Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà tặng hoa chúc mừng các vị khách giao lưu trong chương trình “Người lính và nhà báo”.

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà tặng hoa chúc mừng các vị khách giao lưu trong chương trình “Người lính và nhà báo”.

Kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2010), tối 20-12, Tạp chí Nghề báo - Hội Nhà báo TPHCM, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Đài Truyền hình TPHCM phối hợp tổ chức chương trình giao lưu ca nhạc “Người lính và nhà báo” tại Nhà hát TPHCM.

 

Đến dự chương trình có Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà, Thành ủy viên - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Huỳnh Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM Mã Diệu Cương, Thành ủy viên - Phó Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng Nguyễn Tấn Phong, đông đảo các đại biểu thuộc Hội Nhà báo TPHCM, Hội Nạn nhân chất độc da cam TPHCM, Binh đoàn Cửu Long, Quân khu 7...

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà tặng hoa chúc mừng các vị khách giao lưu trong chương trình “Người lính và nhà báo”. Ảnh: AN DUNG

Trên hình nền là những tư liệu thật đẹp về Bác Hồ kính yêu. Tiết mục “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” với phần trình diễn của NSƯT Hoàng Vĩnh và nhóm Áo Lính đã khơi gợi bao xúc cảm về một thời đánh giặc đến đông đảo khán giả. Những câu chuyện về lịch sử, những hồi ức không thể nào quên ấy càng được thể hiện thật rõ, đầy ý nghĩa trong cuộc giao lưu cùng các khách mời của chương trình.
 
Nhà báo - Đại tá Trần Thế Tuyển - Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng chia sẻ, cái duyên nghề báo đến với ông ngay từ khi còn là chiến sĩ trẻ trong những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Ngày ấy, ông cùng đồng đội vượt Trường Sơn vào Nam đánh giặc, chẳng hề nghĩ đến chuyện viết báo, chỉ biết sẵn sàng quên thân mình góp phần giành lại độc lập nước nhà. Thế nhưng, từ cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt, trước tình đồng đội máu thịt, ông đã vừa cùng đồng đội đánh giặc, vừa viết và ông đã trở thành nhà báo lúc nào không biết. Cái duyên nghề báo đến thật bất ngờ và gắn bó với ông suốt mấy chục năm qua. Nghề báo đã giúp ông thể hiện ước mơ: viết về đồng đội, viết về quê hương, về những người thân yêu và những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ, nhưng rất đỗi vinh quang của dân tộc. Chính chất lính đã làm nên chất thơ, chất báo độc đáo.

Với nhà thơ - nhà báo Trần Đăng Khoa, được coi là thần đồng thơ trẻ một thời nay là giám đốc kênh phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam thì chất dí dỏm vui tươi của ông - một cựu sĩ quan hải quân đã giúp ông thêm yêu đời, yêu người, đặc biệt yêu những người lính ở những miền xa xôi, hải đảo, chấp nhận cuộc sống đầy khó khăn vất vả để hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn sự bình yên vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Những bài thơ về đồng đội của ông luôn làm nức lòng người đọc, ví như bài thơ “Chút thơ tình của người lính biển”. Bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thật hay, nghe đến ngất ngây lòng người.

Nhà báo - đại tá Đào Văn Sử - người lính đa tài trên nhiều lĩnh vực như: thơ, nhạc, nhiếp ảnh… cũng khẳng định: “Chất lãng mạn luôn đồng hành cùng người lính. Chính trong những lúc gian khó nhất, ác liệt nhất, chất lãng mạn lại trỗi dậy để tiếp thêm sức mạnh cho người lính. Với người lính, chất lãng mạn luôn mang đậm sự lạc quan cách mạng”.

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam, nhà báo Lưu Hữu Nhi Dũ thể hiện sự xúc động khi tâm tình về cuộc đời làm báo gắn liền với bản chất người lính Cụ Hồ - đó là sự trong sáng, can đảm, không ngại khó, ngại khổ. Chính chất lính đã hun đúc cho ngọn lửa nhiệt huyết của nghề viết báo thêm nóng, sắc bén, nhanh nhạy và thổi bùng bao ý tưởng, tâm tư, trăn trở dành cho nghề, nỗ lực góp sức vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước.
 
Xen kẽ giữa phần giao lưu là các tiết mục ca múa dựa trên tác phẩm của các nhà báo. Nhà báo, nhạc sĩ Quỳnh Hợp, biên tập viên âm nhạc Đài TNND TPHCM và các NSƯT: Tạ Minh Tâm, Quang Lý, ca sĩ Ánh Tuyết, Công Lâm, nhóm bè ATB… đã trình diễn những ca khúc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, tôn vinh hình ảnh cao đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ.

Buổi giao lưu khép lại bằng ca khúc “Hát mãi khúc quân hành” của cố nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền với không khí dạt dào xúc cảm

 

                                                                                     Theo SGGP

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Năm 2011, Việt Nam tổ chức Festival Lâm sản lần thứ nhất

Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29-3-2011 tại TP Quy Nhơn (Bình Ðịnh). Nội dung chính tại Festival gồm: Hội chợ triển lãm gỗ và lâm sản Việt Nam; Hội thảo về lâm sản, các cuộc xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác kinh doanh; Tôn vinh các tổ chức và cá nhân xuất sắc trong ngành lâm sản; Hội thi vẽ tranh, triển lãm ảnh cổ động bảo vệ rừng, mô hình con đường "Lâm sản Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế".

Truyện tranh Việt 2010 Năm bản lề để vươn vai đứng dậy

Năm 2010 được đánh giá là một năm buồn của thị trường truyện tranh. Các sản phẩm truyện tranh nước ngoài, nhất là dòng truyện tranh Nhật (manga) tỏ vẻ hụt hơi trong việc thu hút bạn đọc trẻ. Trong bối cảnh đó, truyện tranh Việt Nam do các họa sĩ trong nước sáng tác bắt đầu tìm được cho mình cơ hội...

Vietnam Idol 2010: Ai sẽ đăng quang?

Sau cuộc thi, cơ hội Uyên Linh bước ra thị trường âm nhạc rộng mở hơn, còn Mai Hương sẽ là ngôi sao ca nhạc trong tương lai

Đoàn nghi lễ Quân đội: Vang mãi khúc quân hành

Trong ấn tượng sơ khởi của không ít người về Đoàn nghi lễ Quân đội là ấn tượng về những người chiến sĩ rất cao to đẹp trai, những người nghệ sĩ- nhạc công quân đội. Song thực tế không chỉ là như vậy...

Trao Giải thưởng Sách Việt Nam năm 2010

Ngày 19-12, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 6 năm 2010 cho 37 sách hay và 40 sách đẹp. Tham dự có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Thế Kỷ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ðỗ Quý Doãn cùng đại diện một số cơ quan, ban, ngành và các nhà xuất bản.

Khởi sắc du lịch thị trấn Mai Châu

(HBĐT) - Có lợi thế là trung tâm của huyện Mai Châu với giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển và vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo của dân tộc Thái, thị trấn Mai Châu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trong đó có hai địa điểm du lịch nổi tiếng là bản Văn và Pom Cọong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục