Nhạc trưởng G.AKoka.
Với "cây đũa" chỉ huy tài tình, nhạc trưởng người Pháp Gerard AKoka cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội vừa có buổi trình diễn tác phẩm Giao hưởng số 5 của Beethoven, Khúc dạo đầu và Rapsodie Hungary số 2 của Lisft thành công hơn cả mong đợi. Vị nhạc trưởng tài ba này đã chia sẻ niềm vui với Hànộimới.
- Bộ dây của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội chơi hòa hợp như âm thanh chỉ của một cây đàn. Bộ kèn chơi rất hay, làm rạng rỡ cho dàn nhạc. Các solist violon, cello, trompette cũng thật tuyệt vời. Họ đã chơi hay cả Beethoven và Lisft. Với những gì Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội thể hiện trong thời gian gần đây, tôi có thể khẳng định họ đã đạt đến tầm cỡ quốc tế, có thể đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới. Tôi mong sao Việt Nam sẽ có nhiều dàn nhạc đạt trình độ như vậy.
- Như ông vừa nói, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội gần đây chơi rất hay, các bộ phận chơi khá đồng đều, vậy ông có nhận xét gì về các nhạc công?
- Một nhạc trưởng dù có tài ba đến đâu cũng không thể mang đến cho công chúng các tác phẩm âm nhạc đỉnh cao nếu thiếu đi những nhạc công. Với Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, đội ngũ nhạc công có chất lượng khá cao về nghệ thuật. Họ cảm thụ âm nhạc rất tốt. Tôi đã đi nhiều nơi, tiếp xúc, chỉ huy nhiều dàn nhạc và tôi đánh giá cao nhiệt huyết của các nghệ sĩ Việt Nam. Họ say mê đến độ như cả thế giới này chỉ có họ và cây đàn. Tôi khâm phục họ ở sự say mê hết mình đó.
- Theo ông, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội cần thêm những yếu tố gì nữa để thành công hơn?
- Tôi nghĩ rằng, trước hết họ phải làm việc nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn, có thể là 5-6 giờ mỗi ngày, 5-6 ngày mỗi tuần. Bên cạnh đó cần có kinh phí nhiều hơn nữa để đầu tư (cười).
- Ông dự định khi nào sẽ trở lại Hà Nội?
- Tôi cũng rất mong được làm việc trực tiếp với Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội. Ít nhiều chúng tôi đã hiểu nhau và có sự phối hợp ăn ý với nhau. Người tạo cho tôi cơ duyên tiếp xúc với dàn nhạc là Giám đốc L`Espace, Patrich Michel và Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Ngô Văn Thành. Dự kiến thì có thể sang năm tôi sẽ trở lại.
- Đến Hà Nội rồi lại sắp chia tay Hà Nội, ông cảm nhận về thành phố này như thế nào?
- Một thành phố sôi động, có sự hòa hợp khác thường nhưng mang yếu tố tích cực giữa quá khứ và hiện tại. Con người thì dễ mến, thân thiện và đặc biệt là họ rất yêu nhạc. Tôi đã, đang và sẽ dành thời gian khám phá thêm những "bí mật" bên trong thành phố đáng yêu này.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Nhạc trưởng Gerard AKoka từng đoạt giải nhất dành cho chỉ huy dàn nhạc tại Romme (Italia), giải xuất sắc của Quỹ BBC- Ruppert… Ông không chỉ có uy tín rộng khắp châu Âu mà còn thường xuyên có chương trình biểu diễn với các dàn nhạc châu Á. |
(HBT) - Ngắm dòng sông Đà xanh ngọc bích đang vào mùa hạ, xe chúng tôi lại chuyển bánh hướng đến Mai Châu, nơi đây có trăm nóc nhà, xóm bản vẫn nép giữa trập trùng rừng núi dựng quanh. Vào cuối giờ chiều, nhà nào cũng có khói bếp lẫn vào sương mù từ núi cao. Những ánh lửa lọt qua kẽ liếp của mỗi nhà, ánh lửa thôi thúc, bập bùng giữa những điệu xòe nồng say của người Thái, đan quện với mùi thơm của nếp nương, xôi ngũ sắc.
(HBĐT)- Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó phòng VH – TT Yên Thuỷ cho biết: Hiện nay, 100% xóm, bản của huyện thành lập được đội văn nghệ với 1.648 diễn viên, 158 đội văn nghệ thường xuyên hoạt động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Đây cũng là lực lượng nòng cốt tạo nên sự phát triển của phong trào văn hoá, văn nghệ ở địa phương.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường cùng với sự du nhập của văn hóa ngoại lai, nhận thức sai lệch của một bộ phận giới trẻ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc đang bị mai một dần, thậm chí có nguy cơ biến mất...
Để đưa sử thi Tây Nguyên trở lại với đời sống buôn làng thì cần mở lớp truyền dạy sử thi cho lớp trẻ, truyền dạy sử thi trong gia đình và dòng họ, phát sử thi trên hệ thống đài phát thanh địa phương, đưa sử thi vào giảng dạy, chuyển sử thi thành truyện tranh, phim hoạt hình, phim truyện để phục vụ đời sống văn hóa của đồng bào…
Ngày 21/4, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã phối hợp tổ chức Hội nghị cộng tác viên viết sách cho xã, phường, thị trấn. Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn chủ trì Hội nghị.
(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VH-TT&DL, từ năm 2010 đến nay toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Mai Châu, Tân Lạc. Cá biệt, tại xã Đông Lai (Tân Lạc), chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra 2 vụ BLGĐ nghiêm trọng liên quan đến tính mạng con người. Những con số thống kê cho thấy, BLGĐ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.