quan tới việc bảo tồn các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ca trù ở Hà Nội và đặc biệt là các vấn đề đang được dư luận quan tâm như: việc tu bổ di tích đền Và (Hà Tây cũ), Thành cổ Sơn Tây, thực trạng về các lễ hội ở Hà Nội v.v…


                                                                                    Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tiết mục tham gia liên hoan thể loại tốp ca - dân ca khối THCS

Hạnh phúc gia đình từ những bữa cơm đoàn tụ

(HBĐT) - Hạnh phúc gia đình không chỉ thể hiện qua những lời nói ngọt ngào, tình yêu, lòng chung thuỷ, dạy dỗ con cái thành đạt… cũng cần lắm từ những bữa cơm hàng ngày. Nhiều người quan niệm ngày hai bữa cơm ăn đâu chẳng được, cốt xong bữa.

Nhiều cổ vật lần đầu ra mắt công chúng

Ngày Di sản văn hoá Việt Nam lần thứ 6 sẽ không chỉ được tổ chức trong một ngày mà kéo dài tới năm ngày tại Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam, 2 Hoa Lư Hà Nội.

Một đoàn kịch tâm huyết với đề tài người chiến sỹ Công an

"Chẳng cứ tôi mà các Trưởng đoàn tiền nhiệm và các nghệ sỹ Đoàn Kịch Quảng Ninh từ trước tới nay đều "thích" đề tài về lực lượng CAND nói riêng, đề tài bình yên cuộc sống nói chung". Chính hình ảnh người chiến sỹ Công an nhân dân đã là tấm gương "Người thật việc thật" là chất liệu cho các nghệ sỹ sáng tạo..." - NSƯT Bằng Thái, Trưởng đoàn Kịch Quảng Ninh tâm sự

Quan trọng là được khán giả nhớ

Với nhiều diễn viên, sự động viên lớn nhất chính là được khán giả nhớ đến vai diễn của mình

Vực dậy nghệ thuật cải lương: Khó, tại sao?

Chủ trương nâng cấp cải lương của TPHCM đang dần trôi sang năm thứ 9, thế nhưng tình hình cải lương vẫn không mấy sáng sủa hơn trước. Hiện nay, mỗi khi nhắc đến chuyện vực dậy nghệ thuật cải lương, ai nấy đều có chung cảm nhận: khó! Tại sao?

Kỳ Sơn xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

(HBĐT) - Trong thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và MTTQ huyện Kỳ Sơn đã triển khai thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” và đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục