Cồng chiêng xuất hiện trong buổi tổng kết cuối năm của hội người cao tuổi xóm Sống - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).
(HBĐT) - Hòa Bình tuy không phải là cội nguồn của văn hóa cồng chiêng nhưng cồng chiêng luôn có mặt trên mảnh đất này, hiện hữu trong cuộc sống của con người nơi đây. Ta có thể dễ dàng thấy hình ảnh của cồng chiêng trong dịp lễ hội, ngày vui, cồng chiêng gần gũi với mỗi người dân và được ví như một biểu tượng văn hóa của dân tộc Mường.
Cồng chiêng thường được đặt ở những nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà, thường được đem khoe mỗi khi có khách quý ghé thăm gia đình. Người Mường không bao giờ úp chiêng lên nền nhà, nền đất vì sợ bị "lùn " chiêng (chiêng bị mất tiếng, tiếng chiêng không còn được hay). Chiêng được truyền lại qua nhiều đời, con cái nhỏ tuổi trong gia đình được học cách đánh chiêng, gìn giữ cồng chiêng cho thế hệ sau. Lễ hội cồng chiêng là nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường, là máu thịt và thân thuộc như hiệu lệnh của làng, bản. Nó như tâm hồn của người dân Mường đã được hun đúc qua hàng mấy nghìn năm lịch sử.
Cồng chiêng luôn xuất hiện từ những ngày tổng kết liên hoan của thôn xóm cho đến những ngày lễ hội lớn của cả vùng như lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), hội xuân Mường Động (Kim Bôi), hay Xắc bùa ở nhiều xóm, bản...Cồng chiêng không chỉ xuất hiện đơn lẻ mà có khi là cả trăm, cả chục, thành dãy, thành hàng độc đáo và lôi cuốn. Riêng về lễ hội Xắc bùa, được coi là một trong những sinh hoạt văn hóa về nghệ thuật diễn tấu âm nhạc cồng chiêng, gắn kết tập thể, cộng đồng trong Mường, bản. Trong lễ hội Xắc bùa, cồng chiêng xuất hiện với vị trí trung tâm, là "linh hồn" của buổi lễ. Mỗi năm cứ đến Tết Nguyên đán, từ ngày 27 hoặc 28 âm lịch, các ông có chức sắc trong Mường, trong bản, các thành viên là những người giỏi đánh cồng chiêng tập trung lại để vui hội Xắc bùa ngày xuân. Hội Xắc bùa được tổ chức thành phường bùa, hội bùa, dàn cồng, hội cồng, phường cồng. Lễ hội lôi kéo sự tham gia đông đảo của bà con, được tổ chức càng giúp cho người dân trong Mường, trong bản cảm thấy thêm ấm cúng, no đủ và phấn khởi hơn. Mỗi khi tiếng cồng, chiêng vang lên, mỗi người dân đều cảm nhận được xuân đang thực sự về Tết đến thật gần.
Thời gian trước đây do chưa hiểu rõ, thấy rõ tầm quan trọng của loại nhạc cụ đặc biệt này, nên số lượng cồng, chiêng có sụt giảm nhưng hiện nay, người dân đã có ý thức gìn giữ, bảo tồn, coi như tài sản quý giá của gia đình, dòng họ. Những bài cồng chiêng cổ được các nghệ nhân sưu tầm, khôi phục, gìn giữ và truyền lại cho con cháu.
Trong dịp tổng kết cuối năm của người cao tuổi xóm Sống - Vĩnh Đồng (Kim Bôi), các cụ ông, mế quây quần, rôm rả bên những cồng chiêng, cùng đánh những bài chiêng cổ. Mế Hoàng Thị Phương, một hội viên trong chi hội cho biết: "Mỗi dịp vui như thế này mà có thêm cồng chiêng mới, thấy không khí, rộn ràng. Cồng chiêng gắn liền với bà con chúng tôi qua bao thế hệ.
Cồng chiêng xuất hiện trong buổi tổng kết cuối năm của hội người cao tuổi xóm Sống - Vĩnh Đồng - Kim Bôi
Bùi Thu
(Sở TT&TT)
Cuối tháng 3 đầu tháng 4-2011, dự án "Ðừng đợi đến ngày mai" tiếp tục biểu diễn tại các trường đại học trên địa bàn miền Trung. Sau thành công của Steoro man, đây là dự án kịch tương tác thứ hai của Ðoàn kịch 3 (Nhà hát Tuổi Trẻ) với sự tham gia của cả người có HIV.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 824/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam năm 2011 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Triển lãm lần này nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về du lịch quảng bá hình ảnh Việt Nam và Chương trình nhân năm hữu nghị Việt – Trung 2011.
Cùng với Bí thư tỉnh ủy - phim truyền hình dài tập, Người con của rồng - phim hoạt hình 3D, Long thành cầm giả ca - phim truyện nhựa dã sử, biên kịch Văn Lê, đạo diễn Đào Bá Sơn đã vượt qua hàng chục phim ứng viên khác để vinh dự nhận giải Cánh diều vàng vừa diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh.
“Ca trù - Singing house” là CD chung đầu tiên của hai tên tuổi trong làng ca trù hiện nay: Danh cầm Nguyễn Phú Đẹ và ca nương Phạm Thị Huệ. Tác phẩm này có thể coi như một bông hoa hiếm hoi của những người yêu nghệ thuật truyền thống, trao tặng cho khán thính giả.
Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN (RIAV) đã phát văn bản “điều đình giá” với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC), trước sự kêu cứu của các nhà sản xuất băng đĩa nhạc.
Với hạng mục nhạc sĩ của năm, nhìn vào danh sách đề cử năm nay, có thể thấy một ấn tượng chung đó là rất mới. Nhưng liệu những đóng góp của cá nhân những nhạc sĩ này cho làng nhạc Việt năm vừa qua đã đủ sức thuyết phục để nhận giải thưởng Cống hiến?