Hơn 20 năm sau ngày bộ phim Biệt động Sài Gòn ra đời, đạo diễn Long Vân lại cho ra mắt một “tân” Biệt động Sài Gòn nữa, với tên gọi “Những đứa con biệt động Sài Gòn” dựa theo kịch bản của nhà văn Nguyễn Xuân Hải. Ngày 5-9, phim này lên sóng VTV1 vào khung giờ vàng.

 

Nói về sự ra đời của bộ phim mới này, đạo diễn Long Vân cho rằng đó không phải là tình cờ mà là sự nung nấu, day dứt của ông trong suốt nhiều năm. Mấy chục năm sống và làm việc giữa thời bình, ông nhận ra cuộc chiến của những cảnh sát an ninh vẫn đầy những cam go, thử thách và thầm lặng.

Lấy bối cảnh 35 năm sau ngày giải phóng, câu chuyện phim Những đứa con biệt động Sài Gòn bắt đầu vào thời điểm trật tự an toàn tại TPHCM diễn biến phức tạp, một số ổ nhóm tội phạm tranh giành lãnh địa rất manh động, gây bất an cho xã hội.

Kịch bản phim được xây dựng dựa trên những vụ án có thật nổi tiếng thời bấy giờ liên quan đến băng nhóm của Năm Cam. Bóng dáng của những Năm Cam, Dung Hà, Thuyết “buôn vua” đã đi vào phim với những cái tên như Phượng Đê, Bảy Xoài, Lý Văn Trời… Đây là bộ phim hành động đầu tiên ở Việt Nam có những cảnh “đấm đá” rất thật.

Trong một buổi trình chiếu ra mắt tại Hà Nội, đạo diễn Vương Đức không giấu được sự hài lòng, ông nói: Đây là bộ phim hành động đạt trình độ võ thuật khá hoàn hảo. Hơn nữa, phim hành động là thể loại khó nhưng đạo diễn Long Vân đã làm được và làm hấp dẫn nhờ sắp xếp các mạch chuyện gắn kết, tiết tấu nhanh, mạnh và nhất là tính chân thật.

Đạo diễn Khương Đức Thuận nhận xét: Những đứa con biệt động Sài Gòn sẽ hút khán giả vì trong các cảnh quay cơ bản đều là sự thật: cảnh lúc khám nghiệm Phượng “Đê” giống khám nghiệm Dung Hà ở 17 Bùi Thị Xuân, cảnh bắt Bảy Xoài cũng do các chiến sĩ đặc nhiệm từng bắt Năm Cam cách đây 10 năm thực hiện. Cả chiếc ô tô đặc chủng, trại giam T17, phòng hỏi cung, bàn ghế… đều có thật 100%.

Có lẽ chính sự chân thật và có hồn ấy đã tạo nên một sức hút đối với khán giả xem phim khi nó được trình chiếu lần đầu trên sóng của Đài truyền hình Vĩnh Long. Diễn viên Hai Nhất, người thường được khán giả nhớ tới với cái tên Ba Cẩn - Biệt động Sài Gòn lại may mắn thực hiện thêm một vai diễn để đời. Ông tâm sự: “Trong số hơn 100 vai diễn đã từng tham gia, tôi đóng rất nhiều vai phản diện nhưng quả thực khi đọc kịch bản phim Những đứa con biệt động Sài Gòn trong đó có vai Bảy Xoài (xây dựng từ nguyên mẫu Năm Cam) khiến tôi rất thích”.

Sau khi phim được chiếu trên đài truyền hình Vĩnh Long và Bình Dương, đi đâu khán giả thay vì cái tên Ba Cẩn đã gọi ông là Bảy Xoài. Bản thân Hai Nhất không ngờ đến lúc xế chiều mà vẫn có thêm một vai diễn “để đời”.

Sau khi xem phim, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cảm xúc thốt lên rằng: “Một kịch bản hấp dẫn, lý thú, lại được một đạo diễn giỏi cùng với các diễn viên có nghề thể hiện hẳn là đạt được thành công ở mảng phim truyền hình”.

 

                                                                      Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đội văn nghệ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên luyện tập, biểu diễn trào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.
Tiết mục “Trăng suối” của đội Kỳ Sơn đạt giải A tại liên hoan NTQC và hát dân ca tỉnh năm 2011.
Không có hình ảnh

Về một dòng sông

(HBĐT) - Mỗi làng quê đều có một dòng sông, người dân đôi bờ sông ấy có những kỷ niệm riêng, những được mất, buồn vui mà dòng sông mang lại. Tôi sinh ra phía hữu ngạn vùng hạ du sông Đà, một làng Mường mà “chất Mường” đã phôi pha đi nhiều, dẫu vùng đất này mới “khai thiên, phá thạch” khoảng mười đời, từ lời ăn tiếng nói, nhà cửa đến những phong tục, tập quán khác. Có người ví: so với làng Mường cổ xưa, làng tôi bây giờ như vùng “nước lợ”! Không biết nên vui hay nên buồn? Sáng mở cửa là gặp dòng sông Đà, dẫu từ nhà tôi ra đến sông còn phải qua một cánh đồng. ở đó thấp thoáng bóng dáng bà con thân thích sớm chiều lam lũ, tôi và dòng sông đã song hành với nhau theo những thăng trầm của đời người- đời sông.

Vui Tết Độc lập ở Mường Bi

(HBĐT) - Gần đến Tết Độc lập, nhà nhà ở Mường Bi treo cờ Tổ quốc, đường phố rực rỡ cờ hoa, đâu đâu cũng thấy không khí tất bật chuẩn bị cho ngày Tết. Vào dịp này hàng năm, gia đình cụ ông Bùi Văn Nôm, cụ bà Bùi Thị Mán ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) cũng như các gia đình khác ở vùng Mường Bi lại được vui cảnh con cháu tụ họp, đoàn viên. Từ chiều hôm trước, gia đình cụ đã chuẩn bị mâm cỗ quả, làm bánh uôi bằng gạo nếp dẻo thơm vừa gặt để dâng lên bàn thờ Bác. Ngày Tết, mọi công việc đều hoãn lại, toàn bộ thời gian dành cho vui chơi, thăm thú, là dịp để anh em, họ hàng làng trên, xóm dưới gặp gỡ, quây quần.

“Độc Lập - Tự Do” ở cùng một huyện

(HBĐT) - Trong quãng đời làm báo ai cũng có những kỷ niệm cả vui lẫn buồn. âu đó cũng là duyên nghiệp. Người viết cũng không nằm ngoài số đó. Xin được kể một kỷ niệm không thể nào quên khi mới bước vào nghề.

Màn trình tấu cồng chiêng trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình được đề nghị ghi vào sách kỷ lục Việt Nam

(HBĐT) - Theo Ban tổ chức lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I năm 2011, tính đến hết ngày 31/8, mọi công tác chuẩn bị đã được các cấp, ngành tích cực triển khai và đã cơ bản hoàn thành các phần việc theo đúng kế hoạch. Lễ kỷ niệm và khai mạc Lễ hội sẽ được tổ chức trong ngày 2 ngày (từ 1-2/10/2011).

Báo Hoà Bình tặng quà và giao lưu tại xã Vầy Nưa

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, đoàn công tác của Báo Hoà Bình do đồng chí Đinh Văn Ổn, TUV, Tổng biên tập Báo Hoà Bình dẫn đầu đã đến thăm, giao lưu, tặng quà tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc).

GS Phan Huy Lê được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái

Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) cùng Quỹ Bùi Xuân Phái đã tiến hành trao tặng Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2011 vào chiều 31/8 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục