Gắn liền với tôn chỉ "Cải cách hát ca theo tiến bộ; Lương truyền tuồng tích sánh văn minh" nhưng sau một thế kỷ, cải lương bị cho là đang mất thế "tự chủ". Một nghịch lý khác là dù cải lương bị cho là rơi vào khủng hoảng, những nghệ sĩ cải lương được yêu mến vẫn được trả cát sê cao không kém ca sĩ nhạc trẻ. Thế nhưng, làm thế nào để bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này vẫn còn là bài toán khó…
Những nghịch lý…
NSƯT Bạch Tuyết chia sẻ rằng, với một suất diễn hiện nay, nếu không kể các chương trình mang tính từ thiện thì mức cát sê của chị dao động từ 15 triệu đến 20 triệu đồng. Có những đơn vị doanh nghiệp mời Bạch Tuyết đến nói chuyện với mức giá 30 triệu đồng/buổi. Với doanh nghiệp, hạch toán lỗ lãi là chuyện sống còn nên càng không thể họ bỏ tiền ra với lý do phù phiếm mà chắc chắn chỉ chi tiền khi thấy cần hướng đến mục đích thiết thực nhất định… Không chỉ có Bạch Tuyết, với nhiều nghệ sĩ cải lương, việc đi về trong nước và nước ngoài để biểu diễn như đi… siêu thị.
Một nghệ sĩ cải lương, có chút tên tuổi trong lòng công chúng là cát sê tăng vụt. Như danh hiệu chuông vàng vọng cổ là một ví dụ điển hình. Nếu trước đó thù lao biểu diễn chỉ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn, thậm chí luôn nhẫn nhịn sau cánh gà chờ "hát lót" thì sau khi đạt danh hiệu chuông vàng vọng cổ, cát sê của chàng nghệ sĩ trẻ măng này tăng vọt lên vài triệu đồng đến chục triệu đồng cho một suất diễn, tùy theo chương trình, địa điểm biểu diễn.
Đó là chưa kể rất nhiều chương trình riêng của các nghệ sĩ cải lương, giá vé cao ngất ngưởng, không kém các chương trình ca nhạc của các ca sĩ ăn khách.
Cải lương rơi vào khủng hoảng nhưng nghệ sĩ tài danh vẫn luôn được khán giả đón nhận nồng nhiệt. |
Nghệ sĩ nổi tiếng "sống khỏe" bằng giọng ca của mình nhưng cải lương vẫn trong tình trạng khủng hoảng. Có rất nhiều lý do nhưng căn bản nhất vẫn là thiếu sự chăm chút của cả cơ quan quản lý lẫn nghệ sĩ một cách đúng mực cho loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này.
Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng từng than phiền rằng nghệ sĩ mải lo biểu diễn kiếm tiền nhiều quá, mỗi lần tập hợp được đông đủ theo ý định để tổ chức tập luyện, dựng vở cho ra vở. Đình đám như cỡ 2 vở cải lương tiền tỷ như Kim Vân Kiều, Chiếc áo thiên nga cũng chỉ như "trống đánh qua nhà sấm". Nhiều người trong giới cho rằng đây chỉ là cố gắng "huy hoàng một phút rồi… lại tối"…
Sự thiếu hụt của dấu ấn học thuật
Chia sẻ về cải lương, tác giả Võ Tử Uyên, một trong những gương mặt được coi là thuộc đội ngũ kế cận, am hiểu và viết về cải lương hiện nay cũng khá gay gắt khi cho rằng: "Chúng ta không thể nói rằng cải lương "đang sống" khi cả thành phố chỉ còn một nhóm Thắp sáng niềm tin cầm cự mỗi tuần một suất với vài chục khán giả. Chúng ta không thể nói cải lương còn sống khi cả Nam Bộ với 25 tỉnh chỉ có 5 đến 6 đoàn cải lương hoạt động bằng kinh phí của Nhà nước, diễn phục vụ là hoạt động chủ yếu. Chúng ta không thể nói cải lương còn sống khi nghệ sĩ cải lương tứ tán mỗi người một ngả, sinh nhai bằng nhiều cách khác nhau. Đành rằng, thỉnh thoảng ta vẫn thấy có những live show của các ngôi sao với giá vé trên trời, khán giả đầy rạp. Nhưng tiếc thay, đó không phải là bộ mặt thật của sân khấu, không phải là sức sống của cải lương…".
Cải lương đang rất thiếu dấu ấn của học thuật. Đó là khẳng định của đạo diễn, NSƯT Lê Chức. Cải lương có theo được tiến bộ, có sánh được văn minh của thế kỷ XXI như tuyên ngôn của cải lương đầu thế kỷ XX? Có thấu đáo để phản ánh được tâm sinh lý con người đương đại và nhất là có gì dự báo được cho mai này? Đặt ra để rồi tự trả lời, người đạo diễn đã dành khá nhiều tâm huyết cho loại hình nghệ thuật này khẳng định: Có thể có phát hiện mới nhưng tình huống của cải lương dành cho điều đó lại cũ, tương tự nhau. Đó là cứ tình huống ấy thì ca bài này nên không lạ, người xem dự đoán được, cải lương mất đi tính bất ngờ, cái lạ, cái kỳ của nghệ thuật.
Về phía các nghệ sĩ, dù có đã có nhiều cố gắng, thử nghiệm, sử dụng nhiều biện pháp cho cải lương có được vị thế trong cộng đồng nhưng đâu là dấu ấn học thuật và khoa học bền vững của cách tân, của việc làm thay đổi cải lương cho khán giả hôm nay thì như là thiếu đi phần tổng kết.
Đã đến lúc cần "nâng cấp" toàn diện, cần có chiến lược đầu tư "dài hơi" và bài bản hơn cho loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này. Đó là khẳng định của gần trăm học giả, nhà nghiên cứu, người làm nghề và cả nhiều đại diện quản lý văn hóa trên nhiều tỉnh, thành trong một cuộc gặp gỡ, trao đổi do Hội Sân khấu Việt Nam tổ chức mới đây
Theo CAND
10 vấn đề văn hóa nổi bật nhất và được quan tâm nhất năm 2010 tại Việt Nam đã đánh dấu những thời khắc huy hoàng và khó quên của một năm - cũng là điểm kết thúc cho thập niên đầu tiên của thiên niên kỉ. Những sự kiện này cũng ghi dấu ấn đậm nét của sự đồng lòng, sự quan tâm của người dân cả nước trước những vận mệnh, cơ hội mới để phát triển văn hóa nước nhà.
Nhiều ngôi làng ngày nay xây dựng cổng làng nhưng thường qua cổng làng để cho mọi người thấy trong làng người dân có rất nhiều tiền, nhiều người thành đạt nên xây những chiếc cổng làng rất to lớn và xây ở những vị trí không giống ai mà không hề để ý rằng cổng làng xây nên để làm gì...
Sáng ngày 28/12, tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết trong chuyến điền dã ngày 27/12, ông đã phát hiện một di tích miếu cổ Chămpa tại vườn nhà ông Biện Tấn Ngọc (87 tuổi), thuộc khu Vườn Dinh, thôn 5, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi).
Ngày 27-12, tại Hà Nội, báo Thiếu niên Tiền phong và Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà phối hợp phát động cuộc thi "Trạng nguyên Nguyễn Hiền" lần thứ hai cho học sinh THCS khu vực Hà Nội
(HBĐT) - Cả cái xóm bờ sông này ai cũng thầm khen chị Hoa là cô con dâu có hiếu với mẹ chồng. Hoa về làm dâu bà Thu khi tuổi mới đôi mươi. ở cái tuổi này, theo các cụ thì “có lớn nhưng chưa có khôn” lại sống ở quê, chưa được va chạm nhiều nên khi mới bước chân về nhà chồng, Hoa phải theo học một lớp “cấp tốc” về nội trợ do mẹ chồng “tự biên, tự diễn”.
Không chỉ là cuộc thi tài sắc, thông qua những hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, “Hoa khôi SV Hà Nội 2010” còn là cơ hội giúp các thí sinh hoàn thiện hơn nữa về cả tâm hồn và tri thức.