Cuốn sách Open the window, eyes closed (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) của Nguyễn Ngọc Thuần đã được dịch ra tiếng Anh và phát hành tại nhiều nước trên thế giới.

Cuốn sách Open the window, eyes closed (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) của Nguyễn Ngọc Thuần đã được dịch ra tiếng Anh và phát hành tại nhiều nước trên thế giới.

“Việt Nam có rất nhiều nhà văn, tác phẩm văn học nổi tiếng nhưng lại ít được bạn bè quốc tế biết đến. Bởi từ trước đến nay chưa có tổ chức nào đứng ra quảng bá “mặt hàng này” một cách có hệ thống. Đây là điều thiệt thòi lớn đối với nền văn học Việt Nam”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.

 

Theo nhà văn Hòa Bình, từ trước tới nay, những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài chủ yếu là do mối quan hệ của chính các tác giả. Do đó, số lượng tác phẩm được dịch rất ít và nhỏ lẻ nên cũng chỉ như muối bỏ biển.

Hướng đi đúng

Hiện có nhiều NXB rục rịch tìm hướng đi mới bằng cách dịch tác phẩm văn học Việt ra tiếng nước ngoài. Cụ thể là NXB Trẻ lần đầu tiên tung ra bản tiếng Anh của tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thuần (Open the window, eyes closed). Đây có thể được coi là cuộc thử nghiệm đầu tiên của một NXB “nội”.

Khi biết có cuộc “thử nghiệm” này hầu hết các nhà văn, dịch giả đều rất vui. “Giờ đây cái gì chúng ta cũng có thể xuất khẩu được, văn học cũng là một mặt hàng cần được xuất khẩu. Chúng ta có “hàng” đấy chứ. Việc giới thiệu văn học Việt ra với thế giới sẽ thúc đẩy những người cầm bút tự tin hơn. Giới thiệu một tác phẩm ra nước ngoài cũng đồng nghĩa với giới thiệu văn học Việt, cây bút Việt. Và khi được mọi người biết đến, bản thân các tác giả sẽ được mời đi khắp nơi và vị thế cũng sẽ khác hơn. Việc làm của NXB Trẻ là rất tốt và kịp thời. Không có bắt đầu thì sao có phát triển”, dịch giả Thúy Toàn khẳng định.

Nhà văn Quang Thiều thì nói: “Con đường để hiểu về lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc là thông qua văn học. Không những thế, thông qua văn học ta cũng biết yêu thương các dân tộc khác. Chẳng hạn, bạn chưa biết đến 1 đất nước nào đó, nhưng qua tác phẩm nào đó của họ, bạn sẽ hiểu được đất nước, văn hóa, con người họ. Đây là cầu nối, cửa thông quan trọng nhất, nhịp cầu bắc qua tất cả tâm hồn này đến tâm hồn khác, từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác.  

Cuộc thử nghiệm cam go

Tuy nhiên, để làm được việc này không dễ dàng. Bởi theo dịch giả Thúy Toàn, hiện có nhiều tác phẩm Việt rất hay, nhưng chọn để dịch thì bản thân tác phẩm đó phải có giá trị. Nhiều nhà văn khác cũng cho rằng, muốn làm tốt thì người làm phải nhận biết được văn học Việt trên thế giới hiện nay ra sao và có vị trí đến đâu. Từ đó mới có thể hoạch định kế hoạch rõ ràng. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho biết, công việc này các nước trên thế giới đã làm từ rất lâu còn chúng ta mới chỉ phụ thuộc vào các cá nhân hay một NXB nào đó mà thôi. Chính vì thế cần phải có chủ trương lớn. Cái khó nhất hiện nay là những người có khả năng dịch của Việt Nam không nhiều và nếu có thì cũng không hứng thú, bởi, làm ra in ở đâu, ai trả tiền? Dịch một cuốn sách rất mất công nên chỉ có ai thật đam mê mới làm và như vậy sẽ không được bao nhiêu.

Dịch giả Thúy Toàn cho rằng, cần phải tìm hiểu kỹ đối tượng mình định “đưa hàng”. Cũng theo bà, để làm được điều này khó thật đấy nhưng không có nghĩa là bỏ. Hãy cứ vừa làm vừa học, vừa điều chỉnh. Bà chia sẻ “Nước nào cũng có chính sách quảng bá và có đầu tư bài bản trong vấn đề này. Do đó nếu muốn làm tốt chúng ta phải có định hướng. Tức là ngoài cá nhân ra thì nhà nước phải có chính sách đầu tư. Chẳng hạn như Liên Xô trước đây, họ đầu tư cho vấn đề này rất lớn và hiện nay Hàn Quốc có cả một Quỹ dịch Văn học Hàn Quốc ra tiếng nước ngoài. Rồi Ba Lan, cứ 2-3 năm lại tổ chức một cuộc hội thảo quy tụ hàng nghìn dịch giả khắp đất nước về tham dự để đánh giá công lao, giúp cho những người dịch hoạt động tốt…”.

The sorrow of war (Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh là một trong số ít những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài.


“Tôi được biết, trước Đại hội Đảng vừa qua, thường trực Ban bí thư đã đồng ý chủ trương giới thiệu văn học Việt với bạn bè quốc tế và thành lập Trung tâm Dịch thuật Việt Nam để từng bước giới thiệu một cách có hệ thống, bài bản. Việc này Hội Nhà văn đang tiến hành triển khai và kinh phí sẽ do Nhà nước bỏ ra”, nhà văn Quang Thiều tiết lộ.

 

                                               Theo BaoDatViet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống của lễ hội

(HBĐT) - Lễ hội là hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt từ thời xa xưa. Ngày nay, KT-XH ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống tâm linh cũng ngày càng cao, nhiều lễ hội được khôi phục. Thời gian tổ chức lễ hội nhiều nhất trong năm thường vào mùa xuân. Hàng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, trong làng, ngoài xã lại nô nức với lễ hội đầu xuân. Tuy nhiên, cùng với khôi phục, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của lễ hội còn nhiều vấn đề quan tâm.

Cao Phong 84% xóm, bản, KDC có nhà văn hoá

(HBĐT) - Thực hiện Đề án xây dựng NVH thôn bản, đến nay, toàn huyện Cao Phong đã có 104/124 xóm, bản, KDC có nhà văn hoá hoạt động.

Trung tâm nghệ thuật cải lương “rùa bò”

Đã có không biết bao nhiêu văn bản và cuộc họp, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo tại TPHCM nhưng những dự án xây dựng nhà hát, một thiết chế văn hóa thiết yếu để phát triển các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp tại TPHCM vẫn còn trên giấy

Lan Ngọc sẽ thoát khỏi "Cánh đồng bất tận"

Thành công lớn ngay từ vai diễn đầu tiên, cô bé Nương của "Cánh đồng bất tận" nhanh chóng trở thành cơn gió lạ của làng điện ảnh Việt.

Thành phố và những điều “Còn Mất”

“Còn Mất” là tên cuộc triển lãm ảnh của Eva Lindskog - nhà nghiên cứu về văn hóa người Thụy Điển và họa sỹ Lê Thiết Cương. Triển lãm trưng bày 40 bức ảnh của hai tác giả, sẽ khai mạc từ ngày 18/3 đến hết ngày 28/3/2011 tại Gallery 39 (39A Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Liên hoan hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 1 tại Hội An (Quảng Nam)

Tối 16-3, Liên hoan và Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ nhất do Bộ VH-TT-DL, UBND tỉnh Quảng Nam và Tổ chức Liên minh văn hóa (Interkultur – Đức) phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc tại Di sản văn hóa thế giới Hội An (Quảng Nam). Liên hoa Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần này có sự tham gia của 30 đoàn nghệ thuật của 8 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục