Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, Nguyễn Thị Chúc và ca nương Phạm Thị Huệ.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, Nguyễn Thị Chúc và ca nương Phạm Thị Huệ.

Như đã thành lệ, vào 20 giờ tối thứ 7 hàng tuần tại đền Quan Đế (Hoàn Kiếm - Hà Nội), những người yêu ca trù trong đó có cả người nước ngoài lại được chìm đắm trong tiếng đàn nhuần nhụy, hòa cùng giọng hát mê đắm của các ca nương, kép đàn Giáo phường ca trù Thăng Long.

 

Thưởng thức “đặc sản” ca trù trong phố cổ

Mới đây, danh cầm Nguyễn Phú Đẹ và ca nương Phạm Thị Huệ - hai tên tuổi nổi tiếng bậc nhất trong làng ca trù ra mắt đĩa nhạc chung đầu tiên mang tên Ca trù- Singing house. Cả hai sự kiện này được xem là cách tiếp cận mới quảng bá di sản văn hóa quý báu tới công chúng. Ca nương Phạm Thị Huệ và nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ là những người có công sáng lập Giáo phường ca trù Thăng Long. Hiện Giáo phường đang triển khai chương trình “Khôi phục hát ả đào trong lòng phố cổ”, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa Thủ đô, cũng như tạo điều kiện cho du khách đến với Hà Nội dễ dàng tiếp cận với ca trù. Với 15 ca nương và kép đàn, từ tháng 10/2010, Giáo phường ca trù Thăng Long kết hợp với Ban quản lý phố cổ Hà Nội đưa hình thức hát ả đào vào biểu diễn tại đền Quan Đế. Chương trình kéo dài 1 tiếng, gồm 15 phút mời khách uống trà, ăn hạt sen, nghe giới thiệu về lịch sử ca trù, về thơ ca trù bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Khán giả được nghe biểu diễn thanh âm mộc và truyền cảm trực tiếp, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa khán giả và người nghệ sĩ.

Cách mới quảng bá di sản

Ý tưởng về “Ca trù - Singing house” được ca nương Phạm Thị Huệ ấp ủ từ 5 năm trước khi chị được hai người thầy là nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Chúc và danh cầm Nguyễn Phú Đẹ đồng ý cho làm lễ mở xiêm áo để trở thành đào đàn chuyên nghiệp sau nhiều năm theo học nghệ thuật ca trù. Nhưng rồi CD Ca trù - Singing house của ca nương Phạm Thị Huệ đã phải tạm gác lại để tập trung toàn bộ thời gian và công sức cho việc phát triển Giáo phường ca trù Thăng Long, mãi đến giữa năm 2009, hai thầy trò mới bắt tay vào thu thanh. CD Ca trù - Singing house là bản ưng ý nhất sau gần một năm làm việc gồm 6 bài: Thét nhạc (thơ cổ), Gửi thư (thơ cổ), Chữ Nhàn (Nguyễn Công Trứ), Giai nhân nan tái đắc (Cao Bá Quát), Phận hồng nhan (Cao Bá Quát) và Tràng An hoài cổ (Cao Bá Quát). Với CD ca trù đầu tiên được ra mắt này, nghệ thuật ca trù có thêm một cầu nối để đến với khán thính giả trong và ngoài nước. Đây cũng là cách khích lệ tình yêu nghề của các ca nương, kép đàn trẻ, là động lực để những người một lòng với nghệ thuật ca trù phát huy hết khả năng trong trình diễn.

Bao giờ có môn ca trù trong trường nghệ thuật?

Học được ca trù rất khó, đòi hỏi lòng kiên trì, niềm đam mê, tài năng và tìm tòi nghiên cứu về âm nhạc. Truyền dạy cho thế hệ trẻ không phải là khó, nhưng truyền được niềm đam mê thì khó vô cùng. Danh cầm Nguyễn Phú Đẹ bộc bạch: “Ca trù học quá khó, một người học 5 năm mới có thể đạt 90%, nếu muốn đạt được như thầy thì phải học thêm 5 – 7 năm nữa chứ học vài tháng không thể hát đúng được. Học đàn cũng vậy, nếu biết cầm cây đàn kìm ít nhất phải học 5 – 7 năm, trình độ cao hơn cũng phải 10 – 15 năm”.

Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp (ngày 1/10/2009), nhưng lại là môn nghệ thuật chưa được truyền dạy ở bất kỳ trư.

                                                                         Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cửa động với đồi phi lao và bạch đàn cao vút.

120 mẫu áo dài Việt Nam sắp trình diễn tại Pháp

Tháng văn hóa Việt Nam tại Lorient (Pháp), diễn ra từ ngày 5-27/5, ba thế hệ nhà thiết kế Việt Nam là Trọng Nguyên, Việt Liên, Minh Hạnh sẽ giới thiệu những bộ sưu tập áo dài đặc biệt, tượng trưng cho vẻ đẹp văn hóa Việt Nam.

Một địa chỉ dành cho người yêu thơ Phạm Tiến Duật

“Với 130 triệu đồng tiền mặt có trong tay tôi quyết định sẽ khởi công việc xây nhà lưu niệm cho nhà thơ Phạm Tiến Duật trong tháng 4 này. Tôi sẽ vừa làm vừa kêu gọi tài trợ và nhất định phải làm cho được ước nguyện của mình với hương hồn anh Duật”, nhà văn Lê Lựu tâm sự.

Những nhạc cụ khiến người hâm mộ choáng váng vì độ “độc”

Cây sáo được nạm vàng ròng 24karat và đính pha lê Swarovski, cây violin 300 tuổi trị giá 20 triệu đô la…

Festival Thanh niên các dân tộc Việt Nam 2011: Thắm tình đoàn kết các dân tộc

Ngày 17-4, hơn 300 thanh niên tiêu biểu đại diện 54 dân tộc anh em đã cùng tề tựu tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, khu vực Đồng Mô - Sơn Tây, Hà Nội, tham dự Festival Thanh niên các dân tộc Việt Nam 2011.

Việt Nam tham dự Hội chợ từ thiện tại Malaysia

Với hai gian hàng trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ và ẩm thực tại Hội chợ từ thiện quốc tế 2011, Việt Nam đã thu hút được đông đảo sự chú ý và giành được sự mến mộ của nhiều khách quốc tế cũng như bè bạn Malaysia.

Nhạc sĩ Trần Tiến lấn sân “Bước nhảy hoàn vũ”

Nhạc sĩ gạo cội Trần Tiến trở thành vị giám khảo thứ tư trong chương trình “Bước nhảy hoàn vũ”, thay thế cho đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục