(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân ở xã Quy Hậu và thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) phản ánh và kiến nghị về việc một số cá nhân xây dựng cây hương trái phép tại khu vực cửa vào hang Bụt là di tích văn hóa được tỉnh công nhận năm 2008 và những bất cập trong hoạt động tâm linh của một số người là đại diện hội phật tử tại di tích văn hóa hang Bụt, khu 3 - thị trấn Mường Khến.
Qua làm việc với các phòng chức năng và tìm hiểu thực tế, những vấn đề bạn đọc nêu được xác định như sau: Những năm qua, nhân dân thị trấn Mường Khến và các xã lân cận thường đến hang Bụt là di tích văn hóa nằm liền kề với khuôn viên sân vận động huyện Tân Lạc để đi lễ cầu an. Đầu năm 2008, với danh nghĩa là đại diện Hội đạo thiên tràng phật tử huyện Tân Lạc, bà Trần Thị Yến ở thị trấn Mường Khến đã làm đơn trình về việc tổ chức lễ phật năm Mậu Tý 2008 tại hang Bụt. Tại Công văn số 83/CV-NV ngày 17/4/2008 của Phòng Nội vụ huyện Tân Lạc “Trả lời đơn trình về việc lễ phật của các phật tử tại thị trấn Mường Khến” gửi bà Trần Thị Yến ở thị trấn Mường Khến nêu rõ: Căn cứ vào điều 16 Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/6/2004 thì hiện nay, huyện Tân Lạc chưa có tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; căn cứ vào điều 26 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, theo như đơn bà viết thì bà không phải là người đại diện cho tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận nên các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo không được phép thực hiện. Căn cứ vào Điều 27 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP về việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ở ngoài cơ sở tôn giáo thì Đại đức Thích Thanh Hướng chưa đủ điều kiện về để tổ chức khóa lễ. Căn cứ vào Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Nghị định số 22 thì bà Yến chưa đủ điều kiện để tổ chức khóa lễ tại hang Bụt.
Từ nội dung Công văn số 83/CV-NV ngày 17/4/2008 của Phòng Nội vụ huyện Tân Lạc cho thấy, Hội phật giáo huyện Tân Lạc được thành lập và hoạt động mang tính tự phát. Việc bà Yến mời nhà tu hành ở nơi khác về tổ chức các khóa lễ hàng năm tại khu vực hang Bụt là trái với quy định của Nghị định số 22. Bên cạnh đó, do được thành lập và hoạt động mang tính tự phát nên tổ chức Hội phật giáo Tân Lạc không có sự bàn bạc thống nhất trong quản lý thu - chi tài chính dẫn đến nội bộ mất đoàn kết và một số người đã có đơn, thư kiến nghị, phản ánh đến các cấp, ngành của huyện và tỉnh.
Cùng với việc tổ chức các khóa lễ tại hang Bụt, tháng 6, ông Bùi Văn Dường, trú tại khu 2 thị trấn Mường Khến đã tự ý xây một ban thờ ngay tại cửa ra vào hang Bụt. Sau khi xây xong, ông Dường mới mang đơn vào xin phép Phòng VH-TT và Phòng Nội vụ huyện Tân Lạc. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Phó phòng VH-TT huyện Tân Lạc, khi đến làm việc với các phòng chức năng, ông Dường trong tình trạng đã uống rượu, tay cầm dao và có lời nói, hành động không đúng mức, nhưng khi được mọi người can ngăn ông Dường đã bỏ về. Ngày 13/6/2011, đoàn liên ngành gồm đại diện các phòng Nội vụ, VH-TT, UBND thị trấn Mường Khến đã tiến hành kiểm tra hiện trạng di tích văn hóa hang Bụt. Qua kiểm tra đã xác định phía bên trái di tích (nằm trong khu vực 1 của di tích) có một ban thờ cao 1,2m, mặt ban thờ có diện tích một chiều 60 cm, một chiều 1,2m. Việc xây dựng ban thờ này chưa được phép của đơn vị quản lý và các ngành chức năng. Sau khi lập biên bản, Phòng VH-TT đã có công văn báo cáo UBND huyện Tân Lạc xin ý kiến chỉ đạo.
Thông qua sự việc trên cho thấy, huyện Tân Lạc cần chú trọng hơn nữa trong quản lý các di tích văn hóa, lịch sử cũng như sinh hoạt tâm linh trên địa bàn để hoạt động tôn giáo hướng tới “Quốc thái, dân an, hưng thịnh gia đạo”.
Đức Phượng
Triển lãm Sài Gòn xưa tập hợp 60 bức ảnh tư liệu và một số tác phẩm mỹ thuật giới thiệu về các công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật và đời sống sinh hoạt của Sài Gòn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vừa khai mạc tại Bảo tàng TP.HCM (86 bis Lê Thánh Tôn, Q.1) chiều 29-7.
Các ngôi sao Hollywood có thể đẹp tự nhiên, nhưng cũng có thể đó là nhờ bàn tay phù phép của các “chuyên gia làm đẹp” mang tên photoshop.
Từ cái nhìn mới về vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Hoàng Bình Trọng đã cho ra đời trường ca “Tướng Giáp - Người anh cả của toàn quân.” Tập sách này từng được Trung ương đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhất trong đợt xét các tác phẩm văn học cho thiếu nhi năm 2010.
Sáng 28-7, Liên hoan múa rối và trò chơi dân gian các nhà thiếu nhi khu vực phía Nam đã chính thức khai mạc tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM. 850 thiếu nhi và phụ trách của 36 đơn vị đã có mặt tại liên hoan, trong đó có 15 nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu niên các tỉnh thành phía Nam và 21 quận huyện của TP.HCM.
Giữa lòng phố cổ Hội An, có một người họa sỹ đã dành 35 năm của cuộc đời mình ngày ngày miệt mài sáng tác tranh bằng lông gà. Loại vật liệu đáng lý được chở ra bãi rác ấy, dưới bàn tay tài hoa của anh dần trở thành những bức tranh "độc" được nhiều người yêu thích, nhất là du khách nước ngoài. Anh là họa sỹ Đinh Ngọc Đạt...
(HBĐT) - Ngày 28/7, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường (VHDT) và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc tổ chức hội thảo đề tài khoa học “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng (KGVHCC) của người Mường Hòa Bình”. Tham dự hội thảo có: đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH,TT&DL, Sở KH&CN, Hội VHNT tỉnh, Hội Khoa học lịch sử Hòa Bình, các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa của tỉnh.