Các đội văn nghệ quần chúng huyện Lạc Sơn thường xuyên tham gia các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh
(HBĐT) - Là một vùng rộng lớn với 29 xã, thị trấn, dân số trên 13 vạn người, trong đó, trên 90% là dân tộc Mường, Mường Vang (Lạc Sơn) chứa đựng bao giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Đặc biệt, từ khi các nhà khoa học phát hiện dấu lối mòn của người nguyên thủy cách dây 21 nghìn năm tại hang xóm Trại (xã Tân Lập), Mường Vang được coi là một trong những cái nôi của loài người cổ đại.
Về mường Vang, không khó để được nghe các bài cồng chiêng, thường rang, bộ mẹng, thưởng thức đám cưới theo nghi thức cổ truyền và đầu xuân người người hồ hởi hòa mình vào các lễ hội truyền thống như đu Vôi, đình Cổi, rước Bụt đậm nét văn hóa. Tuy nhiên, trước những tác động của thời kỳ hội nhập, sự bùng nổ của thông tin đại chúng, sự giao thoa của nhiều loại hình văn hóa, lối sống, cách sống khác nhau đã tạo cơ hội giao lưu nhưng lại đặt ra những thách thức cho bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống không bị lai căng.
Trưởng phòng VH-TT huyện Nguyễn Bá Cương cho biết: Để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, huyện đã bám sát tinh thần Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII) của BCH TƯ Đảng về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, trọng tâm thực hiện có hiệu quả CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Không ngừng đề cao và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống gắn với nhiều hoạt động cụ thể như: tổ chức sưu tầm, khôi phục những phong tục đẹp, bài dân ca, lễ hội truyền thống; mở các lớp truyền dạy văn nghệ dân gian cho thế hệ trẻ; tổ chức các giải thể thao dân tộc, hội diễn NTQC, giao lưu văn nghệ để khuyến khích đông đảo nhân dân tham gia. Hội diễn NTQC, hát dân ca, nhạc cụ dân tộc năm 2011 của huyện đã thu hút trên 1.000 diễn viên đến từ 43 đơn vị với gần 200 tiết mục, trong đó, quy định mỗi đoàn ít nhất phải có từ 2 tiết mục văn nghệ dân gian trở lên. Những bài cồng chiêng, cò ke, ống sáo khi được tấu lên nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của hàng ngàn lượt khán giả đã cho thấy hiệu quả và sức hút của loại hình văn nghệ truyền thống. Qua khảo sát của ngành văn hóa, Lạc Sơn là huyện còn lưu giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất trong tỉnh với trên 1.000 chiếc. Huyện đang tích cực lựa chọn các nghệ nhân để tham gia Lễ hội cồng chiêng lần thứ nhất vào dịp kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh.
Trong khi phòng VH-TH đang ra sức khôi phục những bài dân ca cổ, gìn giữ những nét sinh hoạt văn hóa dân gian, bảo tồn các yếu tố văn hóa phi vật thể thì tại các vùng vùng nơi các loại hình văn hóa dân gian đang tồn tại vẫn được người dân âm thầm nuôi dưỡng như một dòng chảy không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ nỗ lực hết mình với hy vọng những giá trị văn hóa ấy ngày càng được tiếp nối, phát huy như một vốn di sản văn hóa ngàn năm. Tiêu biểu phải kể đến CLB dân gian Mường Vang, CLB thơ thị trấn Vụ Bản và các xã Tân Lập, Nhân Nghĩa, Hương Nhượng… Tại đây, thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ sôi nổi, phong phú, nơi tập hợp, sinh hoạt của các nghệ nhân trong vùng Mường. Các thành viên không chỉ duy trì đều đặn hoạt động mà còn gây dựng những “mầm non” mới với hy vọng đem lại sức sống cho loại hình văn hóa cổ truyền đã truyền lửa trong đời sống tinh thần cho những người dân nơi đây. Anh Bùi Thiên Văn, Cụm trưởng Cụm văn hóa Mường Vang cho biết: Nhà văn hóa Cụm Mường Vang thực sự là công trình của ý Đảng, lòng dân. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân đã hiến kế, hiến công, hiến của để tổ chức và tham gia các hoạt động như sưu tầm, nghiên cứu văn hoá cổ truyền của dân tộc thông qua 3 CLB là văn nghệ dân gian Mường Vang, văn nghệ Tân - Nhân - Văn và CLB thơ xã Nhân Nghĩa. Với vai trò nòng cốt, CLB văn nghệ dân gian Mường Vang đã thu hút 45 nghệ nhân, diễn viên. Họ là những người nông dân yêu văn hoá Mường, biết trân trọng, gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Vào ngày 28 hàng tháng, CLB sinh hoạt định kỳ như một ngày hội để các thành viên cùng công chúng tụ hội về trao đổi, chia sẻ, học hỏi hoặc đưa ra những sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ. Thời gian qua, Cụm đã thực hiện được những công trình nghiên cứu, sưu tầm như: tái hiện lại hội sắc bùa Mường Vang, đám cưới Mường và tập hợp được nhiều tài liệu về phong tục, tập quán, ca dao, tục ngữ, dân ca của người Mường. CLB hoạt động tự nguyện như làn gió lành đẩy lùi TNXH và những khuynh hướng văn hoá lai căng.
Cẩm Lệ
Họ sở hữu vẻ đẹp sắc nước hương trời nhưng lại bộc lộ rõ sự kém duyên trong phông nền ứng xử. Khi bị dư luận “ném đá”, thay vì nhún mình nhận lỗi, nhiều người đẹp không tiếc lời chanh chua giải thích, cố… cãi cùn và tìm mọi cách đổ vấy cho người khác.
Có nhiều gương mặt mới xuất hiện, nhiều bài hát mới được trình diễn, đêm chung kết khu vực phía Bắc cuộc thi Sao mai 2011 diễn ra vào đêm 17/7 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô Hà Nội với chất lượng chuyên môn cao.
Các sinh viên yêu thích hoạt động tình nguyện sẽ có cơ hội chia sẻ những tấm ảnh đẹp và ý nghĩa nhất với cộng đồng mạng xã hội Zing Me thông qua cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc tình nguyện”. Cuộc thi do Thành đoàn TP.HCM và mạng xã hội Zing Me tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 18/7 đến 21/8/2011 tại trang http://khoanhkhactinhnguyen.me.zing.vn.
Nghệ sĩ guitar người Pháp gốc Việt Nguyên Lê vừa kết hợp cùng ca sĩ Tùng Dương và Ban nhạc Anh Em biểu diễn nhạc Jazz tại Hà Nội với chương trình mang tên gọi "Quê nhà". Nhân dịp này, anh có cuộc trò chuyện với Hànộimới.
(HBĐT) - Chị Hệ xây được ngôi nhà 3 tầng lừng lững trong ngõ phố, bà con láng giềng mừng cho anh chị. Nhưng với tính cách của chị Hệ làm cho nhiều bà con khó chịu, chị hãnh diện tỏ ra kiêu căng khi có ngôi nhà mới, chị chê bai nhà khác. Đứng trên tầng tiện tay rác rưởi là chị vứt xuống cả đường đi lối ngõ, chị chỉ biết sạch đẹp nhà mình thôi.
Đó là trường hợp của nghệ sĩ Tố Uyên. Câu hỏi đặt ra là vì sao một nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho điện ảnh VN sau hàng chục năm vẫn không được phong danh hiệu NSƯT?