Nhà văn hóa xóm Rậm, xã Cư Yên (Lương Sơn) có nguồn vốn đầu tư xây dựng trên 80 triệu đồng, là điểm sinh hoạt cộng đồng thiết thực của nhân dân.

Nhà văn hóa xóm Rậm, xã Cư Yên (Lương Sơn) có nguồn vốn đầu tư xây dựng trên 80 triệu đồng, là điểm sinh hoạt cộng đồng thiết thực của nhân dân.

(HBĐT) - Hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã tích cực, chủ động phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung mọi nguồn lực trong phát triển KT-XH, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để CVĐ đi vào cuộc sống một cách thiết thực.

 

Anh Bùi Quang Luận, cán bộ văn hóa xã cho biết: Xã có trên 860 hộ sinh sống tại 14 thôn, xóm, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân đồng lòng hưởng ứng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay, hệ thống giao thông nông thôn cơ bản được bê tông hóa, 12/14 xóm xây dựng được nhà văn hóa, diện mạo nông thôn từng bước đổi thay tích cực.    

 

Xác định phát triển văn hóa đi đôi với phát triển kinh tế nên xã đã tập trung triển khai các giải pháp, vận động nhân dân hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, xóa đói - giảm nghèo. Trước tình hình thực tiễn của phát triển kinh tế, nhiều dự án đầu tư vào địa bàn thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, cùng với vận động các hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ KH-KT, đưa các loại cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi, xã hướng tới phát triển các nghề phụ như làm mộc, sản xuất vật liệu xây dựng… nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa từng bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và bề sâu. Ban Văn hóa xã thường xuyên phối hợp với các ban, ngành: MTTQ, nông dân, phụ nữ, CCB, thanh niên, dân số… tuyên truyền, phổ biến giúp người dân nâng cao nhận thức, xóa bỏ hủ tục trong việc cưới, việc tang, các tệ nạn mê tín dị đoan; tuyên truyền về bình đẳng giới, sinh đẻ có kế hoạch, các biện pháp xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi… Kết quả đạt được xã có 624 hộ gia đình văn hóa, chiếm trên 72% tổng số hộ. 4 xóm đạt làng văn hóa là Rậm, Hang Đồi 2, Hang Đá, Gừa. Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 10 triệu đồng/tháng, toàn xã còn trên 30 hộ nghèo.

 

Anh Bùi Quang Luận cho biết thêm: Đề án xây dựng nhà văn hóa thôn, bản của tỉnh được triển khai đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân về địa điểm để sinh hoạt cộng đồng tại thôn, xóm. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân đóng góp tiền, ngày công lao động đã hoàn thiện được 12 nhà văn hóa. Riêng xóm Gò Trạng đã triển khai xây dựng nhà từ trước khi có chủ trương hỗ trợ của Nhà nước. Diện tích sử dụng của mỗi nhà văn hóa từ 50 - 60m2. Do quỹ đất ít nên các nhà văn hóa cũng hạn chế yêu cầu về khuôn viên nhà văn hóa, diện tích sân chơi, tập luyện thể thao… Hiện có 2 thôn xây dựng được tường bao nhà văn hóa là Ao Chúa và Phú Ngọc. Bước đầu qua kênh hỗ trợ của dự án Jica các nhà văn hóa được trang bị hệ thống âm thanh, loa. 3 xóm là Gò Đẻ, Rậm, Giếng Xạ tiếp tục được đầu tư thêm thiết bị âm thanh theo nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, trị giá thiết bị 14 triệu đồng/bộ. Vừa qua, đội ngũ trưởng thôn đã được tham dự lớp tập huấn sử dụng, bảo quản thiết bị do Sở VH-TT&DL tổ chức, tạo điều kiện sử dụng hiệu quả phục vụ hoạt động cộng đồng. Từ khi được xây dựng, các nhà văn hóa duy trì hoạt động thường xuyên, là nơi tổ chức sinh hoạt, hội họp, vui chơi, giao lưu văn hóa - văn nghệ - thể thao của các đoàn thể và nhân dân. Theo kế hoạch, 2 xóm còn lại chưa có nhà văn hóa là Hang Đồi 2 và Hang Đá sẽ được tập trung hoàn thành xây dựng trong năm nay.

 

                                                                 Hà Thu

 

 

Các tin khác

Văn hóa cồng chiêng - nét văn hóa đặc sắc của vùng quê Mường Động - Kim Bôi được lưu giữ và phát huy trong quá trình xây dựng NTM.
Cảnh trong vở Đêm trắng của Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần (nay là Nhà hát chèo Quân đội).
Không có hình ảnh

Viết về người lính, còn mấy mặn mà?

Không có gì đáng chê trách cả khi người cầm bút quan tâm đến vấn đề thời thượng và cũng là con người nên thực dụng là dễ hiểu. Nguyễn Đình Tú nổi tiếng không phải nhờ Bên dòng Sầu Diện mà là do Hồ sơ một tử tù, Phiên bản, Nháp và Kín. Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy là con đom đóm bên ngọn đèn Sát thủ online…

Ngày đầu con vào lớp 1

(HBĐT) - Sáng nay, đẹp trời, mẹ chở con đến trường mà lòng ngập tràn niềm vui. Quãng đường từ nhà đến trường không xa nhưng mẹ muốn dài hơn một chút để người đi đường có thể thấy niềm kiêu hãnh trên gương mặt người mẹ trẻ lần đầu tiên đưa con vào lớp 1.

Thu Mây giành ngôi Á hậu 3 cuộc thi Hoa hậu siêu quốc gia

Hoa hậu người Việt tại Châu Âu Daniela Nguyễn Thu Mây là một trong năm người đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu siêu quốc gia 2011.

Một giờ với 'Vua hài đất Việt'

Vòng loại cuộc thi 'Vua hài Đất Việt' tại phía Nam diễn ra khá sôi nổi với trên 300 thí sinh. Mới chỉ là vòng sơ tuyển nhưng BTC bố trí hàng loạt máy quay nhiều góc độ. Ba nghệ sỹ ngồi ở vị trí giám khảo là Hồng Vân, Minh Nhí và Đức Hải.

Lãnh đạo Cục Điện ảnh có vô can?

Đó cũng là nội dung đơn kiến nghị của nhóm nghệ sĩ gồm: NSND Trần Phương, NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSND Nguyễn Khắc Lợi, NSND Lương Đức, phó giáo sư - tiến sĩ Trần Duy Hinh, tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga, đạo diễn Vũ Trụ và biên kịch Phan Thanh Tú gửi đến Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, phó thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng Bộ VH-TT&DL.

Nâng cao chất lượng hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

(HBĐT) - Qua gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18 ngày 13/4/2009 của Tỉnh ủy thực hiện NQ số 23-NQ/T.W của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, hoạt động VHNT có nhiều chuyển biến tích cực, cổ vũ mạnh mẽ cho xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục