Trò chơi đánh mảng của phụ nữ Mường  tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2011.

Trò chơi đánh mảng của phụ nữ Mường tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2011.

(HBĐT) - Trò chơi dân gian các dân tộc là một trong những kho tàng của di sản văn hoá, là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ LĐ SX, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn, thi đấu.

 

Thông qua các trò chơi dân gian, trò chơi đồng dao đã toát lên tính tập thể, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Cùng chúng tôi hoà vào sự sôi nổi của các trò chơi dân gian trong lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2011, đồng chí Đinh Danh Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL trao đổi: Trò chơi dân gian được bảo tồn, lưu giữ và phát huy trong cộng đồng các dân tộc gắn liền với cuộc sống và sự phát triển của con người. Trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng và tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc.

Tuy nhiên, hiện nay, trong xu thế hội nhập, vì sự ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hoá mới và tác động của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Các giá trị văn hoá, thể thao truyền thống đang có nguy cơ mai một. Thay thế vào đó là các trò chơi mới, hiện đại. Do đó, từ khoảng 10 năm lại đây, việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các trò chơi văn hoá dân gian đang được tỉnh ta đặc biệt chú trọng.

Việc phục dựng các lễ hội như: Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), xên Mường (Mai Châu), đu Vôi (Lạc Sơn) cũng là dịp làm sống lại các trò chơi dân gian truyền thống như: bắn nỏ, kéo co, tung còn, đẩy gậy, đánh mảng. Ngoài ra, phong trào tổ chức “Ngày hội văn hoá, thể thao, đầu xuân diễn ra sôi nổi trên địa bàn tỉnh cũng góp phần thiết thực vào bảo tồn các trò chơi dân gian. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho biết: Việc tổ chức ngày hội văn hoá, thể thao đầu xuân đã trở thành nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống của huyện. Các ngày hội này thu hút đông đảo người dân từ khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cùng về chung vui. Mỗi năm tổ chức ngày hội lại chọn lựa những trò chơi dân gian truyền thống khác nhau để bà con cùng vui thi tài, vừa là cơ hội để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.

Kết quả thống kê của Sở VH-TT&DL cho thấy, hiện nay, tỉnh ta đang duy trì được 95 trò chơi dân gian của 5 dân tộc chính là Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Trong đó có đến trên 80% số trò chơi có dáng dấp giống nhau ở các dân tộc. Do tính chất ảnh hưởng của giao thoa văn hoá giữa các dân tộc với sự hấp dẫn và lan toả, các trò chơi dân gian đã thâm nhập khó xác định được xuất xứ nhưng với sự sáng tạo của con người, các trò chơi đó đã có sự phát triển trong cách thức, hình thức, luật chơi, trở thành những món ăn tinh thần mang giá trị to lớn của từng dân tộc. Với trẻ em tỉnh ta, phổ biến các trò chơi như: nu na nu nống, thả đỉa ba ba, trồng nụ, bịt mắt bắt dê, chơi u, chắt chuyền, ô ăn quan... kèm theo các câu đồng dao khuyến khích sự khéo léo, vui đùa tập thể. Ngoài ra còn có các trò như: đánh khăng, trốn tìm, cướp cờ, ống phóc, nhảy dây... thể hiện sự khéo léo, tính tập thể. Lớn dần lên theo lứa tuổi lại có các trò chơi có tính chuyên môn hơn như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, thi bơi, vật, ném còn... Từ thực trạng bảo tồn trò chơi dân gian ở tỉnh ta có thể thấy, các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có một kho tàng số lượng các trò chơi dân gian khá phong phú, đa dạng, được nhân dân tổ chức thường ngày, trong các lễ hội và biểu hiện sinh động dưới nhiều hình thức. Trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khôn khéo và sức chịu đựng của con người. Qua đó, giúp con người ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm, mỹ.

 

Nhìn nhận về thực trạng các trò chơi dân gian của tỉnh ta, đồng chí Đinh Danh Hạnh nhấn mạnh: Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc nói chung, trò chơi dân gian nói riêng cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp, ngành và toàn thể xã hội. Thông qua các trò chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số trở thành các môn thể thao đại chúng trong khu vực và toàn quốc.

 

                                                                                   Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác

Nhân dân xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi (Kim Bôi) múa hát vui ngày hội
Cứ đến mùa lễ hội, chùa Hương lại chịu cảnh quá tải do người hành hương quá đông.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tổng hợp sức mạnh nội sinh

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm (2000-2010) thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phong trào được tổ chức ngày 24-2 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Qua 10 năm, phong trào đã có tác động tích cực, sâu sắc và toàn diện tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các ngành, các địa phương, song cũng còn nhiều điều chưa phù hợp với thực tế.

Văn học nghệ thuật còn “ngại” thầy thuốc?

Không thể phủ nhận giá trị của các tác phẩm văn học nghệ thuật đã đề cập đến ngành y. Kịch Tiền tuyến gọi của GS. BS. Trần Quán Anh đã đưa ra được hình ảnh những bác sĩ trí thức thời chống Mỹ cứu nước, kịch Đôi mắt của tác giả Vũ Dũng Minh khắc họa hình ảnh đẹp của những bác sĩ, y tá, hộ lý trong rừng.

Nhiều nét mới

Hôm qua (23-2), chương trình Ngày Điện ảnh Việt Nam 2011 và Giải thưởng Cánh diều 2010 (diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến 13-3) đã được Hội Điện ảnh Việt Nam công bố với một số nét mới.

Giám đốc Sân khấu Kịch IDECAF - đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn: Đi, nghe, xem và...

Sau một tuần tham dự “Hội nghị biểu diễn Yokohama Nhật Bản” ở Nhật Bản theo lời mời của Quỹ Giao lưu văn hóa Nhật - Việt tại Việt Nam, Giám đốc Sân khấu Kịch IDECAF - đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn, vừa về đến TPHCM. Anh đã dành cho phóng viên Báo SGGP cuộc trò chuyện về chuyến đi này.

“Giao lộ định mệnh” quyết tâm, “Bi, đừng sợ” hững hờ

Ngày 23.2, Hội Điện Ảnh vừa chính thức công bố các phim tranh giải tại các hạng mục của Cánh diều vàng 2011. “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di không tranh giải nhưng “Giao lộ định mệnh” lại quyết tâm đến Cánh diều vàng.

Dịch vụ “ăn theo” mùa lễ hội

(HBĐT) - Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ) được khai hội ngày 4 tháng Giêng cho đến hết tháng 4 âm lịch. Nhưng từ ngày mồng 2 Tết, nơi đây đã đón nhiều đoàn khách từ khắp các tỉnh về vãn cảnh, lễ bái. Xung quanh khu vực chùa Tiên có đủ các loại hình dịch vụ mọc lên từ quán ăn, nhà nghỉ đến cửa hàng bán hương, vàng mã, đồ lưu niệm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục