Tranh của NSND Doãn Châu in đậm tình cảm trân trọng, quí mến của ông với bạn bè, với người thân. Nó cho thấy, điều mà NSND Doãn Châu có còn quí giá hơn nhiều lần tiền bạc: Ông có rất nhiều người tri kỷ.

 

Ngắm những bức tranh trong triển lãm "Chân dung và tĩnh vật" của họa sĩ, NSND Doãn Châu, dường như cảm giác thanh thản, nhẹ nhõm và cả sự gần gũi, thân thương cứ choáng ngợp. Vẫn những màu ấy, vải ấy, cây cọ vẽ ấy, mà dưới bàn tay của người họa sĩ, sao mỗi nét vẽ lại gợi những rung động sâu sắc nhường ấy…

Có lẽ, bởi thế mà lễ khai mạc triển lãm vào cuối chiều ngày 3/12 tại Hà Nội đã thu hút rất đông người xem, trong đó, góp mặt nhiều gương mặt nghệ sĩ đến chia vui với người nghệ sĩ tài hoa: NSND Trọng Khôi, họa sĩ Lê Đại Chúc, NSƯT Lan Hương, Trung Anh v.v…

Là một trong những người có bức chân dung trong triển lãm, NSND Đoàn Dũng cũng bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, để được cùng khán giả chiêm ngưỡng triển lãm đặc biệt này. Nụ cười luôn tỏa sáng trên môi của vợ NSND Doãn Châu, nghệ sĩ Bích Thu và con trai, họa sĩ Doãn Bằng, đã thay mọi lời nói về niềm hạnh phúc của gia đình trước triển lãm cá nhân của người họa sĩ đã qua thời trai trẻ…

Bạn bè chúc mừng NSND Doãn Châu.

Không nhiều tranh, chỉ 31 bức chân dung và tĩnh vật, nhưng đều ghi lại tình cảm sâu lắng của tác giả dành cho những người tri kỷ tri âm: người ta đã dễ dàng nhận ra NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSND Lê Hùng, hay NSƯT Lê Chức, nhà văn Dương Tường, hay nghệ sĩ hài Văn Hiệp vv… với những cá tính đậm nét, mà chỉ người thấu hiểu và chia sẻ sâu sắc mới bắt được nét "thần" ở họ, để đưa lên thành nghệ thuật. Triển lãm lần này là lần thứ 8 của họa sĩ Doãn Châu. Nhưng có lẽ, nét khác biệt là những bức tranh ghi lại tình cảm cá nhân riêng tư của tác giả với những người bạn vong niên, với những người thân yêu nhất cùng những ký ức mà phải là người trải nghiệm mới gìn giữ được.

Nửa thế kỷ trước, Doãn Châu bước chân vào làng nghệ thuật không phải bằng hội họa, mà là diễn viên. Nhiều gương mặt trong triển lãm hôm nay, chính là những bạn đồng niên của ông ở Trường Sân khấu - Điện ảnh khóa đầu tiên: NSND Thế Anh, NSND Trọng Khôi, NSND Đoàn Dũng, Văn Hiệp vv… Nhưng rồi, sau khi sang Tiệp Khắc học, NSND Doãn Châu bắt đầu gắn bó với công việc của một họa sĩ thiết kế sân khấu.

Ở lĩnh vực mới mẻ này, ông tiếp tục khẳng định bằng những tìm tòi, sáng tạo, đóng góp không nhỏ cho sân khấu nước nhà. Danh hiệu Họa sĩ xuất sắc đã 2 lần thuộc về ông, ghi nhận sự cống hiến và lao động nghệ thuật của ông. Từng có một thời, cái tên Doãn Châu gắn với biệt danh "phù thuỷ" ở lĩnh vực thiết kế sân khấu bởi sự phá cách và hấp dẫn. Hơn 400 vở diễn của hầu khắp các đoàn nghệ thuật phía Bắc do NSND Doãn Châu thiết kế, quả là niềm tự hào của ông cùng với "bộ sưu tập" hơn 20 Huy chương vàng, bạc từ các hội diễn toàn quốc.

Rung động trước những họa phẩm của ông, NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam bày tỏ: "Mỗi chân dung của ông đều đậm chất sân khấu. Mỗi con người "cụ thể" trong tranh của ông như một nhân vật nào đó của sân khấu, nhưng vẫn chứa đựng cả thế giới nội tâm đầy xáo động đa tình, đa sắc, đa đoan được họa sĩ sáng tạo với nhiều phong cách, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ những bức chân dung, những bức tĩnh vật nhưng rất động này, toát lên một tình yêu, một rung cảm nghệ thuật trong sáng dành cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp."

Những bức chân dung của Doãn Châu đều là tái hiện những cá tính sân khấu mạnh của những nhân vật đã để lại ấn tượng đậm nét với ông. Còn phía sau mỗi bức tĩnh vật, lại nhận ra những cảm xúc mãnh liệt của ông với nét hồn quê đằm thắm trong nhành cọ buông rủ, hay những niêu đất, bình vôi, chiếc chổi cùn chơi vơi trên góc bếp. Tất cả, cứ gợi nên sự gần gũi, thân thương, đủ khiến lòng ta nao nao khi chợt bắt gặp ký ức xưa cũ hiện về… Dưới cây cọ vẽ tài hoa, trí tưởng tượng phong phú và sự quan sát sắc nét, mỗi bức tranh của ông đều là sự chắt lọc cái đẹp, cái tinh tuý, cái thần của hiện thực để làm tôn vẻ đẹp của chính hiện thực.

Ngắm những bức chân dung của ông, không thể không ngạc nhiên vì những nét vẽ đã lột tả thật rõ cá tính của từng nhân vật. Còn mỗi bức tĩnh vật của ông lại khiến ta như cảm nhận được cả vẻ hương vị của quá khứ qua làn bụi phủ mờ trên cuốn sách sờn gáy, qua những chiếc niêu đất ám muội tro than và cả chiếc bình vôi đóng cặn thời gian nằm lăn lóc ở một góc nhà vv…. Điều đó cũng cho thấy, ông đã bắt mạch và lột tả được nét đặc trưng của cuộc sống bình dị. Nhưng không chỉ thế, hội họa của NSND Doãn Châu còn chứa đựng những suy tư, triết lý về sự trân trọng quá khứ, tôn vinh cái đẹp.

Ngắm những bức tranh của NSND Doãn Châu, họa sĩ Lê Đại Chúc chia sẻ: Triển lãm lần này của NSND Doãn Châu là minh chứng cho thấy, ông đã bị nghệ thuật mê hoặc, quyến rũ. Nhưng triển lãm không phải để NSND Doãn Châu mưu cầu một điều gì cho riêng mình, như sự nổi tiếng hay một điều gì tương tự, mà chỉ là một cuộc giải trí sang trọng của ông. Tranh của NSND Doãn Châu đều in đậm tình cảm trân trọng, quí mến của ông với bạn bè, với người thân. Nó cho thấy, điều mà NSND Doãn Châu có còn quí giá hơn nhiều lần tiền bạc: Ông có rất nhiều người tri kỷ.

Trong dòng chảy của tình cảm, NSND Doãn Châu không câu nệ phong cách, trường phái, cũng không làm nô lệ của trường phái hay những "khuôn vàng thước ngọc" của lý thuyết hội họa trong nhà trường, mà ông thể hiện một cách phóng khoáng. Những bức vẽ thể hiện tâm hồn lớn của con người tự do. Bởi ông làm điều mà ông cảm thấy mình yêu thích và rung động. Không phải ai cũng dám làm và làm được như NSND Doãn Châu.

                                                                           Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Những tác phẩm của các nhà văn trẻ

Chuyện khó tin quanh chiếc đồng hồ cổ

Chuyện săn lùng những cỗ máy thời gian ly kỳ đến độ dân ngoại đạo cho là chuyện bịa.

Nhộn nhịp Giáng sinh

Còn hơn 20 ngày nữa mới đến Giáng sinh, nhưng hiện nay trên nhiều tuyến đường, nhiều điểm vui chơi giải trí ở TPHCM đã tràn ngập không khí, sắc màu Giáng sinh. Tất cả điều ấy hứa hẹn mang đến cho công chúng một Giáng sinh an lành, vui tươi…

Trao giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Du

Tại Nhà lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vừa diễn ra giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ 5 và vinh danh các nghệ nhân dân gian. Ðây là hoạt động kỷ niệm 245 năm ngày sinh và 190 năm ngày mất của Nguyễn Du. Tham gia giải thưởng văn học Nguyễn Du có hơn 130 tác phẩm dự thi với nhiều thể loại: văn xuôi, thơ, ảnh, kịch, nhạc... Ban tổ chức đã trao 5 giải A, 8 giải B, 12 giải C, 12 giải khuyến khích và các giải khác. Trong dịp này, UBND tỉnh đã vinh danh các câu lạc bộ ca trù của huyện Nghi Xuân gồm: Cổ Ðạm, Xuân Liên, Nguyễn Công Trứ và 16 nghệ nhân, diễn viên.

"Gió mới” trên phim truyền hình

Sự xuất hiện của những gương mặt trẻ, mới trong các vai diễn chính trên phim góp phần làm nên làn gió trẻ trung, sôi động và mới lạ cho phim truyền hình gần đây

Triển lãm ảnh Hà Nội 1000 năm tại Pháp

Tại TP Rô-manh-vi-lơ của Pháp vừa khai mạc triển lãm Hà Nội 1000 năm của các nhà nhiếp ảnh Pháp đương đại. Với 55 bức ảnh và tư liệu về Hà Nội, được trưng bày tại triển lãm thể hiện Hà Nội qua giai đoạn theo các chủ đề: Thủ đô Hà Nội xưa; Hà Nội với những dấu ấn của thời kỳ thực dân; Thành phố trong chiến tranh; Sức sống và tuổi trẻ bất diệt. Qua những tác phẩm trưng bày, người xem thấy được Hà Nội ngày càng đổi mới trong quá trình đô thị hóa và phát triển

Thực nghiệm hát nhạc đương đại Việt Nam – Đan Mạch 2010

Dự án “Thực nghiệm nhạc hát đương đại Việt Nam - Đan Mạch 2010” sẽ được giới thiệu vào tối ngày 10.12 tới tại Nhà hát Chèo Kim Mã – Hà Nội bằng một buổi biểu diễn mang đầy màu sắc nghệ thuật đương đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục