Tháng 9/1862, Xônia Berx - cô gái 18 tuổi con một bác sĩ phục vụ ở Điện Kremli đã làm vợ nhà văn Lev Nicôlaevich Tônxtôi vừa tròn 34 tuổi. Lúc này Tônxtôi đã nổi tiếng trong giới văn học Nga, nhưng người vợ trẻ của ông cũng là một nhân cách khác thường. Bà đã trở thành không chỉ là mẹ của một đàn con mà còn là người trợ giúp đắc lực cho sự nghiệp văn chương của chồng.
Tài năng văn học của bà đã chớm nở từ lúc chưa về nhà chồng. Năm 16 tuổi bà đã viết truyện vừa "Natasa" chỉ để cho người thân trong gia đình và người yêu đọc khiến nhà văn rất khâm phục và quý trọng. Tiếc là, trước ngày cưới do tính khiêm tốn mà bà đã đốt truyện này đi, do vậy không còn truyền lại về sau. Trong đời làm vợ nhà văn nổi tiếng này, bà đã viết không ít đoản văn, thơ, truyện, ký, rồi cả nhật ký, hồi ký, đã được đăng rải rác trên một ấn phẩm bình dân là "Tạp chí cho mọi người" và một vài tờ báo khác. Sau đây là 3 bài tản văn của bà theo cách "tả cảnh ngụ tình" đã được đăng trên tạp chí đó. Chúng tôi dịch nguyên văn từ bản tiếng Nga. Thi sĩ Trong gian lớn của nhà thờ người ta làm lễ cầu siêu cho một nhà thơ. Khuôn mặt nghiêm khắc của người chết trở nên oai nghiêm và đẹp đẽ: nó đã cuốn hút tất cả; còn những bộ mặt buồn rầu vờ vĩnh của các vị vây quanh thì xua đi cái nhìn bằng sự lịch sự dối trá của mình. Anh đã đọc những bài thơ của mình cho ai nghe? Tâm hồn đẹp đẽ, tuyệt vời và nhạy cảm của anh đã về đâu?... Song có lẽ anh đang sống bằng tình cảm đó với tất cả, cái gì anh đã yêu, vì lẽ gì anh đã buồn, về gì anh đã ca ngợi và điều gì anh đã trăng trối với những người anh hiểu ... Thế nhưng có ai ở đây đã hiểu anh? Có ai sẽ hưởng ứng thi ca của anh và sẽ đáp lời anh? Bỗng một tiếng nấc chân thành và sống thực vang lên khắp nhà thờ. Một thiếu phụ xinh đẹp, xanh xao, mảnh dẻ và dong dỏng trong bộ y phục đen tuyền bước nhanh tới phía người quá cố. Nàng tự ý mở nắp quan tài và đặt lên ngực thi sĩ một đóa hồng thắm tươi - món quà cuối cùng của người hâm mộ nhà thơ. Một khoảng khắc..., một giây bột phát của tình yêu đã rọi sáng sự buồn thương vờ vĩnh của phép xã giao với những bông hoa giấy lạnh lùng lòe loẹt, cùng với những ngôn từ cũng hào nhoáng và lạnh lùng như thế của những kẻ giả dối... Và cuộc sống lại bùng lên trên đám người lặng yên đó.
Vợ chồng thi hào L.N.Tôixtôi.
Trong hang động
Tôi đã có một nỗi đau buồn lớn. Tôi bị rơi vào tuyệt vọng, nguyện cầu, đi khắp các nhà thờ và tu viện; cuối cùng tôi tới
Năm người chúng tôi đi tới gò đồi Laera và tiến tới cửa của một hang động. Chúng tôi chưa được vào ngay vì một đoàn người hành hương có cả tu sĩ đã chiếm mất các lối đi. Chúng tôi phải xếp hàng đợi trong một hành lang dài. Mắt tôi đã bị cuốn hút bởi các hình ảnh khắc họa trên tường: linh hồn con người ở dạng một cô gái nhỏ trong y phục trắng muốt với đôi tay buông xuôi đi qua tất cả các nỗi đau và thói hư tật xấu... Phía sau cô gái là hai vị thiên sứ có đôi cánh bay, còn phía dưới họ là bọn ác quỷ với các tư thế khác nhau, có sừng cong đuôi dài, bộ mặt hung tợn biểu hiện cho thói hư tật xấu. Phía trên bức tranh là nhà thờ Yaruxalim và thiên đường mà tâm hồn người đời hướng tới. Tất cả những cái đó thật ngây ngô hồn nhiên nhưng là hình tượng bóng bẩy biểu cảm và gây ấn tượng. Và đây, một tu sĩ già đi ra, theo sau là những khách hành hương nối tiếp nhau cầm nến với vẻ mặt người thì xúc động, kẻ thì sợ hãi...
Bây giờ tới lượt chúng tôi đốt nến và đi vào trong động. Tôi là người đầu tiên đi theo sau vị tu sĩ. Cúi cong người lại, chúng tôi lần theo các lối đường đất chật hẹp trong hang. Bỗng nhiên nỗi khiếp sợ xâm chiếm tôi.
Đi lui, quay lại! - tôi cầu khẩn 15 người đi sau tôi - Tôi đang bị nghẹt thở. Ôi lạy Trời ! - tôi kêu lên.
Vị tu sĩ nhìn tôi như bực mình trách móc và nói nhỏ:
Thật đáng xấu hổ, mẹ trẻ ạ. Con người đã từng sống ở đây qua bao năm rồi, đã từng nguyện cầu mà không sợ gì; còn cô thì sao lại rụt rè, nhút nhát thế?... Bây giờ thì cửa nhà thờ sẽ thoáng rộng, cô hãy cầu nguyện đi!
Rồi chúng tôi đã tới một nơi thoáng đãng từng một thời nào đó làm nhà thờ phục vụ thờ cúng thần linh. Tôi đứng thẳng người lại để nhìn vào những hình ảnh cổ xưa thu nhỏ và hình dung thấy một người tu sĩ già cô đơn đang cầu nguyện. Vị đã biết ra đi thoát khỏi cái thế giới vật chất ghê sợ để tới thế giới tinh thần, nơi mà tâm hồn ông đã được tự do thoát khỏi mọi khổ đau, ác độc bên ngoài...
Tôi đã làm dấu thánh và cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái trong cái hang động này - nơi làm tâm hồn tôi thoát khỏi sự sợ hãi và sức quyến rũ của đất không còn là ngục tù và chướng ngại trong cuộc sống tinh thần của tôi.
Dòng sông
Tôi bơi theo sông và cố không để cho mặt nước ấm áp đang vuốt ve quanh mình phải xao động. Sự vuốt ve của nước làm tôi tươi tỉnh và khỏe mạnh, còn sự vuốt ve của người thân yêu thì đốt cháy và làm tôi mềm yếu.
Mặt trời chiếu sáng từ bầu trời xanh vĩnh cửu và bất tận... Rồi tôi bơi, cứ bơi và hướng ý nghĩ tới nơi kia, khi thấy bóng bầu trời xanh phản chiếu lên dòng nước. Im lặng... rồi lặng im bao quanh... "Từ biệt đất nhé, ta đã thoát khỏi ngươi, ta không muốn trở lại nữa!". Nhưng ác thần, địa thần đã làm tôi băn khoăn, tim tôi như bị tắc. Tôi rùng mình và bắt đầu chìm xuống. Trong giây lát tôi đụng tới nền đất: nỗi kinh hãi, khiếp sợ của cái chết xâm chiếm cơ thể tôi và từ vòng ôm ấp êm dịu của nước, tôi hổn hển bổ nhào lên bờ đất.
Mấy cây lau sậy quấn lấy đôi chân mảnh khảnh của tôi, bọn ếch nhái vội nhảy tòm xuống nước, một con chim vụt bay lên trời, còn bọn cá thì hốt hoảng vẫy vùng lượn quanh. Tôi trườn trên bãi cỏ và nặng nhọc thở gấp... Đất đã đón tôi! Tôi ngồi lên đám cỏ xanh và bắt đầu đếm nhịp đập. Nhưng nhịp mạch máu khi nhanh, khi chậm, có khi như bị tắc nghẽn... Đôi tay ướt của tôi sáng lên dưới ánh mặt trời, ngực tôi nặng nề, toàn thân rã rời mệt nhoài bổ lên mặt đất. Ôi, đất! Còn lâu ta mới rời khỏi ngươi, khỏi cơ thể mà ngươi đã tạo ra! Ta yêu cái cơ thể xinh đẹp này đã được đất tạo ra cho tình yêu trần tục và đã bị thảm bại trong giây lát đó cũng do đất... Nhưng ta sẽ vứt bỏ nó đi!
Từ xa, một đàn gia súc rống lên, chúng lao tới uống nước nơi dòng sông vừa vứt bỏ tôi. Tôi vùng nhỏm dậy và ẩn vào túp lều, nơi để quần áo của mình
Theo CAND
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có tỷ lệ thanh niên chiếm khoảng 18,5%, chủ yếu là thanh niên dân tộc Mường. Kế thừa, phát huy tinh hoa truyền thống của dân tộc, thanh niên Lạc Sơn đang tích cực năng động, sáng tạo đi đầu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Lúc 17 giờ ngày 17-2, Lễ hội Nguyên tiêu xuân Tân Mão do Trung tâm Văn hóa quận 5 phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc TPHCM, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể quận 5 tổ chức đã khai mạc bằng lễ diễu hành nghệ thuật đường phố độc đáo. Từ Hội quán Ôn Lăng đến TTVH quận 5, 500 diễn viên thuộc 8 đoàn diễu hành nghệ thuật đã biểu diễn phục vụ hàng ngàn khán giả, người dân đi đường các tiết mục “Đại la cổ mừng xuân”, múa lân – sư – rồng, múa ương ca, võ thuật đồng diễn, đi cà kheo, hóa trang bát tiên, Phúc Lộc Thọ, diễu hành xe hoa…
Đã thành thông lệ từ 10 năm nay, hội thơ ngày rằm tháng giêng tiếp tục thu hút sự quan tâm của những người yêu thơ. Nhưng những cố gắng làm mới thơ của những người trong cuộc có vẻ ngày càng hụt hơi.
Thâu đêm 14/2, những làng quan họ Tiên Du - Bắc Ninh không có giờ nghỉ. Canh hát tự phát của những liền anh liền chị lão làng,những số ít người còn nắm được tường tận kỹ lưỡng khúc thức của các làn điệu quan họ cổ càng lúc càng nồng say.
Mùa phim Tết Nguyên đán năm Tân Mão là "sân chơi" của 3 phim Việt Nam gồm "Cô dâu đại chiến" của Công ty BHD; "Thiên sứ 99" của Hãng phim Phước Sang; phim 3D "Bóng ma học đường" của Hãng phim Thiên Ngân sản xuất bên cạnh một số phim nước ngoài.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Tân Mão, CBCCVC được nghỉ tổng cộng 8 ngày. Quy định của Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người được vui Tết, đón xuân nhiều ngày, sau đó bắt tay ngay vào lao động, học tập với chất lượng và hiệu quả cao.