Ông Lại Văn Sinh- Cục trưởng Cục Điện ảnh VN (trái) và ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh.

Ông Lại Văn Sinh- Cục trưởng Cục Điện ảnh VN (trái) và ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh.

Sau khi nhận đơn xin từ chức của hai lãnh đạo Cục Điện ảnh là Cục trưởng Lại Văn Sinh và Phó Cục trưởng Lê Ngọc Minh - diễn ra sau khi cơ quan chức năng phát hiện số tiền 42 tỷ đồng của Cục bị thất thoát, Bộ VH,TT&DL đã ra quyết định thành lập Đoàn công tác làm việc với Cục Điện ảnh từ ngày 12-9 để xác định rõ nguyên nhân cũng như trách nhiệm quản lý trong vụ thất thoát này. Hôm qua, PV Hànộimới đã trao đổi với Chánh Thanh tra Bộ VH,TT&DL Vũ Xuân Thành, Trưởng đoàn công tác và một số nghệ sĩ điện ảnh quanh vụ việc này.

 

Một sự kiện, nhiều phép thử

Việc Cục Điện ảnh để thất thoát hàng chục tỷ đồng trong nhiều tháng qua đã khiến làng điện ảnh vừa bất ngờ vừa bức xúc. Nhưng "ngòi nổ" thực sự trong dư luận của giới nghề nghiệp có lẽ là "sự im lặng" của những người có trách nhiệm ở Cục Điện ảnh, trước hết là cục trưởng và cấp phó của ông. Cho đến nay, hàng loạt đơn kiến nghị cũng như ý kiến của nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã cho thấy cách ứng xử của lãnh đạo Cục Điện ảnh có điều gì đó chưa phù hợp. Chưa thể nói là đã có một thái độ thẳng thắn đối mặt với sự việc đau xót, một lời xin lỗi, một sự kiểm điểm nghiêm túc.

Đã có thể thấy phản ứng của người trong giới trước sự cố không nhỏ của ngành điện ảnh. Khoản thất thoát không chỉ là tổn thất về vật chất, mà có thể, nếu không được xử lý nghiêm túc, dẫn đến sa sút niềm tin về ước vọng nâng tầm nền điện ảnh nước nhà vốn đã chật vật trong điều kiện không dư dả. Việc có những nghệ sĩ tên tuổi lên tiếng, như NSND Thế Anh, NSND Hải Ninh… và nhiều nghệ sĩ khác viết đơn đề nghị giải quyết triệt để vụ việc là phản ứng bình thường và lành mạnh. Với thái độ đúng mực, tôn trọng pháp luật, nhiều nghệ sĩ nói rõ quan điểm làm đơn kiến nghị không phải để vùi dập ai đó, mà là để sự việc được điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, lấy lại lòng tin cho nghệ sĩ. Chia sẻ với Hànộimới, NSND Thế Anh nói: Để thất thoát hàng chục tỷ đồng mà người đứng đầu đơn vị không hề có trách nhiệm thì thật là vô lý. Vụ việc này sẽ phải được làm rõ, trắng ra trắng, đen ra đen bởi đây không chỉ là việc riêng của Cục Điện ảnh, nó còn là câu chuyện về lòng tin đối với công tác quản lý nhà nước. Trong đơn kiến nghị của mình (gửi trước thời điểm Cục trưởng Lại Văn Sinh gửi đơn từ chức), ông Nguyên Hàn, một cán bộ Hãng Phim truyện Việt Nam cũng nêu rõ: Đề nghị Bộ VH,TT&DL cho điều tra và trước mắt tạm đình chỉ chức cục trưởng để phục vụ công tác điều tra.

Nghệ sĩ và vấn đề quản lý nhà nước, qua vụ việc này thấy rõ sự tồn tại của một điểm "mờ" còn ít được nhắc tới, ngoại trừ một số ý kiến khá trực diện như của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát về đạo diễn - Cục trưởng Lại Văn Sinh: "Anh có thể là một nghệ sĩ giỏi nhưng chưa chắc đã là một nhà quản lý tốt". Trong bối cảnh hội nhập, vấn đề năng lực quản lý của nghệ sĩ chắc chắn ngày càng "vỡ" ra nhiều hơn. Kỹ năng quản lý đối với những người làm nghệ thuật, nếu chưa từng được đặt ra thì có lẽ sẽ sớm phải đặt ra trước những đòi hỏi tất yếu.

Một sự kiện đặt ra nhiều phép thử - về năng lực quản lý của nghệ sĩ, về tinh thần trách nhiệm của cá nhân trước những sự cố như vụ thất thoát nói trên, về khả năng phản ứng phù hợp của cơ quan quản lý cấp trên mà đằng sau nó là lòng tin, là hy vọng của đội ngũ nghệ sĩ.

Không vì vài "con sâu" mà quên việc lớn

Chiều qua, 13-9, trao đổi với PV Hànộimới, Chánh Thanh tra Bộ VH,TT&DL, ông Vũ Xuân Thành nêu rõ lý do vì sao đến nay Bộ VH,TT&DL mới thành lập đoàn công tác này: "Vụ việc xảy ra quá bất ngờ và cũng đã được cơ quan điều tra khởi tố. Trong quá trình cơ quan cảnh sát điều tra làm việc, Bộ phải xem xét những người nào liên quan đến việc khởi tố của cơ quan công an. Thời gian vừa rồi là nắm bắt thông tin, tiến tới thành lập đoàn công tác làm việc với Cục Điện ảnh. Cụ thể, đoàn công tác sẽ làm việc với Cục Điện ảnh, chậm nhất đến ngày 20-9 sẽ có kết luận về nguyên nhân xảy ra sự việc, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó cùng những người có liên quan trong các đơn vị thuộc Cục Điện ảnh. Sau đó sẽ đề xuất với lãnh đạo Bộ về giải pháp, cách thức xử lý.

Thiết nghĩ, xem xét đơn từ chức của lãnh đạo Cục Điện ảnh trong mối liên quan đến sự cố thất thoát là việc quản lý nhà nước, phải có trình tự, thận trọng bởi đó là việc không đơn giản, lại liên quan đến danh dự, uy tín, sinh mệnh chính trị của con người. Một khi những người trong cuộc có thái độ đúng mực, thể hiện rõ quan điểm xử lý "ra ngô ra khoai", khi sự việc có chiều hướng được làm rõ thì dư luận cũng không có lý do gì để "nóng" lên quá mức. Hôm qua, đã có những nghệ sĩ điện ảnh tên tuổi từ chối trả lời về vụ việc này, chẳng phải vì sợ va chạm mà là vì không cần nói thêm quá nhiều trước khi có kết luận từ phía giữ thẩm quyền xem xét sự vụ, hoặc giả là muốn chờ thể hiện chính kiến trực tiếp với lãnh đạo cấp trên. Lý do được đưa ra, thật tế nhị. Đạo diễn Lý Huỳnh đang phải dồn sức cho dự án làm phim "Đô đốc Bùi Thị Xuân". NSND Bùi Đình Hạc trả lời câu hỏi của Hànộimới khi ông đang vội vã chuẩn bị xuống Hải Phòng giảng về điện ảnh, rằng ông sẽ không im lặng về việc này, ông có quan điểm riêng và ông sẽ trực tiếp lên tiếng với Bộ VH,TT&DL. NSND Thế Anh thì nói: "Điện ảnh còn rất nhiều việc phải làm, như đầu tư cho nghệ sĩ trẻ, làm phim lịch sử… Việc nào ra việc nấy. Làm rõ đến cùng vụ thất thoát là cần thiết, nhưng chúng ta sẽ không để ảnh hưởng đến sự chuẩn bị cho liên hoan phim, một sự kiện nghề nghiệp lớn của các nghệ sĩ điện ảnh. Sự cố vì một vài "con sâu" không làm mất lòng tin của chúng ta!"…

Mà Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 (cũng là sự kiện đánh dấu 40 năm LHP Việt Nam) đang sắp tới gần, tiếp sau hai mùa liên hoan mà như lời nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát là "như hội làng" và một kỳ liên hoan phim quốc tế "tả tơi"...
 
 
                                           Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ban tổ chức trao giải cho 3 tiết mục đạt giải A
Biểu diễn văn nghệ tại buổi giao lưu.

Người đẹp Angola đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2011

Đúng 8h sáng nay, 13-9 (giờ VN), Lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 60 năm 2011 đã chính thức diễn ra tại khán phòng Credicard, Sao Paulo, Brazil.

Hoàng My không lọt vào Top 16 HHHV 2011

Tối 12.9 (giờ địa phương), 89 thí sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (HHHV) 2011 chính thức bước vào đêm chung kết, diễn ra tại Credicard Hall, Sao Paulo (Brazil).

cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần 2: Tìm những bông hoa rừng khuất nẻo

“Phát hiện ra những cô gái đẹp - như những bông hoa rừng khuất nẻo, đã khó, tìm được người có khả năng giao tiếp tốt và có trình độ lại càng khó hơn. Nhưng đây là cuộc thi mang ý nghĩa không chỉ tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, thế nên, chính BTC cũng phải hỗ trợ nhiều mặt cho các thí sinh” - nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn nhận.

Trung thu về trên đảo

Giã từ sắc đỏ của phượng vĩ, giã từ tiếng ve gọi hè với nắng vàng biển xanh. Một năm học mới bắt đầu và một lần nữa mọi người lại bắt đầu rạo rực đón Tết Trung thu.

Đón Tết Trung thu “Vầng trăng cổ tích”

(HBĐT) - Chiều ngày 12/4, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng Đội tỉnh đã tổ chức chương trình vui đón tết trung thu với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” cho các em thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo HĐND, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và trên 500 em thiếu niên, nhi đồng đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh.

Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống

(HBĐT) - “Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, những năm gần đây, bản sắc văn hóa truyền thống của TP Hòa Bình đang dần được khẳng định trong đời sống tinh thần của người dân. Qua các hội thi, hội diễn, lễ hội dân gian, nghệ thuật dân ca, dân vũ các dân tộc đến trang phục, nhạc cụ dân tộc luôn được tái hiện trong đời sống hàng ngày cũng như trong các dịp lễ, tết” - Ông Lưu Trung Thép, Phó phòng VH-TT TP Hòa Bình khẳng định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục