(HBDT) - Hồi nhỏ nghe người lớn kháo nhau: đi chợ Mường Trại lạ lắm! Tôi mường tượng: đó là một mường xa khuất và hoang vắng lắm. Lán lều lúp xúp, kẻ mua, người bán eo xèo.

 

Chưa đầy 10 tuổi, tôi đã được bố cho đi chợ  bán cau. Với bộ quần áo nâu, chân đất gánh hai buồng cau, hai ống tay áo ướt sũng mồ hôi, nước mắt, qua Vật Mù - Đá Liền, vượt dốc Chằm Cun ra chợ Cò - Mường Trại. Sau này mới hay, Mường Trại còn có chợ Trung Mường, chợ Đầm Bối và chợ Gò Chói. Phiên chợ Mường Trại ngày ấy, kẻ  mua, người bán ít cò kè giá cả, họ nói với nhau tiếng Kinh lẫn tiếng Mường, nghe ríu ran, thân thiết như người cùng xóm, bản. Chợ là nơi trao đổi  hàng nông - lâm sản đổi lấy hàng bách hoá, hàng tiêu dùng như dầu đèn, thuốc lào, bánh, kẹo... giữ miền núi với đồng bằng. Hoá ra Mường Trại là vùng mường bên kia dốc Bụt - vùng mường dưới chân  núi  Vua Bà - gối  đầu lên núi Viên Nam và xa hơn là núi Ba Vì  uy nghi sừng sững, vắt trên vai làn mây trắng muốt như chiếc khăn bông thấm mồ hôi của lão nông hay bác thợ  làng nghề xứ Đoài. Những non xanh điệp trùng ấy đã chứng giám biết bao thăng trầm lịch sử nước nhà với khởi nghiệp đấu tranh giành  độc lập sau công nguyên Bắc thuộc lần thứ nhất (năm 40 - 43) của Hai Bà Trưng, cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp của Tổng Khiêm và Đốc Bang đầu thế kỷự thứ XIX. Trong dân gian còn truyền lại: Mường  Đủ  là nơi Hai Bà  tập kết quân sĩ,  Bai Voi là nơi voi Hai Bà xuống tắm. Những dãy núi ấy là khởi nguồn của những con suối, thác nước trắng xoá. Núi  càng cao, suối càng to, thác càng lớn. Nhưng núi phải có thảm  thực vật, cây cối bốn mùa tươi tốt mới nuôi sống dòng suối bốn mùa tuôn chảy. Để Mường Trại mãi mãi  đủ nguồn nước nuôi dòng suối Ngọc, suối Sao và bao dòng suối khác, người ta đã đưa  đất rừng ở cao độ cốt 100 trở lên của núi Vua Bà và núi Viên Nam vào vườn quốc gia Ba Vì để chăm sóc, quản  lý cho đất Mường Trại  dập dìu  du khách đến với du lịch  Suối Ngọc - Vua Bà, với thác Bạc - suối Sao... 

Mường Trại  trước năm 1960 là vùng ngoài của huyện Kỳ Sơn, sau đó là vùng bắc của huyện Lương Sơn và bây giờ là các xã vùng sâu của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Sau bao năm tôi mới có dịp trở lại, nhẩn nha  đi dọc tuyến đường Bãi Nai - Bai Réo để ngắm nhìn vùng đất Mường Trại, dẫu cho chỉ còn xã Yên Quang  ở lại với Kỳ Sơn. Không còn bóng dáng những mái nhà sàn  quen thuộc nơi chân núi, đất đã chia lô, chia khoảnh bởi những tường xây, những cây cau vua thay cho hàng cau  xưa  mà tôi  từng gánh gồng đi chợ . Mường Trại dù đi đâu về đâu  vẫn    cái gạch nối  giữa đồng bằng và miền núi, nơi giao thoa của xứ sở “Đẻ đất, đẻ Nước” với vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ  của châu Lang (vùng Mường) xưa  nhìn về phía thành Đại La, nơi mà Lý Thái Tổ ấp ủ  suốt một thời tuổi trẻ với bao nhục hình của quần thần nhà Tiền Lê nhằm can gián Người. Cuối cùng thì với chiếu dời đô nhà Lý từ Hoa Lư đã về với Đại La - Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội, với thủ đô nghìn tuổi bây giờ.

Để thực sự trở thành cửa ngõ của quê hương “Đẻ đất, đẻ Nước”, một dự án mới đã mở ra với Mường Trại - đó là dự án đường cao tốc tuyến Láng - Hoà Lạc nối dài tới TPHB. Ngày ấy người qua kẻ lại Mường Trại sẽ như dòng suối, dòng sông mùa lũ. Người xưa có câu “Rượu Mè, chè Đủ, tối ngủ Chằm Cun” chỉ còn là trong ký ức người già. Đó là câu chuyện: một chàng trai trong Mường xưa - như tôi bây giờ - ra Mường Trại  thăm bà con: buổi sáng cơm rượu Mường Mè, sau đó, bước thấp, bước cao  sang Mường Đủ uống nước và “túc tắc” về đến Chằm Cun thì trời đã tối, đành ngủ lại nhà dân. Bây giờ  dẫu có phải ngủ lại với Chằm Cun  đã có điện đường sáng trưng của nhà máy nước sạch Hà Nội, tìm đến nhà người quen cũng chẳng khó gì. Dưới sắc trời thu, tôi cứ lang thang dọc ngang Mường Trại mà ngẫm ngợi về một vùng đất vừa quen, vừa lạ, nơi lần đầu trong đời tôi tiếp cận với việc mua bán đang từng ngày, từng giờ  thay đổi, hội nhập.

 

 

                                                               Đinh Đăng Lượng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) trao chứng chỉ cho các học viên.

Thư viện tỉnh góp phần nâng cao văn hoá đọc cho người dân

(HBĐT) - Thư viện tỉnh hiện có trên 7,5 vạn bản sách, 67 loại báo, tạp chí. Hệ thống thư viện được xây dựng tại 11 huyện, thành phố. Mỗi năm phục vụ cho gần 8 vạn lượt bạn đọc trong tỉnh. Hệ thống thư viện tỉnh đã và đang tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong nhân dân.

Cặp Đôi Hoàn Hảo: Ai sẽ bị loại?

Đêm thi thứ ba – đêm quyết định cặp đôi nào sẽ bị loại của gameshow Cặp Đôi Hoàn Hảo sẽ diễn ra vào lúc 21h ngày 23-10-2011 tại NTĐ Nguyễn Du (TP.HCM) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3.

Chuyến lưu diễn “lịch sử” của dàn nhạc giao hưởng VN

Chuyến lưu diễn tại Mỹ của dàn nhạc giao hưởng VN sẽ diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 23.10 tại Nhà hát Carnegie Hall (New York) và 20 giờ ngày 24.10 tại Nhà hát Symphony Hall (Boston).

Việt Nam đoạt giải bạc Liên hoan xiếc Latina

Anh em nghệ sĩ Giang Quốc Cơ và Giang Quốc Nghiệp thuộc đoàn xiếc TP.HCM vừa đoạt giải bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế Latina lần thứ 13 được tổ chức từ ngày 13 đến 17-10 tại Ý với tiết mục Sức mạnh đôi tay.

Trúc Diễm lên đường dự thi Hoa hậu Quốc tế

Ngay sau khi được cấp phép trở thành đại diện chính thức của Việt Nam dự thi Hoa hậu Quốc tế năm nay, 8h sáng nay (20.10) người đẹp Trương Tri Trúc Diễm đã lên tới Thành Đô (Trung Quốc).

Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ I để lại dấu ấn tốt đẹp

(HBĐT) - Ngày 20/10, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng tỉnh lần thứ I. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BTC các sự kiện và lễ hội tỉnh năm 2011 chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục