Trước hàng loạt các sự kiện trình diễn mang tính chất phản cảm và nhận được nhiều phản đối của dư luận thời gian gần đây, đáng chú ý là những màn trình diễn "khỏa thân" và "hành xác" của họa sĩ Lại Thị Diệu Hà, chúng tôi đã có cuộc trao đối với ông Nguyễn Văn Trực, trưởng phòng quản lý nghệ thuật - Sở VHTTDL TP Hà Nội về việc quản lý và cấp phép cho những chương trình này.

 

- Thưa ông, hiện nay đang có rất nhiều dư luận xung quanh những màn trình diễn đương đại của họa sĩ Lại Thị Diệu Hà trong thời gian gần đây, với tư cách là một đơn vị cấp phép cho những hoạt động biểu diễn trong TP Hà Nội, ông có thể thông tin thêm về những buổi biểu diễn này được không?

Tôi xin trả lời anh rằng chúng tôi là đơn vị cấp phép cho những hoạt động biểu diễn của các chương trình nghệ thuật diễn ra trển địa bàn TP Hà Nội, nhưng hai buổi trình diễn của họa sĩ Lại Thị Diệu Hà, chúng tôi chỉ biết thông tin sau khi buổi biểu diễn diễn ra và lắng nghe dư luận từ phía truyền thông, khán giả. Chứ trước khi diễn ra những buổi biểu diễn đó, chúng tôi chưa hề biết gì về hình thức, nội dung của chúng.

- Nghĩa là những buổi biểu diễn này chưa được cấp phép?

Nói đúng hơn là những người tổ chức, bản thân nghệ sĩ của những sự kiện này không xin giấy phép từ bên Sở VH-TT-DL TP Hà Nội. Điều đó tôi có thể khẳng định chắc chắn.

Màn trình diễn tác phẩm
Màn trình diễn tác phẩm "Bay lên" của Lại Thị Diệu Hà chưa hề được cấp phép

- Lâu nay, những người nghệ sĩ vẫn nói với nhau rằng, thủ tục đi “xin xỏ” để có giấy phép thông hành cho một buổi biểu diễn là khá… rườm rà. Ông nghĩ gì về ý kiến này, liệu đó có phải là lý do để có những buổi trình diễn vẫn diễn ra mà không có được cấp phép?

Chúng tôi là một cơ quan nhà nước, nên mọi việc làm đều theo quy định của nhà nước và pháp luật. Quy định về cấp phép, kiểm tra các hoạt động nghệ thuật là một quy định chung đã được ban hành và chúng tôi thực hiện theo quy định đó khi có những cá nhân, đơn vị, tổ thức sự kiện đến xin giấy phép cho hoạt động của họ.

Chưa nói đến việc càng ngày, những thủ tục của việc xin cấp phép hoạt động nghệ thuật càng được rút gọn, về thời gian duyệt cũng đã được rút ngắn 7 ngày thay vì 10 ngày như trước; ngoài duyệt qua ảnh, video, chúng tôi sẽ mời các cơ quan có liên quan đến để duyệt trực tiếp đối với các chương trình nghệ thuật trình diễn tại chỗ.

Nếu một người nghệ sĩ, một nhà tổ chức chương trình nào nói rằng thủ tục đi xin cấp phép cho hoạt động của họ là rườm ra, là hành chính thì tôi nghĩ đó chỉ là những ngụy biện cho việc cố tình trốn tránh những thủ tục pháp lý cho một chương trình biểu diễn mà thôi.

- Tôi có thể hiểu những nguyên nhân của việc cố tình “trốn tránh” đó là gì, thưa ông?

Với một chương trình biểu diễn luôn có một nội dung nhất đinh. Nguyên nhân của việc trốn tránh đó là do sợ chương trình của mình không được cấp phép vì có những nội dung không phù hợp với văn hóa, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Vả lại, bản thân một người nghệ sĩ bao giờ cũng có cái tôi rất lớn, họ luôn không muốn một ý kiến, một định hướng nào để điều chỉnh lại hình thức, nội dung buổi biểu diễn của họ cho phù hợp.

Lại Thị Diệu Hà đã hai lần trình diễn
Lại Thị Diệu Hà đã hai lần trình diễn "chui"

Là một đơn vị làm quản lý văn hóa, dĩ nhiên những chương trình văn hóa hay, có nội dung đặc sắc thì chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để sớm hoàn thành và đưa nó đến gần hơn với công chúng, nếu nó hay, nó tốt đẹp.

Tôi lấy ví dụ là ba kỳ trình diễn của nghệ sĩ Đào Anh Khánh trước đây để hướng đến kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với quy mô và sự đầu tư rất lớn. Khi được trình hồ sơ, chúng tôi đã không ngại tạo điều kiện bằng cách duyệt trực tiếp những màn trình diễn để góp ý, chỉnh sửa những chỗ cần thiết. Và sau khi được cấp phép và chương trình diễn ra, rõ ràng nó mang những hiệu ứng rất tốt trong lòng khán giả, công chúng.

- Quay trở lại với vấn đề phía trên, với những chương trình chưa được cấp phép mà vẫn diễn ra thì sẽ xử lý thế nào, thưa ông?

Trao đổi với phóng viên về việc quản lý các tác phẩm nghệ thuật trình diễn, ông Phạm Đình Thắng, Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: “Trong quy chế hoạt động nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật trình diễn không đuợc coi là một hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp. Những tác phẩm không qua khâu thẩm định và cấp phép tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương đều vi phạm quy chế. Không ai có thể cấm được người cố tình vi phạm. Còn trong trường hợp nghệ sĩ biểu diễn không xin phép, khi sự việc bị phát hiện thì Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ có công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương nơi diễn ra hoạt động nghệ thuật trình diễn đó đề nghị làm rõ sự việc và giải quyết”.  

À, lúc đó vấn đề lại không thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi nữa. Lúc đó sẽ có các bên như thanh tra, công an văn hóa vào cuộc điều tra và xử lý mức độ vi phạm nặng nhẹ thế nào là theo pháp luật.

- Theo ông, những khó khăn của việc quản lý chương trình nghệ thuật và cấp phép hiện nay là gì?

Khó khăn lớn nhất có lẽ là việc chưa đồng thuận về việc phân công trực tiếp quản lý các hoạt động nghệ thuật. Những hoạt động nghệ thuật trình diễn nửa thuộc quyền quản lý của Cục nghệ thuật biểu diễn, nửa lại thuộc quản lý của Cục triển lãm, mỹ thuật. Ngay việc chưa đồng thuận như thế cũng tạo ra một số khó khăn nhất định.

Nhưng theo tôi, khó khăn hơn hết vẫn là ở ý thức của người nghệ sĩ, khi họ muốn biểu diễn “chui”, thì khó có thể ngăn được!

- Thời gian gần đây, trình diễn và nghệ thuật đương đại vào Việt Nam chủ yếu là qua những hợp tác, giao lưu văn hóa và trình diễn của nghệ sĩ nước ta với các chương trình, hợp tác với các nước bạn như Đan Mạch, Nhật Bản… Vậy ông đánh giá như thế nào về những sự hợp tác trên?

Trước tiên mọi sự giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước bạn là một việc làm hết sức có ý nghĩa, nó tăng cường sự giao lưu, hợp tác quốc tế không chỉ trên lĩnh vực văn hóa. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, sự giao lưu đó đi theo con đường nào, chính thống hay không chính thống, và mục đích của hoạt động đó là gì, tốt hay xấu thì vẫn cần được xác định, để ngày có những hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa tốt đẹp, mang đến những bữa ăn tinh thần tốt nhất cho công chúng thay vì khiếp đảm, sợ hãi với những trò trình diễn gây sốc, trái với nền tảng văn hóa, đạo đức của dân tộc.

 

                                                                                  Theo Bao LĐ

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cảnh trong phim

Nhà văn Vân Thảo: Bộ phim thành công, cho dù...

Bộ phim dài 50 tập “Bí thư Tỉnh uỷ” (đạo diễn: Quốc Trọng, biên kịch: Vân Thảo) đã nhận được số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bình chọn phim truyền hình yêu thích 2010. Ngay sau đó, trong dư luận có những ý kiến đánh giá khác nhau về bộ phim. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Vân Thảo – tác giả kịch bản phim “Bí thư Tỉnh uỷ” - người cũng được giải “Biên kịch xuất sắc” của bộ phim này.

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra trong 6 ngày

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Mão 2011 sẽ diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 7 đến ngày 12.4 (tức ngày 5 – 10.3 âm lịch) với các hoạt động trải dài từ Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì đến các xã, phường vùng ven khu di tích.

Hợp Hoà chung sức xây dựng đời sống văn hoá

(HBĐT) - Nếu đầu những năm 2000, ở xã Hợp Hoà (Lương Sơn), số hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá chỉ chiếm từ 75 - 80% thì 2 - 3 năm lại đây, hàng năm có từ 98 - 100% số hộ toàn xã đăng ký tham gia. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá rộng khắp ở 100% KDC, tạo không khí thi đua sôi nổi.

Lăn lộn với nghề

Chưa có được những vai diễn chính trên sân khấu lớn, các diễn viên trẻ khi ra trường đã biết tìm đến những sàn diễn nhỏ để lăn lộn với nghề, giữ lửa đam mê chờ cơ hội

Thi vẽ tranh thiếu nhi Ngày hội Mỹ thuật châu Á

Sau hai tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi Ngày hội Mỹ thuật châu Á Mitsubishi-Enikki (2010-2011) đã nhận được 19.851 tranh của các em học sinh trên toàn quốc gửi tham dự.

Lễ trao giải Cánh diều vàng - Sẽ giản dị nhưng sang trọng

Ngày Điện ảnh Việt Nam 15-3 được coi như sự kiện hàng năm của nghề nghiệp với trọng điểm là lễ trao giải Cánh diều vàng (do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức). Trong cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng, nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy (Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, phụ trách điện ảnh phía Nam) đã cho biết một số chương trình hoạt động của hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục