Cảnh khách thập phương chen chúc lấy ấn của lễ hội khai ấn xuân Tân Mão - 2011 sẽ được xoá sổ?

Cảnh khách thập phương chen chúc lấy ấn của lễ hội khai ấn xuân Tân Mão - 2011 sẽ được xoá sổ?

“Năm nay, vào đêm 14 tháng giêng, nhà đền chỉ đóng những lá ấn đầu tiên để cúng tại các đền, còn khách thập phương được phát ấn từ 7h ngày 15 tháng giêng đến hết tháng giêng.

Ban tổ chức sẽ có những điểm phát ấn phù hợp để tránh cảnh chen chúc...” - bà Cao Thị Tính - Phó Chủ tịch UBND TP.Nam Định - khẳng định tại họp báo chiều 17.1 về lễ hội khai ấn đền Trần xuân Nhâm Thìn - 2012.

Phát ấn trong nửa tháng

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Xuân Hoạt - Trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp - cho biết: Kế hoạch tổ chức năm nay căn cứ vào đề án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định do Viện Văn hóa nghệ thuật VN phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Nam Định, UBND TP.Nam Định xây dựng.

Theo kế hoạch, trong ngày 14 tháng giêng: Từ 7h đến 20h30, khách thập phương vào lễ đầu năm tại đền; từ 21h40 đến 22h10 tổ chức lễ dâng hương do UBND TP chủ trì; từ 22h10 đến 23h tổ chức nghi lễ rước kiệu ấn do Hội Người cao tuổi, Mặt trận tổ quốc và đại diện nhân dân phường Lộc Vượng thực hiện.

Từ 23h đến 23h30, nhà đền thực hiện nghi lễ khai ấn và mời đại diện nhân dân chứng kiến lễ khai ấn tại nội cung đền Thiên Trường. Từ 23h30 trở đi, khách thập phương tiếp tục vào lễ. Việc phát ấn sẽ tiến hành từ 7h ngày 15 tháng giêng cho đến hết tháng giêng tại 3 nhà giải vũ và phía trước nhà trưng bày truyền thống đền Trùng Hoa do Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi phường Lộc Vượng thực hiện.

Trả lời câu hỏi của giới báo chí, tại sao Bộ VHTTDL đã thống nhất lễ hội chỉ do nhà đền tổ chức, tại sao UBND thành phố còn chủ trì, bà Cao Thị Tính cho biết, thành phố chỉ giữ vai trò phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban thành phố, đảm bảo an toàn cho lễ hội, còn việc tổ chức lễ khai ấn vẫn do nhà đền thực hiện theo nghi lễ truyền thống.

Ấn bằng giấy

Một điểm khác nữa tại lễ khai ấn năm nay chỉ được làm bằng giấy, trong khi những năm trước, ấn được làm bằng vải. Bà Tính cho biết sự thay đổi này là do từ xa xưa đã duy trì đóng dấu ấn bằng giấy.

Qua thực hiện hội thảo với Viện Văn hóa nghệ thuật và UBND thành phố thì đại đa số ý kiến cho rằng nên trở về với ấn truyền thống làm bằng giấy. Về số lượng ấn, bà Tính nói không thể ấn định bao nhiêu lá ấn mà sẽ phục vụ tối đa cho khách thập phương. Nếu đưa 10.000 đồng mà không được phát ấn thì khiếu nại ai?

Với câu hỏi trên, bà Tính cho rằng: Nhà đền không đặt vấn đề là phải có tiền thì mới có ấn. Đây là sự tùy tâm. Nếu trong trường hợp trên, khách thập phương có thể khiếu nại các cụ cao tuổi nhà đền, của phường Lộc Vượng. “Tất cả kinh phí thu được từ nhà đền đều được công khai và nộp về Kho bạc Nhà nước và có sự kiểm tra của Phòng Kế hoạch tài chính thành phố”- bà Tính cho biết.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phủ Toàn quyền Đông Dương xưa, nay là Phủ Chủ tịch. (Ảnh tư liệu)
Lãnh đạo Sở VH- TT & DL trao bằng khen của Bộ VH, TT & DL cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong năm qua.

Góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng NVH xóm, bản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005-2010, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo được 1.380 NVH trên tổng số 2.023 xóm, bản với tổng kinh phí 93.980 triệu đồng.

Lương Sơn có 16.940 hộ gia đình văn hoá

(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, MTTQ huyện Lương Sơn đã tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh phòng - chống tội phạm, ma túy, mại dâm, thực hiện ATGT đường bộ, vệ sinh môi trường gắn với thực hiện các nội dung, tiêu chí của cuộc vận động.

Cúng Táo quân- văn hóa và chưa văn hóa

(HBĐT) - Hàng năm, đúng ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời báo cáo những công việc đã làm được trong năm những gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng cá chép. Đây là một tập tục đẹp đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên, đằng sau tính nhân văn ấy vẫn còn những điều đáng bàn.

Đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2012 có nhiều nét mới

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết, nét mới tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2012 là lễ rước kiệu của các xã vùng ven về Khu di tích lịch sử Đền Hùng có sự tham gia của các đoàn Ngoại giao, đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Sài Gòn có phố ông đồ

Nhiều cung đường tại TP.HCM được thiết kế độc đáo, lạ mắt để đón tết.

“Thiên mệnh anh hùng”- món mới cho mùa phim Tết 2012

Không phải là những bộ phim hài, tình cảm lãng mạn hay phim ma bí ẩn, “Thiên mệnh anh hùng”- bộ phim sẽ ra mắt ngày 20.1.2012 là một phim hành động võ hiệp có tính giải trí cao. Với sự ra đời của “Thiên mệnh anh hùng”, khán giả Việt Nam có thêm một thực đơn giải trí mới cho mùa phim Tết 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục