Du khách quốc tế khám phá Vịnh Hạ Long bằng thuyền kayak.

Du khách quốc tế khám phá Vịnh Hạ Long bằng thuyền kayak.

Ngay trong những ngày đầu năm mới 2011, những tín hiệu vui đã đến với ngành du lịch khi lượng khách quốc tế đều tăng ở hầu hết các điểm đến từ khắp Bắc - Trung - Nam. Tuy mừng nhưng ngành du lịch lại "đau đầu" với nỗi lo muôn thuở, đó là làm thế nào tìm được bản sắc cho thương hiệu du lịch Việt.


Mải chạy theo số lượng
Ngay từ đầu tháng 12-2010, các hãng lữ hành chỉ dự đoán lượng khách đi tour Giáng sinh và Tết Dương lịch năm 2011 sẽ tăng khoảng 25%. Tuy nhiên, trên thực tế, tại các công ty du lịch hàng đầu Việt Nam như: Saigontourist, Hanoitourist, Hanoi Redtour, Vietravel… lượng khách đã tăng từ 30 đến 40%.

Dự đoán về tốc độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong năm 2011, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, với việc đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2010, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ phục hồi, tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Từ kết quả trên, chúng ta chưa thể chủ quan khẳng định rằng, bước sang năm 2011, du lịch nước ta sẽ tiếp tục thắng lớn. Bởi vì trong từng năm sẽ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn riêng. Nếu như năm 2010, ngành du lịch "hút" khách nhờ vào việc tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội, Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN… thì đến năm 2011, chúng ta không có các sự kiện lớn như vậy. Mặt khác, dự báo về sự bất thường của thiên tai, dịch bệnh… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng của du lịch. Và điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành du lịch, đó là nhận thức và suy nghĩ của con người. "Nhiều địa phương không biết cách khai thác các lợi thế của tài nguyên thiên nhiên để phục vụ du lịch. Thậm chí, trong hoạt động kinh doanh du lịch, chúng ta mải chạy theo số lượng, chưa phát triển theo chiều sâu", ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.

Tại các điểm du lịch "đắt khách" mùa "Tết Tây" vừa qua, có những nơi được giới thiệu trên các ấn phẩm du lịch và trang web là thiên đường nghỉ dưỡng nhưng trên thực tế, du khách đã gặp phải không ít khó chịu như: chất lượng sản phẩm và dịch vụ không giống với quảng cáo, môi trường ô nhiễm, kinh doanh "chụp giật"...

Chưa tạo được dấu ấn 
Không chỉ chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa tạo được lòng tin đối với du khách, điều cơ bản mà du lịch Việt Nam đang thiếu đó là tính chuyên nghiệp thể hiện ở việc xây dựng thương hiệu ấn tượng. Do đó công tác xúc tiến, quảng bá du lịch dù đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành "công nghiệp không khói", những gì đạt được trong năm 2010 là chưa từng có của du lịch Việt Nam nhưng so với các nước trong khu vực thì chúng ta còn kém xa. Hiện nay, đứng đầu về thu hút du khách quốc tế là Trung Quốc với 53 triệu lượt khách/năm. Tiếp đến là Malaysia với 23 triệu lượt/năm và Thái Lan tuy bất ổn về chính trị nhưng vẫn đạt được con số 14 triệu lượt khách/năm. Ngay cả "láng giềng" Campuchia cũng đã đạt đến ngưỡng đón khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế trong năm. Nếu so sánh về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn Campuchia. Ngành du lịch của Việt Nam cũng phát triển trước Campuchia. Nếu như năm 2000, lượng khách quốc tế đến Campuchia chỉ là 466.000 lượt, sau 10 năm con số này đã tăng 5,1 lần. Trong khi 10 năm trôi qua, lượng khách đến Việt Nam mới chỉ tăng gấp đôi (từ 2,14 triệu lượt vào năm 2000 lên 5,05 triệu lượt năm 2010). Ngay cả du lịch Malaysia trước đây chưa được nhiều người biết đến thì trong một vài năm gần đây đã vươn lên khẳng định mình nhờ vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch bài bản và khẩu hiệu "Malaysia - châu Á đích thực" (Malaysia - Truly Asia).

Đãi khách thế nào?
Việc xây dựng thương hiệu điểm đến chưa bao giờ là "bài toán" dễ đối với bất kỳ quốc gia nào. Thế nhưng, trong lúc ngành du lịch của các nước trong khu vực đang có những bước bứt phá mạnh mẽ thì du lịch Việt Nam vẫn "rối bời" đi tìm bản sắc thương hiệu. Thậm chí, thông điệp mời khách của ngành cũng không rõ ràng và thiếu sức thuyết phục.

Đơn cử như việc tìm tiêu đề (slogan) và biểu tượng (logo) cho Chương trình Xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015, dù đã chọn ra 10 tác phẩm lọt vào vòng chung kết. Nhưng nhìn chung, các tác phẩm, như: "Việt Nam - Hãy cảm nhận sự ban tặng từ thiên nhiên" (Feeling… the gift from nature) hay "Việt Nam - Đất nước của những nụ cười" (Country of Smiles), "Việt Nam - ngàn đa dạng muôn cảm xúc" (Much variety more feeling), "Việt Nam - Điểm hẹn lý tưởng của tôi" (My ideal place)… đều mang ý nghĩa chung chung, thiếu sức mạnh nội lực. Trong dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Tổng cục Du lịch đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và thân thiện hàng đầu khu vực thông qua việc xây dựng du lịch biển là loại hình du lịch chủ đạo. Tuy nhiên, giá trị cụ thể, sản phẩm tiêu biểu của loại hình du lịch này là gì, hình ảnh nào để du khách dễ biết, dễ nhớ lại không được thể hiện trong các tác phẩm trên.

Theo các đơn vị lữ hành, cùng với vấn đề kinh phí, nguồn nhân lực, logo và slogan đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đạt hiệu quả. Một thông điệp đạt yêu cầu không cần hoa mỹ nhưng phải bảo đảm tính trung thực, giới thiệu được những gì chúng ta đang có. Ngay tại hội thảo quốc tế "Xây dựng thương hiệu điểm đến" vừa diễn ra, ông Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cũng cho rằng, bên cạnh việc xây dựng một hình ảnh đặc sắc, du lịch Việt Nam còn phải tạo ra những sản phẩm du lịch tin cậy. Sự tin cậy chính là yếu tố quan trọng để "giữ chân" du khách.
 
 
                                                             Theo HaNoiMoi


 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Biểu diễn văn nghệ tại đền Hùng.

Độc đáo nhạc cụ "Sáo Khui" của người Vân Kiều

Sáo Khui là một loại nhạc cụ trong bộ nhạc khí thổi của người dân tộc Vân Kiều. Chiếc sáo này đã tồn tại và gắn bó bao đời nay trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Vân Kiều - huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sáo Khui được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội như: Ra Pựt, Tức A Bôn, đám cưới…

Khởi đầu mới cho truyện tranh Việt Nam

Vào tháng 1-2011, thị trường văn hóa phẩm ở TPHCM sẽ có sự góp mặt của một loạt truyện tranh mới “made in Việt Nam” do Công ty TVC thực hiện. TVC là tên viết tắt của Thiên Vương Comics, cũng là tên giao dịch của bộ phận truyện tranh của Công ty cổ phần Dịch vụ Văn hóa Thiên Vương, vốn đã có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động xuất bản và phát hành truyện tranh.

Bàn giao phòng trưng bày di vật tiêu biểu tại Hoàng Thành

Ngày 4.1, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã bàn giao phòng trưng bày di vật tiêu biểu khu di tích Hoàng Thành Thăng Long tại nhà Cục tác chiến trong khu Thành cổ Hà Nội cho Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa.

Du lịch Hòa Bình - hành trình từ sông ra biển lớn

(HBĐT) - Năm 2010 đánh dấu chặng đường 50 năm (1960 – 2010) xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam. Là một trong những tỉnh đầu tiên trên toàn quốc có hoạt động du lịch, Hoà Bình cũng đã đi hết một chặng đường dài. Giống như hành trình của một dòng sông hướng về biển lớn, du lịch Hoà Bình đã vượt qua nhiều ghềnh thác để hoà chung vào dòng chảy của ngành du lịch Việt Nam.

Độc đáo nhạc cụ "Sáo Khui" của người Vân Kiều

Sáo Khui là một loại nhạc cụ trong bộ nhạc khí thổi của người dân tộc Vân Kiều. Chiếc sáo này đã tồn tại và gắn bó bao đời nay trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Vân Kiều - huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sáo Khui được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội như: Ra Pựt, Tức A Bôn, đám cưới…

Những bộ phim Việt đốt nóng rạp chiếu 2010

Năm 2010, điện ảnh Việt có 13 bộ phim chiếu rạp, nhiều hơn so với các năm trước. Điều đặc biệt và đáng mừng hơn là nhiều phim tuy không ra rạp vào dịp Tết nhưng vẫn có doanh thu tốt. Thậm chí, một số phim còn cạnh tranh được cả với những bom tấn của Hollywood khi ra rạp và doanh thu cũng không thua kém.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục