Nói ngọng, ngây ngô, hình thức xấu là điểm chung dễ nhận thấy của các "ngôi sao" tương lai khi thi vào trường Sân khấu Điện ảnh.

 

Tiếp tục mạch bài về diễn viên phim Việt, VietNamNet phỏng vấn đạo diễn đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng diễn viên hiện nay.

Vừa phải đào tạo diễn xuất lại vừa phải đào tạo việc làm đẹp


Phùng Thu Huyền (trái) đoạt giải Giải diễn viên triển vọng cuộc thi tuyển diễn viên truyền hình VN lần thứ nhất 2010. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Vừa ngồi ghế giám khảo cuộc thi tuyển diễn viên vào trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội, chắc chắn anh có nhiều câu chuyện thú vị để kể?

Đây là ngành nghề thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ, nhất là khi càng ngày các tác phẩm phim ảnh càng được công chiếu nhiều. Nhưng phải nói rất thật và rất thẳng thắn là chất lượng không như mong muốn. Nghĩ đến diễn viên người ta thường nghĩ đến hình ảnh một người có sắc đã hoặc ít nhất là sự thu hút sự quan tâm của người khác về vóc dáng, gương mặt. Điều tôi thấy là các em đa số nhận thức về nghề diễn viên quá đơn giản. Nói ngọng, ngây ngô, thiếu sự thông minh và láu lỉnh trong cách xử lý tình huống và đa phần không có gương mặt sáng. 

Nhưng thực tế là những người có ngoại hình xuất sắc thường lại không thi vào làm diễn viên?

Trong số hơn 70 người vào chung kết, tỉ lệ những người đến từ thành phố lớn chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ. Thêm nữa, vóc dáng, cái bộc lộ cử chỉ bên ngoài, sự toả sáng không có nên chắc chắn sẽ mất thêm rất nhiều thời gian để gọt giũa, vừa phải đào tạo diễn xuất lại vừa phải đào tạo việc làm đẹp cho họ.

Vì sao lại thiếu những gương mặt đẹp, sáng sủa tham gia tuyển chọn diễn viên? Tôi nghĩ, là vì nghề này không nuôi sống họ lâu dài, không cho họ một tương lai nên những người có điều kiện nhất định về hình thức, trình độ thì họ sẽ lựa chọn những ngành nghề khác. Thêm nữa, họ nhìn thấy sự vất vả và sự bào mòn của nghề diễn viên trong khi tương lai lại không sáng sủa cho lắm. Chính vì thế, tỉ lệ thí sinh có chất lượng nhất định dự thi không cao.

Nhưng ngược lại, ở TP.HCM lại đang xảy ra một câu chuyện khác hẳn. Ngày càng có nhiều gương mặt diễn viên trẻ rất tốt. Điều này do chính vì môi trường hoạt động tại đây tác động. Họ có thể vừa đóng phim, vừa diễn kịch... Và một khi đã có tiếng tăm nhất định thì họ sẽ có cơ hội tham gia nhiều lĩnh vực khác như PR, quảng bá sự kiện... Chính vì vậy có nhiều cô diễn viên tài sắc ở ngoài này lại chọn con đường Nam tiến do đó là mảnh đất màu mỡ cho họ nhiều thu thập và nhiều lựa chọn hơn từ công việc của diễn viên.

Họ có ý thức làm đẹp hay còn gọi là "đầu tư ban đầu". Họ rất biết ý thức về việc xây dựng hình ảnh của mình, ý thức tham gia đóng phim là để được nổi tiếng. Từ đó họ rèn năng lực để khẳng định về mặt nghề nghiệp. Trong khi đó ở ngoài Bắc, diễn viên hạn chế, gương mặt hạn chế nên các đạo diễn ít lựa chọn họ. Khi ít có cơ hội đóng phim thì họ ít có cơ hội toả sáng hay được mọi người biết đến. Khi ít được biết đến thì lại càng có ít cơ hội tham gia phim ảnh tiếp hay các lĩnh vực khác.

Với hai thái cực đối lập như vậy, giữa vô vàn lựa chọn như vậy, anh có nhìn thấy ai có tố chất trở thành ngôi sao trên màn ảnh nếu như được đào tạo tử tế?

Để trở thành ngôi sao còn cần đến cả một công nghệ, môi trường và cả một ê kíp hỗ trợ còn bản thân diễn viên đó không thể làm được. Đã là ngôi sao, bạn phải chuẩn bị cho mình một tác phong, những điều kiện cần và đủ để tham gia các sự kiện ra mắt phim, các sự kiện này khác. Thêm vào đó, lại còn phải có sự đầu tư nhất định về trang phục, vóc dáng, trang điểm... Những điểm này thì TP.HCM mạnh hơn do môi trường, do công nghệ giải trí phát triển. Ở phía Bắc, tương lai cho diễn viên theo đuổi sự nghiệp đó không nhiều.

