Trang phục người Mông Hoa

Trang phục người Mông Hoa

Nếu coi trang phục truyền thống là một di sản văn hoá cần bảo tồn, thì có thể gọi cuộc trình diễn trang phục các dân tộc VN được Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức từ ngày 28 - 30.11 tại Làng văn hoá, du lịch các dân tộc VN (Đồng Mô, HN) là một cuộc kiểm kê vốn di sản văn hoá để từ đó có hướng bảo tồn tốt hơn nét di sản này.

 

PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tuấn Thanh - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Uỷ ban Dân tộc - xung quanh đề án.

Thưa ông, tại sao lại có cuộc trình diễn này, trong khi cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN được tổ chức sau đó một tháng, cũng có bài thi bắt buộc, trọng tâm là trình diễn trang phục dân tộc?

- Cuộc trình diễn này nhằm thực hiện một đề án được xây dựng khá kỹ lưỡng, đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm thực hiện Nghị quyết 05 của Trung ương Đảng về xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, đây là một nhiệm vụ chính trị. Còn cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN mang nhiều ý nghĩa hoạt động văn hoá hơn.

Vậy, mục đích cụ thể của cuộc trình diễn này là gì, thưa ông?

- Hiện nay, có một số dân tộc đã bị mai một nhiều do dân số còn quá ít (trên, dưới 1.000 người): Mạ, Rục, Cống, Pà Thẻn, Sila... Do vậy, trang phục của họ cũng bị “đồng hoá” với các dân tộc mà họ đang chung sống. Yêu cầu của cuộc trình diễn này là người dân tộc nào phải mặc đúng trang phục truyền thống của dân tộc đó. Nếu không còn trang phục truyền thống thì họ phải tham khảo, tìm hiểu ở các bảo tàng tỉnh hoặc Bảo tàng Việt Bắc, bảo tàng Dân tộc học VN để may bộ mới theo đúng hoa văn và kiểu cách của dân tộc mình. Cuộc trình diễn này mang tính chất tổng kiểm kê về trang phục truyền thống. Phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục đều là bản sắc văn hoá.

Nhưng như thế có phải chỉ là hình thức, không giải quyết được tận gốc vấn đề bảo tồn văn hoá, bởi quá trình người ta làm ra bộ trang phục ấy một cách thủ công (lựa cây lanh, nhuộm, se sợi, dệt, thêu, cắt, khâu) cũng là một nét di sản văn hoá quý báu cần giữ gìn?

- Có thể cuộc trình diễn đầu tiên này vẫn chỉ mang tính hình thức như thế, nhưng nó sẽ khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về bản sắc văn hoá truyền thống để mỗi dân tộc sẽ có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn với việc bảo tồn văn hoá của dân tộc mình. Rồi từ đó, ở những lần sau (dự kiến 2-3 năm tổ chức một lần - PV) sẽ có yêu cầu cao hơn, ví như: Các bộ trang phục mang ra trình diễn phải được chính những người dân tộc ấy tự làm từ khâu đầu cho tới khâu cuối một cách truyền thống... Thực ra, hiện nay, một số dân tộc vẫn giữ được những bộ trang phục truyền thống nguyên gốc của mình, như người Mông, người Dao...

Theo quan sát của ông, trang phục của dân tộc nào hiện bị “laicăng” nhiều nhất?

- Có 4-5 dân tộc dưới 1.000 người có trang phục bị lai gần hết, thậm chí có nguy cơ mất hẳn. Đặc biệt những người từ 50 tuổi trở xuống ở những dân tộc này thì hầu như không còn giữ được trang phục truyền thống nữa. Sống giữa cộng đồng nào thì họ ăn mặc theo cộng đồng ấy.

Từ trước đến nay, ta vẫn cho rằng VN có 54 tộc người. Nhưng trước tình trạng “đồng hoá” một cách tự nhiên như thế, liệu con số 54 có còn chính xác, thưa ông?

- Hiện VN có các thành phần dân tộc lớn là: Kinh, Tày, Thái, Khmer, Nùng, Mường, Mông, Dao... Năm 1980, Tổng cục Thống kê thông báo có 54 dân tộc. Nhưng con số đó cũng cần phải tiếp tục được sự nghiên cứu, kiểm chứng của các nhà khoa học, các nhà dân tộc học... sau đó phải được trình lên Quốc hội, bỏ phiếu công nhận, Chính phủ ra quyết định. Do vậy, việc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc VN lần này cũng là một trong các việc phải làm góp phần xác định để có chính sách bảo tồn di sản văn hoá tốt hơn.

- Xin cảm ơn ông!

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phần thi giao tiếp của Điện lực Lạc Thủy được đánh giá cao tại hội thi.

Khát vọng Thăng Long dự Oscar 2012

Hội đồng xét duyệt phim tham dự Oscar 2012 đã chính thức bỏ phiếu chọn Khát vọng Thăng Long là đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham dự giải Oscar 2012 cho hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc nhất.

Hòa nhạc đa phương tiện: Độc đáo và gợi mở

Giữa tháng 9, một chương trình hòa nhạc đặc biệt đã diễn ra tại Hà Nội do Đại sứ quán Italia tại Việt Nam tổ chức. Lần đầu tiên nghệ sĩ Andrea Centazzo nổi tiếng của nước bạn cho ra mắt tác phẩm "1.000" và cũng lần đầu tiên công chúng Thủ đô được thưởng thức một loại hình nghệ thuật độc đáo: hòa nhạc đa phương tiện.

Chắp cánh cho giọng ca cá tính

Tuy tỏ ra không mấy sốt ruột với “thảm họa V-pop” nhưng thực tế các ca sĩ có thực lực, các nhạc sĩ giỏi nghề và những nhà sản xuất tâm huyết đang ngấm ngầm tạo nên cú lội ngược dòng cho thị trường nhạc Việt bằng chính nội lực cũng như những nguồn lực tích cực từ bên ngoài...

Thực hiện phần II Huyền sử thiên đô: Khẩn thiết kêu gọi đầu tư

10 ngày sau khi phần I (42 tập) phim lịch sử cổ trang “Huyền sử thiên đô” “dứt sóng” trên VTV3 (ngày 9.9.2011), nhà đầu tư của phim - Cty Sao thế giới (STG) bắt đầu cuộc săn lùng kinh phí cho phần II phim - 30 tập còn lại.

“Người Ba Na ở Kon Tum” – sự trở lại của một tác phẩm quý hiếm

Xuất bản lần đầu vào năm 1937 dưới tựa đề “Mọi Kon Tum”, tác phẩm khá nổi tiếng của hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi lại chỉ được “nghe nói” nhiều hơn là tận mắt nhìn thấy, kể cả đối với nhiều người trong giới nghiên cứu.

Đôi hát nông dân

Lần đầu tiên, 10 bài quan họ cổ được ghi hình. Sau hai năm ròng rã, DVD Tôi là con giai sông Cầu... vừa được hai liền anh nông dân hoàn tất và chuẩn bị phát hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục