Dạo quanh một vòng thị trường tranh gốm những năm gần đây, chúng ta không khỏi tiếc nuối cho những giá trị của dòng tranh đáng lẽ phải được bảo tồn và phát huy, lại đang mai một dần.
Có lẽ ít nơi nào có một dòng tranh độc đáo và giàu bản sắc như ở Việt Nam: tranh gốm. Tranh gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Chu Đậu (Hải Dương), Đồng Nai… đều là những thương hiệu có tiếng từ lâu và nằm trong chiến lược phát triển làng nghề vốn rất được kỳ vọng. Tuy nhiên, các làng nghề gốm cổ này đang bị thương mại hóa dữ dội. Từ một làng cổ yên bình bên sông Hồng, Bát Tràng bị cuốn vào vòng xoáy của đô thị hóa. Đi liền với nó là sự biến thái của những giá trị thẩm mỹ lưu truyền từ xa xưa. Khách ghé Bát Tràng chỉ mải mê với những món đồ lưu niệm phổ biến hoặc là xem tranh gốm chỉ để xem và ít có nhu cầu mua. Có thể nói gốm Bát Tràng có truyền thống bản sắc nhưng tranh gốm Bát Tràng lại chưa gây được hiệu ứng mạnh mẽ đủ làm xiêu lòng khách hàng.
Bên cạnh những tranh gốm dân gian thì cũng có những tranh gây phản cảm. |
Cần nói thêm rằng trong điều kiện đòi hỏi thêm những tìm tòi, thể nghiệm mới lạ trong kỹ thuật cũng như sáng tạo hình ảnh, tranh gốm Việt lại có một bước đi chệch hướng. Ðập vào mắt người tìm tranh gốm “độc” là những hình ảnh khá sốc của dòng tranh vốn được xem là đậm hơi thở dân gian này. Không ít những bức tranh gốm quá “mạnh bạo” trong việc thể hiện hình ảnh. Ðó là hình ảnh thiếu nữ “nuy” đến 90%, tranh lập thể thiếu đầu tư gây nên sự phản cảm, thậm chí là gây nên nghi ngờ về tư duy giới tính và điểm nhìn văn hóa. |
Nguyên do chủ yếu của tình trạng trên là bởi tranh gốm Bát Tràng chưa đạt đến mức tinh xảo về kỹ thuật cũng như nghệ thuật. Nếu tranh gốm Trung Quốc thu hút bởi sự tinh tế, mượt mà trong cách thể hiện hình ảnh, màu sắc, đường nét thì tranh gốm Bát Tràng lại thiếu ấn tượng thẩm mỹ. Không nhiều bức đẹp, chủ đề thiếu chọn lọc, chưa được chăm chút về mặt tạo hình và tính toán kỹ lưỡng về kỹ thuật nung. Chính vì thế, nhiều khách hàng chọn sản phẩm tranh gốm Trung Quốc, Nhật Bản thay vì chọn hàng nội địa. Nếu có, cũng chỉ là sự cân nhắc đối với những dòng có tiếng như gốm Nhung, gốm Ngọc… Còn những mặt hàng tranh gốm với những đề tài dân gian sản xuất đại trà, “na ná” nhau thi thoảng mới có người hỏi mua.
Khả năng biểu cảm luôn là mục đích hướng tới của mọi loại hình nghệ thuật, không trừ tranh gốm. Muốn làm được điều đó, người nghệ nhân, họa sĩ phải có một phông văn hóa dân gian, phải cảm được những đường nét tinh tế, khoáng đạt, mềm mại từ những chủ đề, hình tượng dân gian; chứ không phải học theo sự chép tranh xa rời chất liệu, thiếu sự thanh thoát, cái hồn trầm lắng, hồn nhiên, duyên dáng của những Con ong, Cái kiến, Thiếu nữ gội đầu, Hút thuốc lào, Câu cá, Phố cổ…
22 trường đoạn tái hiện dòng chảy lịch sử Việt Nam trên bức tranh gốm lịch sử mang tên Con đường gốm sứ của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy là một trong những công trình nghệ thuật mang tính quảng bá rộng lớn cho tranh gốm cũng như văn hóa người Việt. Đó là một sáng tạo dài hơi về tranh gốm đã được công nhận và gây được hiệu ứng tốt. Việc phát huy những hoạt động có tính cộng đồng nhằm giới thiệu tranh gốm là một trong những hoạt động nên xúc tiến trong thời gian tới đây.
Sau một thời gian có nguy cơ “chết yểu”, hiện nay các website về gốm đang dần bình phục, đóng vai trò khá năng động trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm gốm nói chung và tranh gốm nói riêng. Đó là một biểu hiện tốt trong yêu cầu khởi động lại niềm mê thích dòng tranh dân gian độc đáo của dân tộc. Hơn bao giờ hết, những nghệ nhân gốm cần thiết lập bản quyền cũng như củng cố, gìn giữ đặc trưng của tranh gốm.
Theo Báo SKĐS
Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa trao giải thưởng âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2010. Các tác phẩm đoạt giải ở các thể loại: ca khúc, bài hát thiếu nhi, ca khúc nghệ thuật, âm nhạc giao hưởng, thính phòng, thanh xướng kịch và hợp xướng, chương trình biểu diễn, nghiên cứu lý luận và sưu tầm, biên soạn và giáo trình, các bài báo... Các giải thưởng được trao gồm: một giải đặc biệt được trao tặng cho tác phẩm 1000 năm âm nhạc Thăng Long (nhóm tác giả Hà Nội); sáu giải nhất; năm giải A và các giải khác. Trong đêm trao giải diễn ra chương trình ca nhạc đặc sắc với nhiều tiết mục ca ngợi Ðảng, Bác Hồ và một số tác phẩm tiêu biểu đoạt giải năm 2010.
Ngày 23-1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ trao tặng giải thưởng văn học thường niên năm 2010 và kết nạp 26 hội viên mới khu vực phía Bắc. Nét đặc biệt nhất là năm nay, cả Hội đồng văn xuôi và Hội đồng dịch thuật văn học đều nhất trí cao và đề nghị trao tặng giải thưởng năm 2010 cho tập truyện ngắn “Di hương” của nhà văn Sương Nguyệt Minh và bản dịch tiểu thuyết “Triệu phú khu ổ chuột” cho dịch giả Nguyễn Bích Lan.
Tập truyện và ký mang tên "Mặt trời ở lại" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2010. Tập sách giới thiệu các tác phẩm xuất sắc trong cuộc Vận động sáng tác truyện và ký viết về "Người chiến sĩ Công an Hà Nội vì Thủ đô bình yên, vì Nhân dân phục vụ" do Công an Thành phố Hà Nội phát động. Đây là các tác phẩm hay của nhiều nhà văn, nhiều cây bút được giải hoặc được tuyển chọn từ một cuộc thi được tổ chức chu đáo và chất lượng.
(HBĐT)- Ngày 23/1, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với Thành Đoàn, Phòng GD&ĐT, Phòng VHTT thành phố tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “vì môi trường xanh- sạch- đẹp”. Tham gia cuộc thi có 187 em học sinh đang học tập, sinh hoạt tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Năm 2010, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, ban chỉ đạo huyện Mai Châu đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tiêu chí của phong trào và hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình trên địa bàn đăng ký thực hiện.
Chiều ngày 20/1, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công ty giải trí quốc tế DanHan; Công ty cổ phần tập đoàn Max; Công ty giải trí thuyền buồm đã tổ chức họp báo công bố chương trình hoạt động của Festival thuyền buồm quốc tế Việt Nam 2011.