Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn BLGĐ.
(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VH-TT&DL, từ năm 2010 đến nay toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Mai Châu, Tân Lạc. Cá biệt, tại xã Đông Lai (Tân Lạc), chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra 2 vụ BLGĐ nghiêm trọng liên quan đến tính mạng con người. Những con số thống kê cho thấy, BLGĐ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Còn đó những vụ BLGĐ dã man.
Cùng các đồng chí công an xã Đông Lai, chúng tôi đến xóm Đồi Bưng, nơi mới cách đây chưa lâu đã xảy ra 1 vụ giết người dã man mà nạn nhân là một người phụ nữ hiền lành và kẻ thủ ác không phải ai khác chính là người chồng. Cũng ở nơi này, cách đây chưa đầy 6 tháng đã có một người chồng ra tay giết chết và cắt cổ người vợ đang mang thai đứa con 5 tháng tuổi của mình. Với 2 vụ giết vợ dã man chỉ trong 1 thời gian ngắn đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Ngôi nhà sàn mới dựng còn thơm mùi gỗ của gia đình B.V.T, kẻ đã đập đầu vợ mình cho đến chết chỉ vì chị không đáp ứng nhu cầu của anh trong chuyện vợ chồng giờ đây hoang tàn. Anh Bùi Văn Linh, Trưởng Công an xã Đông Lai cho biết: vợ chồng T mới chuyển về nhà mới được hơn 10 ngày thì xảy ra chuyện. Trước đây cũng nhiều lần hai người xô xát nhưng chỉ nghĩ chuyện vợ chồng cãi vã rồi cũng sẽ qua. Ai ngờ!
Cũng chính vì suy nghĩ đó là chuyện gia đình mà không ít nơi bạo hành gia đình ngang nhiên xảy ra với hậu quả đau lòng. Mới đây, tại TP. Hoà Bình cũng đã có một người phụ nữ tự tìm đến cái chết vì không thể chịu được những đòn roi, nhiếc móc của chồng mỗi khi anh ta say rượu.
Cần mạnh tay xử phạt cùng sự vào cuộc của cộng đồng.
Tại Nghị định số 110/ 2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng- chống BLGĐ đã chỉ rõ: phạt tiền từ 1- 1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích, hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Phạt tiền từ 1,5 – 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình, không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu…
Nghị định đã được triển khai, khung hình phạt đã nêu rõ, tuy nhiên cho đến thời điểm này toàn tỉnh mới chỉ có 3 vụ xử phạt hành chính với các đối tượng có hành vi BLGĐ tại xã Phú Minh, Mông Hoá (Kỳ Sơn). Trao đổi về vấn đề này, anh Trịnh Dũng Hạnh, Trưởng công an thị trấn Hàng Trạm (Yên Thuỷ) cho biết: Đến thời điểm này, rất khó có thể xử phạt theo quy định với những người có hành vi bạo lực gia đình, nguyên nhân là nếu cơ quan công an vào cuộc, nạn nhân hoặc các bên liên quan có ý kiến phản ánh hoặc có đơn, thư kiến nghị nhưng thực tế có rất ít nạn nhân làm việc này.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của tổ chức GRET tại Hoà Bình, Sở VH- TT&DL đã phối hợp với Hội phụ nữ các cấp triển khai nhiều đợt tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới và phòng- chống BLGĐ. Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Lý, Phó Phòng nghiệp vụ (Sở VH-TT&DL), trong các buổi tuyên truyền, đối tượng nam giới, đối tượng chủ yếu gây ra bạo lực lại không tiếp cận được. Đây chính là những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, để ngăn chặn bạo lực gia đình một cách hiệu quả, ngoài các biện pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này cần làm tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt, đã đến lúc đẩy mạnh áp dụng Nghị định 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về các quy định xử phạt đối với các hành vi BLGĐ vào thực tế, coi đây như một biện pháp mạnh mang tính răn đe đối với các đối tượng cố tình vi phạm. Ngoài ra, để giải quyết tận gốc vấn đề này đòi hỏi rất lớn sự quan tâm, vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể tại cơ sở. Cùng với việc xử phạt theo quy định, các thôn, bản mạnh dạn đưa vấn đề này vào các quy ước, hương ước của thôn, bản, tổ dân cư để người dân cùng thực hiện.
Phương Linh
Như đã thành lệ, vào 20 giờ tối thứ 7 hàng tuần tại đền Quan Đế (Hoàn Kiếm - Hà Nội), những người yêu ca trù trong đó có cả người nước ngoài lại được chìm đắm trong tiếng đàn nhuần nhụy, hòa cùng giọng hát mê đắm của các ca nương, kép đàn Giáo phường ca trù Thăng Long.
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) vẫn kiên quyết tăng giá tác quyền, dù Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN (RIAV) đã gửi công văn phản đối.
Hai ngôi mộ cổ có niên đại khoảng thế kỷ 4-6 ngẫu nhiên phát lộ nhờ chiếc máy ủi đang đào đất để đặt cống tại khu vực khu đô thị Ciputra (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội). Phần cửa vào ngôi mộ lớn đã bị máy ủi phạt mất, để lộ ra hiện vật bên trong. Thêm một lần nữa, các nhà khảo cổ học đứng trước “sự đã rồi” và đành phải tiến hành khai quật khẩn cấp.
Brâu, một trong những tộc người có số dân ít nhất Việt Nam hiện nay với 300 người, hôm nay đã làm lễ dâm trâu mừng làng mới của mình tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.
(HBĐT) - Động Tiên Phi được phát hiện ra từ năm 1982, bắt đầu mở cửa đón khách từ năm 1984, tới tháng 6/2000 được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa, hiện nay, động thuộc quản lý của Công ty cổ phần thương mại du lịch Đà Giang. Những năm 86, 87, lượng khách tới thăm động rất đông, một phần do địa danh mới mẻ, một phần do động nằm theo tour du lịch thủy điện Hòa Bình. Thời điểm đó có những hôm có tới 30 đoàn khách đến thăm quan tại đây, nhờ đó, nhiều bà con vùng lân cận cũng được sống nhờ các dịch vụ bán hàng trên đỉnh núi.
Tháng văn hóa Việt Nam tại Lorient (Pháp), diễn ra từ ngày 5-27/5, ba thế hệ nhà thiết kế Việt Nam là Trọng Nguyên, Việt Liên, Minh Hạnh sẽ giới thiệu những bộ sưu tập áo dài đặc biệt, tượng trưng cho vẻ đẹp văn hóa Việt Nam.