Coi vai diễn nhẹ hơn việc PR cho bản thân


Phùng Thu Huyền diễn cùng NSƯT Trung Anh và Minh Hoà trong đêm chung kết cuộc thi tuyển diễn viên truyền hình tại HN 2010. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Rất dễ nhận ra sự khủng hoảng diễn viên truyền hình đặc biệt là ở phim Việt giờ vàng mà đơn cử là phim Chủ tịch tỉnh và Biệt thự màu tro lạnh. Từ thứ 2 đến thứ 6, khán giả thấy diễn viên Minh Hoà, Trần Nhượng, Hồng Sơn... xuất hiện từ phim này đến phim khác. Như NSND Khải Hưng có nói là họ diễn tốt nhưng gương mặt đã quá "nhàu" trên phim mất rồi. Các đạo diễn quá cẩn thận khi tuyển lựa diễn viên hay không có diễn viên cho họ chọn?

Sự so sánh đó mang yếu tố thời điểm bởi lúc này tự nhiên hai bộ phim Chủ tịch tỉnh Biệt thự màu tro lạnh được sắp xếp chiếu cùng nhau nên tạo cảm giác là diễn viên đang bị thiếu. Nhưng điều đó không có nghĩa diễn viên quá dư giả hiện nay để các đạo diễn lựa chọn. Ngoài Bắc, các diễn viên đều hoạt động trong các nhà hát, các đoàn nghệ thuật thuộc quản lý của nhà nước. Do vậy, mỗi khi làm phim, các đạo diễn đều đau đầu vì không biết người mình định mời có thời gian tham gia không. Tuy nhiên, họ lại luôn có lịch biểu diễn đột xuất.

Có thể nói lực lượng diễn viên ngoài Bắc thiếu, đặc biệt là những nhân tố có thể thể hiện được những vai diễn có thể toả sáng được, cả nam lẫn nữ. Có những người thoả mãn những tiêu chí này thì lại không đi theo con đường diễn xuất chuyên nghiệp, thích thì họ đóng phim mà không thích thì thôi.  

Dư luận thời gian này nói quá nhiều về chuyện khủng hoảng diễn viên, nào là nghiệp dư, nào là thảm hoạ màn ảnh, nào là diễn viên chỉ giỏi làm scandal mà diễn xuất thì dở tệ. Anh thấy những nhận xét này có đúng không?

Tôi thấy họ nêu được đúng hiện tượng nhưng không đúng bản chất 100%. Do thay đổi trong hoạt động làm phim, trước đây phim ảnh chỉ biết đến phim ảnh. Còn bây giờ, khi phim công chiếu anh còn phải biết đến chuyện PR, quảng bá cho phim. Dù không muốn nhưng anh cũng phải làm vì các đơn vị khác đang cạnh tranh với mình. Và trong sự cạnh tranh đó, anh phải biết giới thiệu đến công chúng rằng mình đang có gì trong tay để họ còn đợi xem trong số rất nhiều lựa chọn. Khi công tác PR bắt đầu được chú trọng thì họ bắt đầu để ý đến những hình thức PR khác nhau. Nếu tích cực thì quảng bá phim có gì. Còn tiêu cực thì dùng mọi chiêu thức, thậm chí là tự tạo ra các scandal, miễn để khán giả biết đến phim của mình. 

Thêm vào đó thực trạng này cũng xuất phát từ bản thân diễn viên. Nhiều người coi nghề diễn này là một cơ hội để họ PR, giới thiệu hình ảnh của mình nhiều hơn để đi làm việc khác. Họ coi vai diễn nhẹ hơn việc PR cho bản thân, mục đích đóng phim là để nhiều người biết đến hơn chứ không phải để được ghi nhận về mặt nghề nghiệp. Họ chỉ chọn những kịch bản mà nhân vật cho mình được mặc đẹp, chỉ quan tâm đến hình ảnh ra với công chúng thế nào. Suy nghĩ này không chỉ xuất hiện ở diễn viên nghiệp dư mà tồn tại ngay ở diễn viên được đào tạo bài bản.

Tức là nghề diễn viên đang bị nghiệp dư hoá?

Đúng, đang nghiệp dư hoá. Điều này không chỉ rơi vào diễn viên mà còn rơi vào các thành phần làm phim. Tính nghiệp dư hoá đang dần bào mòn ngành làm phim chính vì sự ào ạt về số lượng trong sản xuất hiện nay. Tốc độ làm phim đang cuốn người ta đi và diễn viên cũng vậy. Bây giờ ra hiện trường tìm được một người cầm kịch bản ngồi thoại rồi phân tích nhân vật với nhau thường chỉ rơi vào diễn viên thuộc các thế hệ trước. Các diễn viên trẻ tự cho rằng mình trẻ hơn, trí nhớ tốt hơn, bắt vào lời nhanh hơn nên không cần đọc kịch bản trước. Nhưng họ không hiểu rằng càng thoại đi thoại loại thì họ càng nhập tâm vào vai diễn.

Theo anh thì vì sao ngày càng có ít diễn viên diễn khán giả nhớ tên? Do có quá nhiều phim do quá ít gương mặt gây ấn tượng?

Đúng là do có quá nhiều phim. Quá nhiều phim mà không có sự đầu tư vào đó cả ở câu chuyện và nghề diễn. Khán giả xem phim hàng ngày, hết kênh này đến kênh khác nên để gây ấn tượng đặc biệt là vô cùng khó. Thêm nữa, câu chuyện mà ở đó nhân vật được đúng nghĩa là nhân vật thiếu. Hầu hết nhân vật trên phim hiện nay mang tính minh hoạ. Hiếm có kịch bản nào mà đọc lên đã thấy nhân vật hay, có đời sống để gây sức hấp dẫn nhất định. Cùng với đó, lượng phim sản xuất quá lớn làm bào mòn lực lượng diễn viên và sự dễ dãi của diễn viên, sự cung không đủ cầu là chuyện rất bình thường và từ đó mới ào lên câu chuyện diễn viên. Có quá ít diễn viên trẻ toả sáng được mà lại rơi vào tình trạng diễn viên già rồi lại toả sáng tiếp.


Đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Ảnh do nhân vật cung cấp.
 
                  Theo VNN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thời gian qua, Hội Nhạc sĩ VN có nhiều hoạt động tốt, nhưng hiện
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bộ sưu tập súng thần công ở Bảo tàng tư nhân Chu Lai

Sau khi được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định công nhận bảo tàng tư nhân đầu tiên tại địa phương, Bảo tàng Chu Lai đã trưng bày gần 1.300 cổ vật, được đánh giá là bảo tàng quy mô lớn ở miền Trung.

Gian nan làm phim sử Việt: Có thể hư cấu đến đâu?

Việc người dân làng Kim Văn (Hà Nội) cho rằng bộ phim Huyền sử thiên đô đã “làm sai lệch lịch sử” qua việc xây dựng nhân vật Công chúa Cúc Phương - một vị thần được thờ phụng ở làng - đã tiếp tục xới lên vấn đề luôn được người làm phim sử quan tâm: có thể hư cấu đến mức nào để tránh bị phản ứng - điều thường gặp khi một phim sử Việt ra mắt.

Liên hoan văn hóa dân tộc Thụy Sĩ và Việt Nam

Liên hoan văn hóa dân tộc Thụy Sĩ - Việt Nam đã thu hút gần 1.500 khán giả trong đêm biểu diễn đầu tiên 7/7 tại vùng núi bang Obwalden, Thụy Sĩ.

Không được diễn, tuồng cổ có còn đất sống?

Liên hoan Tuồng truyền thống, một liên hoan khiến những người làm nghề vui mừng bởi sự hào hứng, đam mê của khán giả thành phố Quy Nhơn và những màn trình diễn như lên đồng của những nghệ sĩ đầy sức thanh xuân trong rực rỡ sắc màu sân khấu (SK) đã khép lại. Nhưng qua đi những cảm hứng rất đẹp đó, bình tâm lại, người yêu tuồng không khỏi phân vân. Liệu sau hào quang, sau mừng vui của hội hè, trở về với thực tại, các nghệ sĩ có thấy được tương lai phát triển của nghề và khán giả nơi phố thị có còn đến với tuồng, có còn quan tâm tới hình thức nghệ thuật này?

Gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc: Cần sự chung sức của cả cộng đồng

Tuy thời gian không nhiều, nhưng Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc miền Trung - Tây Nguyên được tổ chức tại Phú Yên (từ ngày 1 - 3/7), đã tạo cơ hội cho mọi người được chứng kiến, hiểu rõ hơn về nét văn hoá đặc sắc và lễ hội dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc khu vực miền Trung- Tây Nguyên.

Những kỷ lục ở Liên hoan Quốc tế nhạc Jazz lần 32

Liên hoan Quốc tế nhạc Jazz Montreal, được các nhà tổ chức quảng cáo là sự kiện lớn nhất thế giới về thể loại âm nhạc có xuất xứ châu Phi này, năm nay đã thu hút gần 2 triệu người tham dự, một con số kỷ lục từ trước đến nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục