Công cuộc chấn hưng điện ảnh sau vụ thất thoát hàng chục tỉ đồng của Cục Điện ảnh VN và thực trạng đáng buồn của các hãng phim nhà nước, tiêu biểu như Hãng phim truyện VN lại được đặt ra, dù rằng nó đã được khởi động từ lâu, nhưng rồi cứ giẫm chân tại chỗ.

Không mong chờ quá nhiều ở Nhà nước

TS Nguyễn Hữu Thức - Vụ trưởng Vụ Văn nghệ (Ban Tuyên giáo T.Ư) - khẳng định như vậy. Bởi lẽ miếng bánh nhà nước đầu tư chia cho các ngành nghệ thuật không thể tăng lên vì nó gắn với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Có chăng, theo con số Bộ VHTTDL thì đầu tư cho văn hóa đúng ra là phải 1,8% GDP, tuy nhiên nay mới chỉ khoảng trên 1,6%; như vậy có tăng cũng chỉ tăng thêm 0,2% nữa.

Những phim chiến tranh như “Mùi cỏ cháy” vẫn cần được Nhà nước đầu tư?
Những phim chiến tranh như “Mùi cỏ cháy” vẫn cần được Nhà nước đầu tư?

Hơn nữa, trong bối cảnh không chỉ nhiều nghệ sĩ điện ảnh VN kêu than điện ảnh nội đang rớt thê thảm, mà ngay cả nhiều ngành khác như nghệ thuật sân khấu dân tộc (tuồng, chèo) hay cả như văn hóa đọc cũng có ý kiến cho rằng đang “xuống đáy”!

Vì thế việc đầu tư đâu chỉ dành cho điện ảnh, dù ông Thức đồng ý rằng việc chấn hưng điện ảnh là cần thiết và nếu có thể được lãnh đạo cấp trên cho phép thì nên tiến hành cùng lúc với việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.

Ông Thức cũng nhấn mạnh rằng, hiệu quả xã hội của một số phim Nhà nước đầu tư không cao, khuynh hướng thẩm mỹ của một số phim xã hội hóa do tư nhân mua sóng bán cho truyền hình (và thực tế một số phim đã bị dừng chiếu giữa chừng) rất đáng báo động.

Trao đổi ngoài lề, TS Nguyễn Hữu Thức cũng cho rằng, chiến lược phát triển điện ảnh là cực kỳ khó khăn. Có những đơn vị cần, Nhà nước đã và tiếp tục đầu tư như Hãng phim Tài liệu KHTƯ để quay phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhưng có những đơn vị cần cổ phần hóa hoàn toàn, đơn vị nào cổ phần hóa nhưng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo 51%... Rồi việc thành lập tập đoàn điện ảnh, nhà nước khép kín các công đoạn sản xuất - phát hành và chiếu bóng – như ý kiến của ông Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh VN - cũng rất hay, nhưng liệu có nhận được sự đồng thuận cao từ các đơn vị sản xuất không và khi nhập vào, yếu tố con người là quan trọng nhất...

Bắt đầu từ việc nhỏ nhất

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cho biết, bộ cũng đã đề nghị thành lập 3 hội đồng tư vấn trên 3 lĩnh vực: Văn hóa, thể thao và du lịch với những quy chế, cơ chế sinh hoạt cụ thể, trong đó mảng điện ảnh nằm trong văn hóa.

TS Ngô Phương Lan - Phó Cục trưởng thường trực, phụ trách Cục Điện ảnh - cho rằng, công tác chấn hưng điện ảnh là rộng lớn và phức tạp, cần vạch ra những chiến lược cụ thể, nhưng nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất đến lớn nhất, và cần có sự đồng thuận cao của các đơn vị sản xuất phim. Từ việc thực thi Luật Điện ảnh ra đời từ 1.1.2007, đến khi sửa đổi và chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2009 để phù hợp với cam kết khi VN gia nhập WTO. Từ thay đổi tư duy duyệt các dự án làm phim (bộ phim trên giấy) chứ không còn là việc duyệt kịch bản nữa.

TS Ngô Phương Lan đưa ra dẫn chứng sự khó khăn khi phải lựa chọn các kịch bản đưa lên Cục Điện ảnh duyệt, vì nó không tập trung vào các mảng đề tài lớn và các mục tiêu cụ thể. Đã đến lúc phải đặt ra các mục tiêu, đề tài cụ thể cho từng năm để các nhà viết kịch bản định hướng cũng như các đơn vị sản xuất phim.

Việc tổ chức LHP quốc gia sắp tới tại Phú Yên là hoạt động hết sức quan trọng, nhân kỷ niệm 40 năm điện ảnh VN, phải làm sao khâu tổ chức chuyên nghiệp hơn, tránh để tình trạng “hội làng” như một số báo đã nêu, cũng như tính học thuật trong các hội thảo tổ chức tại LHP phải cao hơn.

 

                                                                       Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác

Khách tham quan tò mò và thích thù với trình diễn làm thuyền thúng của ngư dân Việt Nam. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ).
Nhà văn Ma Văn Kháng...
Không có hình ảnh
NSND Kim Vĩnh đã cống hiến cả đời mình cho cây sáo của dân tộc Mông.

Thúy Hằng, Thúy Hạnh ngồi ghế giám khảo Miss Teen 2011

Cặp cựu siêu mẫu một thời “làm mưa làm gió” trên các sàn diễn thời trang miền Bắc sẽ ngồi ghế giám khảo nhận xét các phần thi của 60 thí sinh tham gia Miss Teen 2011 khu vực miền Bắc.

Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam: Một cuộc "kiểm kê" di sản văn hóa

Nếu coi trang phục truyền thống là một di sản văn hoá cần bảo tồn, thì có thể gọi cuộc trình diễn trang phục các dân tộc VN được Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức từ ngày 28 - 30.11 tại Làng văn hoá, du lịch các dân tộc VN (Đồng Mô, HN) là một cuộc kiểm kê vốn di sản văn hoá để từ đó có hướng bảo tồn tốt hơn nét di sản này.

Hấp dẫn với cuộc thi ảnh “Giữ yêu thương cùng năm tháng”

Cuộc thi “Giữ yêu thương cùng năm tháng” đang dần đi đến hồi kết, nhưng “độ nóng” của cuộc thi ngày càng tăng, điều đó đã thể hiện sự quan tâm và đồng thuận rất lớn đối với tinh thần và ý nghĩa của cuộc thi, số lượng ảnh tăng mạnh trên các hạng mục...

Sắp triển lãm “Nghệ thuật Đông Sơn” tại Hà Nội

Công chúng Thủ đô sẽ được chiêm ngưỡng các cổ vật quý thời Đông Sơn và những hoạt cảnh lạ trên trống đồng như: người múa trên lưng voi, hoạt cảnh dài và đồ sộ về thuyền trong Triển lãm “Nghệ thuật Đông Sơn” diễn ra từ ngày 26/9 đến ngày 3/10, tại Hà Nội.

Chắp cánh cho giọng ca cá tính

Tuy tỏ ra không mấy sốt ruột với “thảm họa V-pop” nhưng thực tế các ca sĩ có thực lực, các nhạc sĩ giỏi nghề và những nhà sản xuất tâm huyết đang ngấm ngầm tạo nên cú lội ngược dòng cho thị trường nhạc Việt bằng chính nội lực cũng như những nguồn lực tích cực từ bên ngoài...

Hội thi “Giao tiếp khách hàng giỏi, năm 2011”

(HBĐT) - Trong 2 ngày 20- 21/9, Công ty Điện lực Hòa Bình đã tổ chức hội thi giao tiếp khách hàng giỏi năm 2011 với chủ đề “EVN NPC vì sự phát triển của cộng đồng”. Tham dự hội thi có 33 thí sinh của 11 Điện lực các huyện, thành phố trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục