Để đưa sử thi Tây Nguyên trở lại với đời sống buôn làng thì cần mở lớp truyền dạy sử thi cho lớp trẻ, truyền dạy sử thi trong gia đình và dòng họ, phát sử thi trên hệ thống đài phát thanh địa phương, đưa sử thi vào giảng dạy, chuyển sử thi thành truyện tranh, phim hoạt hình, phim truyện để phục vụ đời sống văn hóa của đồng bào…
Sử thi Tây Nguyên là kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc. Thời gian qua, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã chủ trì phối hợp với Viện Văn hóa, Viện Văn học, Viện Sử học và một số chuyên gia của các bộ, ban, ngành, cùng các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nhiều dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Đến nay đã có gần 100 tác phẩm sử thi Tây Nguyên được xuất bản bằng song ngữ, chép đĩa, băng hình, lưu giữ hơn 800 bài diễn xướng... Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu văn hóa cũng đã xuất bản một số bản tóm tắt nội dung các sử thi để cho các học sinh tại các buôn làng, các trường có thể tiếp xúc, đọc để hiểu di sản văn hóa của cha ông mình. Việc sao chép để bảo tồn, lưu giữ cơ bản đã làm được, nhưng cái khó là phát huy các giá trị của sử thi Tây Nguyên để đưa vào cuộc sống buôn làng và nhân loại.
Nghệ nhân sưu tầm sử thi Tây Nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mai một của sử thi Tây Nguyên, như: không gian diễn xướng của sử thi bị thu hẹp, cuộc sống hiện đại của nền kinh tế thị trường và sự du nhập của nền văn hóa ngoại lai đã phá vỡ đi nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, để đưa sử thi Tây Nguyên trở lại với đời sống buôn làng thì cần mở lớp truyền dạy sử thi cho lớp trẻ, truyền dạy sử thi trong gia đình và dòng họ, phát sử thi trên hệ thống đài phát thanh địa phương, đưa sử thi vào giảng dạy ở trường nội trú, cao đẳng, sư phạm địa phương, chuyển sử thi thành truyện tranh, phim hoạt hình, phim truyện để phục vụ đời sống văn hóa của đồng bào…
Để làm được những điều đó, cần phải có chính sách, tài chính và nguồn lực tâm huyết với sử thi Tây Nguyên. Bên cạnh đó cũng cần thiết phải lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận sử thi Tây Nguyên là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trước hết, phải xây dựng được một hồ sơ khoa học về sử thi Tây Nguyên, đáp ứng được những yêu cầu của UNESCO và phải duy trì, bảo tồn, phát huy được giá trị sử thi trong sự phát triển chung của cuộc sống đương đại vùng Tây Nguyên.
Theo Báo CAND
Sau cuộc họp ngày 20-4, Ðài truyền hình VN (VTV) quyết định dừng phát sóng bộ phim Anh chàng vượt thời gian sau khi đã phát 18 tập của phần 1 (tập cuối cùng của phần này phát sóng tối 20-4).
Tham gia chương trình Be Strong, Japan! của VietNamNet, ca sĩ Quang Dũng nói anh mong đêm nhạc thật ý nghĩa, nhận được nhiều đồng cảm, chia sẻ.
Như đã thành lệ, vào 20 giờ tối thứ 7 hàng tuần tại đền Quan Đế (Hoàn Kiếm - Hà Nội), những người yêu ca trù trong đó có cả người nước ngoài lại được chìm đắm trong tiếng đàn nhuần nhụy, hòa cùng giọng hát mê đắm của các ca nương, kép đàn Giáo phường ca trù Thăng Long.
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) vẫn kiên quyết tăng giá tác quyền, dù Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN (RIAV) đã gửi công văn phản đối.
Hai ngôi mộ cổ có niên đại khoảng thế kỷ 4-6 ngẫu nhiên phát lộ nhờ chiếc máy ủi đang đào đất để đặt cống tại khu vực khu đô thị Ciputra (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội). Phần cửa vào ngôi mộ lớn đã bị máy ủi phạt mất, để lộ ra hiện vật bên trong. Thêm một lần nữa, các nhà khảo cổ học đứng trước “sự đã rồi” và đành phải tiến hành khai quật khẩn cấp.
Brâu, một trong những tộc người có số dân ít nhất Việt Nam hiện nay với 300 người, hôm nay đã làm lễ dâm trâu mừng làng mới của mình tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.