Trong ấn tượng sơ khởi của không ít người về Đoàn nghi lễ Quân đội là ấn tượng về những người chiến sĩ rất cao to đẹp trai, những người nghệ sĩ- nhạc công quân đội. Song thực tế không chỉ là như vậy...

 

Có lẽ ít ai biết Đoàn Nghi lễ Quân đội từng thuộc Quân khu Thủ đô là đoàn nghi lễ chính quy duy nhất của toàn quân và toàn quốc từ trước tới nay. Gần 66 năm qua, Đoàn Nghi lễ Quân đội đã và đang lớn mạnh toàn diện...

Những trang sử mãi âm vang

Tiền thân của Đoàn nghi lễ Quân đội là Ban âm nhạc giải phóng quân ra đời ngay trước ngày Quốc khánh  (2/9) năm 1945, rồi được thay tên là Đội bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng; Đội nhạc binh; Đoàn quân nhạc...và bây giờ là Đoàn nghi lễ Quân đội.

Thử thách và trưởng thành qua chiến tranh, những người lính của Đoàn Anh hùng này luôn hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt với phẩm chất và năng lực cũng rất đặc biệt.

Thời quân ta đánh Điện Biên Phủ, đoàn có 450 người với 70 chiếc kèn. Những chiến sĩ quân nhạc từ đây đi phục vụ khắp chiến trường. Lúc tay súng khi tay kèn, họ không chỉ chiến đấu giỏi mà còn thổi kèn hay. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đoàn là đơn vị đặc biệt duy nhất phục vụ nghi lễ cho Đảng, Nhà nước và Quân đội.

Theo Đại tá Ngô Chí Doanh - Đoàn Trưởng Đoàn nghi lễ Quân đội, người đứng đầu đơn vị cho biết: Ngoài nhiệm vụ thực hiện nghi lễ thì chiến sĩ của chúng tôi còn như những người lính cận vệ trung thành cho các nguyên thủ quốc gia.

Người chiến sĩ của Đoàn tham gia xử lý, ứng phó mọi tình huống khi cần. Chính vì thế khi chọn chiến sĩ chúng tôi phải chọn tiêu chuẩn chính trị đặc biệt. Bên cạnh quân dung đẹp là đạo đức tốt, kỷ luật nghiêm mới đảm bảo cho người chiến sĩ thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên.
 
Đến thăm phòng truyền thống, phóng viên Vietnam+ cảm động với câu chuyện về cây kèn Bác Hồ tặng đoàn ngày xưa đã ngàn lần cất tiếng vang trong những nghi thức trang trọng và cũng có bao lần thay lời tiễn biệt những người chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

 Khi Bác đi xa, cây kèn ấy cùng Đoàn nghi lễ Quân đội túc trực bên linh cữu Bác suốt 5 ngày đêm với những bài “Lãnh tụ ca”, “Hồn tử sỹ”, “Trống tang”, không một phút ngưng nghỉ để vĩnh biệt Người.

“Trận chiến” lịch sử ngày 20/7/1964

Đại tá Phạm Trung Kiên-Chính uỷ Đoàn Nghi lễ quân đội cho biết: Đó là trận chiến oai hùng bằng những âm điệu của các bài ca cách mạng hùng hồn. Khoảng 60 nhạc công có mặt trong dàn nhạc kèn tham gia xung trận.

Vào ngày 20.7.1964, được biết địch sẽ tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại bờ Nam cầu Hiền Lương để tuyên truyền chống ta và hô hào “Bắc tiến” trong lúc chúng ta lại nô nức kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Genève. Phá tan cuộc mít tinh này được xem là một thành công lớn trên chiến trường chính trị.

Đoàn Quân nhạc được chọn làm nhiệm vụ này, đó là một “trận chiến đấu” nóng bỏng. Sáng đó, địch cưỡng ép và tập trung hơn một vạn người dân từ Huế, Quảng Trị, Đông Hà ra đây để làm cuộc mít tinh lớn do tướng Nguyễn Chánh Thi chủ trì. Nhìn sang bờ Nam cầu Hiền Lương là một lễ đài lớn, bên cạnh đó có một tấm bảng cũng cực kỳ lớn, trên đó địch ghi “Ngày 20/7 là ngày quốc hận”.

Trên sân khấu  tướng ngụy Nguyễn Chánh Thi cùng các quan chức ngồi. Phía sau có rất nhiều xe tăng và pháo của địch chĩa nòng sang bờ Bắc. Ở bờ Nam là như thế, nhưng phía bờ Bắc chỉ duy nhất có sự hiện diện của Đoàn Quân nhạc, tuy không biểu dương lực lượng về vũ khí nhưng rất ấn tượng, lễ phục màu trắng, kèn đồng vàng sáng lấp lánh...

Khi nhạc trỗi lên vang lừng như hoà cùng tiếng lòng ngầm mong đợi, đồng bào bị ép dự mít tinh tự tràn hết ra dọc bờ sông để nghe nhạc, khu vực lễ đài gần như không còn một bóng người.

Đó là trận chiến không  tiếng súng, chỉ dùng âm nhạc, nhưng mang lại hiệu quả to lớn. Các bài tấu nhạc năm ấy là “Giải phóng miền Nam”, “Tiếng gọi thanh niên”, “Lên đàng”, “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”... Sau trận chiến này Quân khu 4 tặng một lá cờ  “Hết lòng phục vụ”, khi về Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu và các cấp chỉ huy đã đón Đoàn Quân nhạc như những người anh hùng trở về từ chiến trận .

Vinh dự đón các nguyên thủ quốc gia

Đoàn nghi lễ Quân đội giờ đã khác xưa rất nhiều và lớn mạnh toàn diện với biên chế một lữ đoàn chính quy, có nghiệp vụ giỏi. Đại tá Phạm Trung Kiên-Chính uỷ đơn vị nêu rõ: Hai nhiệm vụ của Đoàn nghi lễ Quân đội là danh dự tiêu binh và quân nhạc.

Yêu cầu chủ yếu của Đoàn là trọng thị, trang nghiêm khi đón khách quốc tế, tận tình chu đáo trong nghi lễ quốc gia. Đoàn đã có hàng nghìn lần vinh dự đón các nguyên thủ quốc gia, đoàn quân sự cấp cao và ngoại giao sang thăm Việt Nam; Mỗi lần có đoàn nguyên thủ quốc tế đến Việt Nam là một lần chiến sỹ của đoàn lại vào thử thách mới.

Tập bài quốc ca nước bạn bao giờ cũng là khó nhất. Tập ngày, tập đêm. Nhớ hồi Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam, anh em trong đoàn quyết tâm tập luyện bài Quốc thiều Hoa Kỳ đến thuần thục. Và buổi đón hôm đó thật thành công.

Tiếng kèn của người lính Việt Nam cất cao ở Phủ Chủ tịch, ông Bill Clinton cảm động lắm. Ngay sau khi kết thúc lễ đón, qua Chủ tịch nước Trần Đức Lương, ông Clinton gửi lời cảm ơn đến Đoàn nghi lễ Quân đội Việt Nam vì đã thổi bài quốc ca Mỹ rất hay và trọng thể.

Không biết bao nhiêu lần tiếng nhạc kèn của Đoàn trang trọng vang mừng các lễ kỷ niệm của Đảng, duyệt binh, đại hội anh hùng và lễ đón nhận danh hiệu cao quý của các cơ quan  trung ương, địa phương. Làm theo lời Bác “Trống năng rèn, kèn năng thổi”, để khi tham dự các đại hội lớn như SEA Games 22, ASEM - 5, ASEAN – 6”..., Đoàn nghi lễ Quân đội đều hoàn thánh tốt nhiệm vụ được giao xứng đáng với một quân đội anh hùng của một nhân dân anh hùng.

Hơn hai năm thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc điều chuyển Đoàn nghi lễ Quân đội từ Quân khu Thủ đô về Bộ Tổng tham mưu, Đoàn nghi lễ Quân đội lại viết tiếp những trang sử hào hùng.

Đại tá Ngô Chí Doanh Đoàn trưởng Đoàn Nghi lễ quân đội nhấn mạnh: "Trong mọi chặng đường lịch sử thì tâm nguyện và lý tưởng chung của toàn Đoàn luôn là: 'Trung thành vô hạn - Đoàn kết một lòng. Năng động sáng tạo- Chính quy mẫu mực. Vì Tổ quốc, vì nhân dân phục vụ.'/.

 

                                                                                    Theo TTXVN

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Bản Văn, thị trấn Mai Châu (Mai Châu)  lưu giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chất lượng dịch vụ du lịch đường sắt còn hạn chế

Đó là nhận định chung của các đại biểu tham dự hội thảo "Du lịch đường sắt - thực trạng và định hướng phát triển" được Tổng cục Du lịch tổ chức ngày 17-12 tại Nam Định.

Công nghệ đào tạo: Ca sĩ = tiền + công nghệ lăng xê + ngoại hình tạm... ổn + có thể... hát!

 “Tôi có năng khiếu, lại được đào tạo bài bản nhưng phải mất nhiều năm hát ở đài phát thanh và biểu diễn trên sân khấu mới được người trong giới công nhận là ca sĩ, còn bây giờ nhiều người không có năng khiếu và cũng chỉ bỏ ra vài tuần thuê thầy luyện giọng và ra album là có thể trở thành ca sĩ. Chưa bao giờ trở thành ca sĩ lại dễ như bây giờ”- một NSND tâm sự...

BST đông 2010 của Salvatore Ferragamo

BST đông 2010 của Salvatore Ferragamo gồm những thiết kế mang kiểu dáng thanh lịch, trẻ trung, sành điệu và hợp mốt. Salvatore Ferragamo sử dụng nhiều chất liệu da cho BST này.

“Người đi qua thung lũng”: Vở nhạc kịch viết cho khán giả Việt Nam

Lấy cảm hứng từ thần thoại châu Âu thời Trung cổ, “Người đi qua thung lũng” quy tụ 3 diễn viên kịch nói, hơn 100 vũ công, dàn nhạc giao hưởng với hơn 50 nhạc công, dàn hợp xướng 20 ca sĩ. Các nghệ sĩ sẽ thoại bằng tiếng Việt và hát bằng tiếng Đức. Ngày 14-1-2011, “Người đi qua thung lũng” sẽ được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

ĐỀ CỬ NỮ DIỄN VIÊN ĐIỆN ẢNH Lợi thế tài và sắc

Khó có thể nói gương mặt nào sẽ có ưu thế hơn bởi mỗi vai diễn của họ đều có sức hấp dẫn riêng và khán giả hâm mộ cũng gồm nhiều đối tượng khác nhau

"Tôn Ngộ Không" đến Việt Nam

Từ 24/12 - 30/12, diễn viên Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng (người thủ vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình nhiều tập "Tây du ký" của Trung Quốc bản năm 1986) sẽ đến gặp gỡ khán giả Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục