Cảnh trong phim Huyền sử thiên đô.
“Lình xình” xung quanh vấn đề lên sóng hay cắt sóng khiến bộ phim Huyền sử Thiên đô thu hút được nhiều sự chú ý từ phía khán giả. Khoan nhắc đến chuyện người trong cuộc bức xúc ra sao khi gặp phải sự cố không mong muốn để bàn luận về một thể loại không mới của phim truyền hình Việt Nam: đề tài cổ trang.
Làm phim cổ trang: Khó và khổ
Với phong cách khá dễ dãi và hời hợt của phim truyền hình hiện nay thì không quá khó để hoàn thiện một bộ phim dài tập kiểu tâm lý xã hội. Chỉ cần kịch bản tàm tạm và dàn diễn viên ổn, trong đó có sự xuất hiện của một vàihotgirl thì phim sẽ nổi như cồn.
Nhắc đến đề tài cổ trang, người ta nghĩ ngay đến sự khác biệt lớn nhất chính là tạo hình nhân vật và đạo cụ dựng phim, “chất liệu” làm phim cổ trang tốn kém và phức tạp hơn những thể loại khác. Trong khi đó, điều kiện dựng phim cổ trang tại Việt Nam còn rất sơ sài, hầu như đều phải thuê hoặc nhập đạo cụ của nước ngoài. Bên cạnh vấn đề tìm nhà đầu tư thì những người làm phim cũng đau đầu vì không chắc đứa con tinh thần của họ có được dư luận đón nhận hay không.
không chỉ là bộ phim cổ trang đơn thuần, mà còn mang ý nghĩa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là sự trải nghiệm mới mẻ nhưng cũng đầy mạo hiểm của người trong cuộc. Mặc dù không “thuận buồm xuôi gió” nhưng tính đến thời điểm này, Huyền sử Thiên đô vẫn là một trong số rất ít phim cổ trang được khán giả dành những lời khen nhất định.
Trao đổi về vấn đề “Làm phim cổ trang khó như thế nào?”, diễn viên Công Dũng, người đảm nhiệm nhân vật Lý Công Uẩn trong Huyền sử Thiên đô cho biết: “Với tôi, Huyền sử Thiên đô là một trải nghiệm thú vị trong sự nghiệp diễn xuất. Đoàn làm phim thuê cả stylist và đội ngũ hóa trang của nước ngoài, họ chuyên về phim cổ trang nên có thể nói chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ. Nhắc đến thời điểm quay phim Huyền sử Thiên đô, chàng diễn viên tài năng vẫn còn chưa hết “ấn tượng”: Bộ phim này mang đến cho tôi rất nhiều cái gọi là lần đầu tiên, tôi được làm quen với những pha võ thuật phức tạp, tập cưỡi ngựa... trong điều kiện thời tiết nóng “kinh hoàng”, nhưng vì tiến độ công việc nên chúng tôi vẫn phải cố gắng.
|
Cần sự đầu tư dài hơi
Sau một thời gian lên sóng trên truyền hình, Huyền sử Thiên đô nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà chuyên môn, báo chí và khán giả bởi bối cảnh đẹp và thuần Việt, cách xây dựng nhân vật khá sát với lịch sử nhưng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn. Đây cũng là phản hồi tích cực để họ sản xuất những phần tiếp theo, tuy nhiên, theo đánh giá của người ngoài cuộc, họ khó vượt qua trở ngại về vấn đề tài chính do kinh phí sản xuất phim quá lớn, lên đến gần một tỷ đồng cho mỗi tập phim lịch sử, trong khi giá thành một tập phim hiện đại chỉ tầm 200 triệu đồng.
Tìm nguồn đầu tư dài hơi cho phim cổ trang không dễ chút nào trong khi các nhà đầu tư vẫn mải miết chạy theo xu hướng “dễ xem” khác. Xét một cách khách quan, phim cổ trang Việt Nam thực sự rất đáng xem và hơn hẳn những thể loại phim truyền hình dễ dãi. Tuy nhiên, thể loại phim “khó tính” này sẽ “bơi” đến đâu trong “bể” phim thị trường hiện nay?
Theo Báo SKĐS
Để đặt được dấu chấm cuối cùng cho cuốn tiểu thuyết "Đồng bạc trắng hoa xòe" là cả một quá trình vất vả, với 4 lần sửa chữa, viết lại từ chữ đầu đến chữ cuối gần một ngàn trang viết tay, sau khi nhận được những góp ý từ Nhà xuất bản Văn học. Tiểu thuyết "Đồng bạc trắng hoa xòe" mang lại cho nhà văn 6.000 đồng nhuận bút (so với mức lương 96 đồng của ông).
(HBĐT) - Trong những năm qua, tỉnh đã xây dựng được một đội ngũ viết văn khá hùng hậu, chững chạc về văn phong, bút pháp và từng bước định hình trong lòng độc giả. Nhiều tác giả văn xuôi thường xuyên có tác phẩm giới thiệu trên các trang báo Trung ương và địa phương như: Hà Trung Nghĩa, Triệu Văn Đồi, Bùi Minh Chức, Nguyễn Thu Hiền, Hoàng Nghĩa, Trần Hoàng... Đặc biệt, năm 2010, tập truyện ngắn của tác giả Triệu Văn Đồi được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tặng thưởng.
Khi nói tên ông, có thể nhiều người chưa biết Kim Vĩnh là ai, nhưng khi nghe tiếng sáo ù...u... trầm bổng với một giai điệu dân ca Mông quen thuộc trên đài phát thanh hoặc truyền hình Việt Nam thì hầu như cả nước đều biết đó là tiếng sáo Mông của người nghệ sĩ tài hoa - Kim Vĩnh.
Cặp cựu siêu mẫu một thời “làm mưa làm gió” trên các sàn diễn thời trang miền Bắc sẽ ngồi ghế giám khảo nhận xét các phần thi của 60 thí sinh tham gia Miss Teen 2011 khu vực miền Bắc.
Nếu coi trang phục truyền thống là một di sản văn hoá cần bảo tồn, thì có thể gọi cuộc trình diễn trang phục các dân tộc VN được Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức từ ngày 28 - 30.11 tại Làng văn hoá, du lịch các dân tộc VN (Đồng Mô, HN) là một cuộc kiểm kê vốn di sản văn hoá để từ đó có hướng bảo tồn tốt hơn nét di sản này.
Cuộc thi “Giữ yêu thương cùng năm tháng” đang dần đi đến hồi kết, nhưng “độ nóng” của cuộc thi ngày càng tăng, điều đó đã thể hiện sự quan tâm và đồng thuận rất lớn đối với tinh thần và ý nghĩa của cuộc thi, số lượng ảnh tăng mạnh trên các hạng mục...