Lần đầu tiên, 10 bài quan họ cổ được ghi hình. Sau hai năm ròng rã, DVD Tôi là con giai sông Cầu... vừa được hai liền anh nông dân hoàn tất và chuẩn bị phát hành.

Ngõ nhỏ, sâu và luôn ướt át. Những bức tường nhà được xây đơn sơ bằng gạch chỉ mà không được trát vữa. Đến cổng vào nhà cũng nhỏ, đi xe máy phải lách thật khéo mới đưa xe vào được trong sân. Gian nhà nhỏ không có bàn mà chỉ có một chiếc phản được trải mành cọ, chủ nhà ăn mặc tươm tất ngồi giữa nhà hát những câu lề lối.

Đó là Nguyễn Phú Hiệp - thợ cắt tóc ở Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Gia đình anh làm nghề tráng bánh đa nem. Với vài chục giàn phơi bằng nứa, những ngày nắng ấm, trước khi ra ngoài chợ cắt tóc, anh giúp vợ tráng, phơi bánh. Những lúc vắng khách, thảnh thơi, anh lại vắt vẻo trên chiếc ghế gỗ mà ngâm nga vài câu quan họ.

Dành dụm từng đồng lẻ làm đĩa

Dự kiến DVD Tôi là con giai sông Cầu với các bài Giăng già, Trèo lên cây gạo chon von, Lênh đênh phận nổi duyên bèo, Tuấn Khanh, Đêm qua nhớ bạn... sẽ phát hành vào ngày 1-10.

“Tôi có mục đích rõ ràng là cần phải lưu lại những làn điệu quan họ mà mình đã học được. Trước đây, các cụ liền anh của Thổ Hà hay nhiều nghệ nhân hát quan họ trên khắp đất Kinh Bắc đều không có điều kiện lưu lại tiếng hát của mình. Người nào may mắn được các cụ chỉ dạy nhiều thì biết nhiều, chỉ dạy ít thì biết ít.

Khi các cụ mất đi, vốn quan họ cổ bởi vậy cũng mai một. Làm đĩa, ngoài mục đích “chơi quan họ”, tôi và Đăng Nam (một liền anh hát đôi với anh Phú Hiệp - PV) cũng muốn các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu, những người học hát có thể tham khảo” - Phú Hiệp nói.

Người quan họ coi là chơi quan họ chứ không phải hát. Chơi thì thanh tao, khiêm nhường, hết lòng và đắm đuối lắm. Cũng từ sự hết lòng đó, những bằng khen, huy chương các cuộc thi, các kỳ hội diễn dân ca quan họ ghi tên Nguyễn Phú Hiệp treo kín cả một bức tường, chưa kể một túi nilông đựng hàng chục giấy chứng nhận giải nhất, giải A trong các kỳ thi quan họ của tỉnh từ năm 1995 đến nay.

Đam mê thế, giọng hát say đắm ngọt ngào là thế, nhưng để làm được một sản phẩm âm nhạc đưa đến quần chúng không phải là điều đơn giản. May mắn được một số anh em giúp đỡ nên gánh nặng tài chính cũng được san sẻ bớt.

“Với thu nhập 3 triệu đồng/ tháng dành cho cả gia đình thì số tiền đó cũng là quá lớn”, anh Hiệp trầm tư. Và để có được tiền thuê diễn viên, phục trang, họa sĩ, quay phim..., anh Hiệp phải dành dụm từng đồng tiền lẻ cắt tóc trong nhiều tháng, anh Nam phải tằn tiện chi tiêu trong rất nhiều ngày để quyết tâm thực hiện ước mơ.

Hai liền anh mất gần hai năm thu âm, hàng tháng ròng rã đi quay, vào phòng thu như những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Xúng xính khăn đóng áo the, che ô giữ nắng, luyến láy câu hát trên đê hay trước đình làng để có những khuôn hình thật đẹp, gương mặt thật tươi cùng nụ cười thật duyên của người quan họ.

Thế nhưng sau mỗi cảnh quay, hai diễn viên chính lại chạy xe vội về với công việc của mình. “Anh Hiệp còn có nghề cắt tóc, còn tôi chỉ là nông dân chân lấm tay bùn. Không đam mê thì không thể theo quan họ được. Lần đầu tiên làm đĩa, khi quay cứ phải giấu khéo những ngón tay thô ráp để nó khỏi lọt vào ống kính”, anh nông dân Nguyễn Đăng Nam nói như vậy khi nhắc đến nghiệp quan họ 23 năm đeo đuổi của mình.

Vừa làm trò vừa làm thầy

Khắp vùng Kinh Bắc, bất kể nghe nơi nào có thầy hát hay, hai anh lại bảo nhau khăn gói đến học như từng đến học cụ Xoan, cụ Tà (Yên Phong), cụ Đức, cụ Xôi (Bắc Ninh)... Thầy giáo dạy cũng bởi yêu thích, học trò cũng bởi yêu thích, chẳng ai màng tới chuyện tiền nong. Hay những kỳ hội diễn, hội thi cũng thế, cứ có “lệnh” triệu tập là cả hai lại tất tả lên đường, bất kể ngày đêm mưa nắng.

Không chỉ học, giao lưu, hát và dạy hát quan họ ở các làng hay thỉnh giảng tại Trường Nghệ thuật Bắc Giang, anh Hiệp còn cùng anh Nam huy động mọi người học hát, rồi thành lập Câu lạc bộ quan họ Thổ Hà. Đến nay, câu lạc bộ đã có thâm niên hoạt động gần 20 năm với từng lớp trẻ đến rồi đi nhưng hai anh vẫn ở lại. Và dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vẫn còn rất nhiều người yêu thích quan họ. Hiện 30 người nam phụ lão ấu của câu lạc bộ vẫn hoạt động thường xuyên vào thứ bảy hằng tuần tại trường tiểu học của thôn.

Các buổi sinh hoạt được thực hiện đều đặn để người đi trước hướng dẫn người đi sau từng cách luyến láy trong các làn điệu: lề lối, hừ la, la rằng, la bạn... Để những tiếng hát trong vắt bên dòng sông Cầu vẫn vang lên mê đắm và cũng để giữ gìn những gì được coi là tinh hoa nhất của xứ Kinh Bắc.

 

                                                                          Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tủ sách pháp luật của thị trấn Bo (Kim Bôi) hiện có hơn 180 đầu sách, đáp ứng nhu cầu tra cứu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.
Poster giới thiệu các phim Long Thành cầm giả ca và Cánh đồng bất tận.

Ði tìm mùa văn mới

Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần 8 đã kết thúc tốt đẹp. Ban tổ chức đã tạo được một sân chơi lành mạnh, giúp cho các cây bút trẻ có cơ hội giao lưu, học hỏi, nhìn nhận quá trình lao động chữ nghĩa của mình. Đồng thời, mỗi người cũng có cơ hội bày tỏ quan điểm, ước vọng của mình trước một tập thể có rất nhiều nhà văn, nhà thơ uy tín. Hội Nhà văn Việt Nam cũng nhiệt liệt ủng hộ và hứa sẽ đồng hành, quan tâm hơn đến người viết trẻ. Chỉ cần người viết trẻ “sinh trái tốt”!

Trí Dũng trở thành quán quân Đồ Rê Mí

Đêm Gala Chung Kết Trao Giải Đồ Rê Mí 2011, nơi tìm kiếm tài năng âm nhạc nhí phiên bản Việt do VTV3 phối hợp sản xuất cùng Cty Multimedia, dưới sự tài trợ của công ty sữa Vinamilk đã để lại ấn tượng trong bầu không khí sôi nổi, đầy hào hứng tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) vào lúc 20 giờ tối qua.

Lương Sơn nâng cao chất lượng CVĐ “Toàn dân đoàn kết XDĐSVH ở KDC”

(HBĐT) - Là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh, Lương Sơn có 20 xã, thị trấn với dân số 92.000 người gồm 3 dân tộc anh em Mường, Kinh, Dao cùng chung sống. Đây là nơi giao lưu giữa hai vùng văn hóa Tây Bắc và châu thổ sông Hồng, thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng cũng khó khăn trong việc xây dựng bản sắc văn hóa do có sự pha trộn, không đồng nhất về lối sống, phong tục.

Lễ hội VN gây ấn tượng lớn với người dân Nhật

Ngày 18/9, Lễ hội Việt Nam 2011 ở Nhật Bản đã bế mạc trong không khí sôi động và để lại ấn tượng lớn trong lòng bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Giải thưởng cho nhà sản xuất hay ca sĩ?

Việc ra mắt giải thưởng video âm nhạc Việt ngày 14.9 tại TPHCM cùng với việc giới thiệu đến khán giả những video clip ca nhạc (MV) của các giọng hát đang được yêu thích hoặc tiềm năng tưởng mang đến tin mừng trong giới ca sĩ. Song, với số lượng hạn chế (24 MV của 24 ca sĩ), nhiều người không thể tham dự cuộc chơi này nếu không “lọt vào mắt xanh” của ban tổ chức (BTC).

4 fan Việt được lên sân khấu hát cùng Westlife

Trong đêm diễn tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội, tối 1/10, 4 fan may mắn đứng ở mặt sân sẽ có cơ hội được mời lên sân khấu biểu diễn một ca khúc cùng 4 chàng trai đến từ Ireland.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục