Cảnh trong "Tết cười - Cười xuân Nam - Bắc".
Đó sẽ là một cuộc hội tụ hiếm thấy của các danh hài 2 miền Nam - Bắc với những tên tuổi chỉ nghe thấy, khán giả đã muốn xem: Hoài Linh - Hồng Vân - Quốc Anh - Công Lý - Vân Dung - Hán Văn Tình - Xuân Trang… để làm nên món quà đặc biệt mà đạo diễn Phạm Đông Hồng sẽ mang đến cho khán giả trong dịp Tết Tân Mão.
Đây là "bật mí" của Phạm Đông Hồng tại buổi họp báo ra mắt chùm phim hài "Tết cười - Cười xuân Nam - Bắc" chiều 28/12, tại Hà Nội.
Món quà của vị đạo diễn khó tính chuyên làm phim hài này gồm chùm tiểu phẩm "Siêu nịnh", "Kẻ cắp gặp bà già", "Bu thằng Bời" và "Trẻ con không được ăn thịt chó", là kết quả sau 3 tháng làm việc quần quật ở cả Hà Nội và TP HCM với nhiều đêm thức trắng để quay cùng dàn diễn viên hạng sao của anh.
2 nghệ sĩ Hồng Vân và Hoài Linh sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện dân gian "Trẻ con không được ăn thịt chó" được lấy tình huống từ hai truyện ngắn nổi tiếng "Trẻ con không được ăn thịt chó" của cố nhà văn Nam Cao và "Cụ Bá Chánh mất giầy" của cố nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Gia đình anh Mộc (Hoài Linh) và chị Na (Hồng Vân) nghèo đến mức phải bán mảnh vườn để lấy tiền sửa lại căn nhà dột nát. Thế mà anh Mộc còn phải cắn răng thết gã Lý trưởng (Xuân Trang) một bữa thịt chó để được đóng cho cái triện vào giấy bán đất. Câu chuyện cười ra nước mắt với việc "dọa dẫm" lũ trẻ háu đói là trẻ con không nên ăn thịt chó, còn để dành đãi cụ Lý… Cụ Lý không những chén sạch mâm thịt chó, còn nghĩ cách bắt vạ nhà anh Mộc thêm đôi giày Gia Định mới.
Câu chuyện xưa nhưng mang tính thời sự khi phê phán thủ tục rườm rà, "hành là chính", đã mang lại những tiếng cười sảng khoái cho người xem. Nghệ sĩ Hoài Linh chia sẻ: Hy vọng "Những câu chuyện "Tết cười - Cười xuân Nam - Bắc" sẽ tạo nên tiếng cười thật thâm thúy, không chỉ mang đến tiếng cười đã đời mà còn để… nhớ đời".
Hoài Linh và Hồng Vân tiếp tục làm hài lòng người xem trong "Kẻ cắp gặp bà già" với câu chuyện dí dỏm: Trước khi ly dị chồng, chị vợ về nhà định lấy tiền thì bất ngờ gặp tên trộm tại tư gia. Chị nhanh trí lừa hắn để hắn phá khóa két của chồng lấy tiền, còn tên trộm lại cứ đinh ninh chị là thợ sửa khóa được mời đến, bèn ung dung vào vai ông chủ nhà, để… lừa lại. Những tình huống "ngoạn mục" của "kẻ cắp bà già gặp nhau" đủ khiến người xem cười từ đầu đến cuối!
Các nghệ sĩ phía Bắc lại mang đến tiếng cười hóm hỉnh qua câu chuyện "Siêu nịnh": Chiều 30 Tết, quan huyện (Công Lý) - một kẻ luôn tự đắc về tài "siêu nịnh", bỗng nổi hứng trổ tài nịnh vợ (Vân Dung). Đúng lúc đang thề bồi như đinh đóng cột, rằng từ nay chỉ nịnh duy nhất vợ mình thôi thì ngay lập tức, y đã phải nuốt lời, nịnh hết cỡ để lấy lòng các vị khách không mời: quan Tri phủ (Quốc Anh) thình lình đi thu "tô" chiều cuối năm; rồi một kẻ cùng đinh (Hán Văn Tình) vác dao nhảy bổ vào. Chưa kịp hoàn hồn thì ả gái làng chơi (Thu Hằng) lại xuất hiện để đòi món nợ "chơi chịu" của quan huyện bấy lâu nay… Kết cục huyện ông bị huyện bà vác đòn gánh rượt đuổi chí chết.
Không chỉ diễn xuất, lần này, Vân Dung còn kiêm biên kịch viên của tiểu phẩm "Bu thằng Bời". Bời (Hiệp “gà”) đã thoát ly lên Hà Nội. Ngày Bời cưới vợ, người yêu Bời đòi gia đình nhà trai phải có mặt ở Hà Nội để cho có đầu có đuôi.
Thế là, dù chỉ còn hai hôm nữa là đẻ, bu thằng Bời (Vân Dung) vẫn phải cất công cùng đứa em gái của Bời (Hồ Liên) ra Hà Nội để ăn cưới thằng Bời. Những tình huống khôi hài đã xảy ra khi một bà già quê mùa lần đầu ra tỉnh, lại còn phải loay hoay đối đáp với cô con dâu tương lai về cái bụng của mình.
Trong buổi gặp gỡ với báo chí, các nghệ sĩ Hán Văn Tình, Thu Hằng, Quốc Anh… đều "phàn nàn" về sự kỹ tính của đạo diễn Phạm Đông Hồng nhưng cũng hy vọng, lao động nghiêm túc của đạo diễn sẽ giúp các diễn viên có được vai diễn ấn tượng với khán giả, nhất là trong năm mới xuân về.
Theo CAND
VietNam Idol 2010 có thể coi là một mùa thi thành công khi đã chọn ra được thần tượng âm nhạc thuyết phục được đông đảo công chúng. Hãy cùng điểm lại những cái nhất để tạo nên một VietNam Idol 2010 thành công này.
Dù là MC của chương trình nhân đạo hay giải trí, họ đều nhận được sự ủng hộ của khán giả khi biết cách chạm được đến cảm xúc của công chúng
Gắn liền với tôn chỉ "Cải cách hát ca theo tiến bộ; Lương truyền tuồng tích sánh văn minh" nhưng sau một thế kỷ, cải lương bị cho là đang mất thế "tự chủ". Một nghịch lý khác là dù cải lương bị cho là rơi vào khủng hoảng, những nghệ sĩ cải lương được yêu mến vẫn được trả cát sê cao không kém ca sĩ nhạc trẻ. Thế nhưng, làm thế nào để bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này vẫn còn là bài toán khó…
Phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính - người nổi tiếng với những bức ảnh chiến tranh và trận đánh Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - đã nhận được lời mời sang Thụy Điển giao lưu, triển lãm vào ngày 20-1-2011.
Đó là kỳ vọng và nhận thức của hầu hết các ý kiến tại hội thảo “Phê bình văn học nghệ thuật trên các phương tiện thông tin truyền thông - thực trạng và giải pháp” do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Ban Tuyên giáo TP.HCM tổ chức ngày 28-12.