Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần 8 đã kết thúc tốt đẹp. Ban tổ chức đã tạo được một sân chơi lành mạnh, giúp cho các cây bút trẻ có cơ hội giao lưu, học hỏi, nhìn nhận quá trình lao động chữ nghĩa của mình. Đồng thời, mỗi người cũng có cơ hội bày tỏ quan điểm, ước vọng của mình trước một tập thể có rất nhiều nhà văn, nhà thơ uy tín. Hội Nhà văn Việt Nam cũng nhiệt liệt ủng hộ và hứa sẽ đồng hành, quan tâm hơn đến người viết trẻ. Chỉ cần người viết trẻ “sinh trái tốt”!

Tâm trạng của mỗi người tham dự Hội nghị khác nhau nhưng nói chung, đó là cuộc vui mà nhiều người thấy hoan hỉ. Để rồi sau đó, không ít người đã nhen nhóm cho mình những dự định, những ý tưởng. Nói chuyện với một số người, thấy họ cũng sốt ruột vì bị không ít người “thúc”. Rằng tại sao văn trẻ cứ èo uột, ít có tác phẩm xứng tầm, rồi các cây bút trẻ coi văn chương chỉ là một cuộc chơi. Vậy thì kiếm đâu ra tác phẩm hay?
 Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8.

Nói gì thì văn chương trẻ đã đang được quan tâm và có nhiều sự mong đợi. Người viết trẻ cũng có áp lực của họ khi càng được quan tâm thì càng có áp lực. Áp lực từ công chúng sẽ có tác dụng đối với những người viết có vốn sống, ý thức được công việc của mình, vững tâm trong những thách thức, khó khăn. Nhưng văn chương lạ lắm, có người viết như chơi, nhẹ nhàng, viết theo những gì mình thích thì lại thành công. Còn có người lên gân lên cốt, hì hục thì mãi không tạo dựng được tên tuổi của mình. Có rất nhiều lý do để nhiều người viết trẻ chưa thể an tâm dồn hết tâm huyết cho việc viết: Công việc chưa ổn định, thu nhập thấp, nhiều lo toan cho gia đình, bản thân… trong khi những cuộc vật lộn với cơm áo hằng ngày luôn luôn đè nặng lên vai họ. Họ bị phân tâm, bị “chẻ” làm nhiều phần để lo lắng, chạy vạy. Họ không thể dứt mình ra khỏi thực tại, cái gánh nặng chồng chất kia trở thành nỗi ám ảnh, chập chờn “bò” trên những trang truyện viết vội. Họ thấy mình trở nên vặt vãnh và những rung động trên trang giấy (dù rất thân phận) nhưng cũng không thể chưng cất nên mùa xuân khi thiếu rất nhiều yếu tố. Không ai bắt được ai phải trở thành người viết. Viết là công việc tự thân và nó tiềm tàng trong tâm hồn đa cảm của nhà văn. Đôi khi người viết đã dùng ngòi bút và trang giấy để giải tỏa mình cho vơi bớt những bức bối của số phận. Thế rồi, theo một sự gợi ý nào đó trong tâm thức, họ đã cầm bút thường xuyên hơn. Rồi một ngày, họ thấy mình không thể buông bút.

Và, chúng ta cần tìm mùa văn mới ở đâu? Theo rất nhiều ý kiến thì chúng ta đã có những mùa văn trẻ, nhưng chưa thực sự như mong đợi. Con số người dự của Hội nghị lần này vượt xa so với những lần trước, chứng tỏ sự đông đảo của đội ngũ người viết trẻ. Họ có lợi thế về các phương tiện để chuyển tải tác phẩm, đưa nó đến công chúng, bạn đọc. Họ chuyên nghiệp hơn, năng động hơn. Trong thời gian vừa qua, những cây bút trẻ như Đinh Phương, Yến Linh, Phạm Nguyễn Ca Dao, Phạm Thanh Thúy, Trương Hồng Tú, Vũ Thị Huyền Trang, Lê Minh Nhựt, Lục Mạnh Cường… đã xuất hiện trên văn đàn với nhiều nhiệt huyết, sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ. Họ đến với văn chương một cách đầy hào hứng. Với sự phát triển, thông thoáng của ngành in ấn, phần lớn các tác giả trẻ tham gia văn đàn vài năm là có sách in riêng. Còn các tác phẩm đăng trên báo chí thì nhiều vô kể.

Xã hội đang đặt lên vai người viết trẻ quá nhiều gánh nặng, mà việc phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy phát triển một cách thực sự bài bản thì chưa có. Sau Hội nghị lần này, nhiều cây bút ý thức hơn trách nhiệm của mình. Biết đâu, sau 5 hay 10 năm nữa, tác phẩm của họ sẽ tỏa sáng. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã từng nói: “Nhiều thế hệ đã nỗ lực, nhưng những gì chúng ta làm được còn khiêm tốn. Và đó còn phải là nỗ lực của Ban chấp hành, những nhà văn đi trước và cả xã hội. Cần giảm bớt tính hình thức và phải nghiêm cẩn hơn, có tầm cỡ hơn, quy tụ các nhà văn trẻ và làm cho họ thấy Hội Nhà văn luôn ở bên họ”. Bản thân giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ với các cây bút trẻ bằng chính câu chuyện của mình, ông nói: “Văn chương không giống như các ngành khoa học, không có khuôn mẫu nào hết nhưng nhà văn lại có tác phẩm. Và chính đó mới là tài năng, là sự tạo lập vị thế của nhà văn trong xã hội. Không có cách nào khác để làm được điều ấy ngoài nỗ lực cá nhân của người viết”.

Nhiều cây bút trẻ đang khắc phục khó khăn để trung thành với niềm đam mê của mình. Mỗi người viết trẻ hãy đi tìm mùa văn trong chính trái tim và khả năng của mình.  

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hội diễn NTQC huyện Lương Sơn năm 2011 thu hút 27 cơ quan, đơn vị, xã,  thị trấn với gần 500 diễn viên tham gia. Ảnh: Một tiết mục tại hội diễn.
Quang cảnh lễ hội.
Không có hình ảnh

4 fan Việt được lên sân khấu hát cùng Westlife

Trong đêm diễn tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội, tối 1/10, 4 fan may mắn đứng ở mặt sân sẽ có cơ hội được mời lên sân khấu biểu diễn một ca khúc cùng 4 chàng trai đến từ Ireland.

Giao lưu những người làm PT- TH Hòa Bình

(HBĐT) - Tối 17/9, tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc, Đài PT- TH tỉnh đã tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Giao lưu những người làm PT- TH Hòa Bình”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và đông đảo đội ngũ những người làm PT- TH trên địa bàn tỉnh.

Hạt sạn lớn trong một tác phẩm về Bác Hồ

Truyện tranh được xem là sản phẩm văn hóa đọc được giới trẻ quan tâm nhất. Chính vì đặc thù đó, các nhà làm sách đã ngày càng quan tâm đến mảng truyện tranh. Công ty Phan Thị đã trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này với những bộ truyện tranh mang đậm tính giáo dục, từ lịch sử, khoa học, đến văn học, thể thao... Tuy nhiên, công ty này đã phạm sai lầm trong một cuốn sách viết về Bác Hồ.

Hướng về Trường Sa thiết thực và xúc động

20g tối nay 17-9, đêm giao lưu Hướng về Trường Sa - chương trình giao lưu âm nhạc với các thế hệ nhạc sĩ đã có sáng tác nổi bật về chủ đề Trường Sa - sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình kỹ thuật số VTC1, VTC5, VTC8, VTC HD3, nối sóng trực tiếp trên tuoitre.vn, Tuổi Trẻ Mobile m.tuoitre.vn và kênh truyền hình Tuổi Trẻ tại địa chỉ tv.tuoitre.vn.

Thêm một trường đào tạo nghệ thuật

Những bạn trẻ yêu thích nghệ thuật sẽ có thêm một địa chỉ mới để tham khảo, học tập nghệ thuật tại số 10, lô O, khu dân cư Miếu Nổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Đó là Trường nghệ thuật Đông Dương, chính thức khai trương vào sáng 16-9.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục