Du khách đến chùa Tiên (Phú Lão) vào những ngày đầu năm cầu an, cầu lộc, cầu tài
(HBĐT) - Đầu năm, người ta nghĩ nhiều đến đi lễ chùa, phần lớn là để cầu an, cầu lộc... số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới tổ tiên, dòng tộc.
Hoà cùng dòng người đi lễ đầu xuân, nhất là lúc tiết trời se lạnh, lất phất làn mưa phùn như cảm nhận thấy đất trời đang giao hoà. Con người dường như cũng trở nên cởi mở hơn ở chốn linh thiêng, những người dù mới gặp lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa hơi sương sớm, khói nhang, hoa, lễ... tạo nên không khí yên bình, làm mỗi người khi đến chốn cung nghiêm này thấy tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ! Có lẽ cũng vì thế, mỗi dịp đầu năm, mọi nẻo đường đều hướng về cõi Phật.
Lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Thế nhưng, cứ mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết hay còn nhiều vướng bận, người dân vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi con người Việt
Du lịch tâm linh là một thế mạnh của tỉnh ta với nhiều địa danh đã khẳng định trong lòng du khách thập phương trong và ngoài tỉnh. Tuy chưa phải là trung tâm văn hoá tâm linh lớn như: chùa Bái Đính (Ninh Bình); chùa Hương (Hà Nội); Đền Hùng (Phú Thọ)… nhưng Đền Bờ (Cao Phong); Chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... cũng thu hút được không ít những tín đồ Phật giáo đến thăm mỗi dịp xuân về. Có những người sắm lễ lên chùa từ mồng 3 Tết. Đồ lễ không cần to tát, nhiều nhặn gì, chủ yếu là cái tâm, miễn là có lòng thành hướng về Đức Phật. Đồ lễ sang thì là mâm xôi, con gà, chén rượu, ấm trà, cũng có khi chỉ là bông hoa tươi, nén nhang thơm… đều được coi trọng như nhau. Theo lệ thường, một “mâm” lễ bao giờ cũng phải đủ cả hương, hoa, tiền vàng, tiền dương gian, có thêm một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm mới vạn sự như ý.
Với quan niệm đi lễ chùa trước tiên phải đến những chùa gần, chị Nguyễn Thị Kim Oanh (TP Hoà Bình) cho biết: Việc đầu tiên gia đình tôi làm trong năm mới là đi lễ chùa. Đúng ngày mồng 3 Tết hàng năm, cả gia đình lên chùa Hoà Bình (TP Hoà Bình) cầu phúc, lộc, bình an... Mong một năm mới thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh đó, lễ chùa đầu năm còn là một nét văn hóa độc đáo của người Việt. Tôi muốn các con tôi biết được điều này, giúp chúng biết thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử. Song, quan trọng nhất là mỗi người tìm được chút thư thái cho tâm hồn sau một năm làm việc bận rộn.
Những ngày đầu năm, cùng với gia đình, Ngô Minh Hằng (Lạc Sơn) lại có dịp trở lại chùa Tiên (Lạc Thuỷ). Hằng chia sẻ: Lối lên chùa khá chật hẹp khiến hàng trăm người phải chen vai nhau để vào nhưng khuôn mặt ai cũng vui khi bước chân đến cõi Phật. Năm nào tôi cũng chỉ cầu mong một điều, mong cho mọi người xung quanh mình bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc. Có lẽ ai đi lễ chùa cũng không chỉ cầu an cho riêng mình, đó là nét văn hoá, nhân văn đáng được trân trọng. Khoe tấm quẻ vừa rút được, Hằng nói: quẻ không được tốt. Nhưng đến được cửa chùa ngày Tết, lòng cũng đã thanh thản và nhẹ nhàng rồi! Có lẽ ở chốn tôn nghiêm này, ai cũng dễ trải lòng mình như thế!
Đi lễ đầu xuân không chỉ để thỏa cõi tâm linh, còn là dịp để du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân. Đi lễ đầu xuân đã trở thành hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa, là nơi thể hiện ước mơ ngàn đời của mỗi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình.
Hải Yến
(HBĐT) - Nhìn lại 15 năm thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” giai đoạn từ 1995-2010, bà Bùi Thị Tươi, Chủ tịch MTTQ huyện Kim Bôi cho biết: Bằng nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo với nhiều mô hình, phù hợp với đặc điểm của KDC, CVĐ đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Hầu hết, các lễ hội truyền thống của nước ta đều gắn liền với một hay một cụm di tích nhất định. Lễ hội là bộ mặt, là bản sắc, là nhân tố chủ đạo góp phần nâng cao giá trị của di tích. Thế nhưng, có một thực tế là ở nhiều địa phương, người ta đang “tận thu” di tích thông qua lễ hội để rồi cứ sau mỗi mùa lễ hội, các di tích lại trở nên tiêu điều, xơ xác, tan hoang…
Do sai lầm về nội dung một bài viết trên Báo Lao động điện tử ngày 22 tháng 2 năm 2011 (Bài “Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới”), ngày 24 tháng 2 năm 2011, Ban Tuyên giáo Trung ương có công văn gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn, với tư cách là cơ quan chủ quản, kiểm điểm, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm; báo cáo việc xử lý về Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng trước ngày 27 tháng 2 năm 2011.
Bộ phim nào sẽ là chủ của tượng vàng Oscar danh giá lần thứ 83 năm 2011? Kết quả chỉ được công bố chính thức vào ngày 27.2 tại nhà hát Kodak, Los Angeles, Mỹ. Tuy nhiên, những nhà chuyên môn tại các giải tiền Oscar hay một số trang web về điện ảnh đều có dự đoán của riêng mình.
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm (2000-2010) thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phong trào được tổ chức ngày 24-2 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Qua 10 năm, phong trào đã có tác động tích cực, sâu sắc và toàn diện tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các ngành, các địa phương, song cũng còn nhiều điều chưa phù hợp với thực tế.
Không thể phủ nhận giá trị của các tác phẩm văn học nghệ thuật đã đề cập đến ngành y. Kịch Tiền tuyến gọi của GS. BS. Trần Quán Anh đã đưa ra được hình ảnh những bác sĩ trí thức thời chống Mỹ cứu nước, kịch Đôi mắt của tác giả Vũ Dũng Minh khắc họa hình ảnh đẹp của những bác sĩ, y tá, hộ lý trong rừng.